[ GIẢI ĐÁP ] Bị giang mai khi mang thai có sao không & cách khắc phục hiệu quả

May 14, 2021
Bệnh Xã Hội
Mục lục chính [Ẩn]

    Bị giang mai khi mang thai có sao không, mẹ bị giang mai sinh con có bình thường không. Có thể thấy, bệnh giang mai là mối nguy hiểm cho không chỉ bà bầu, thai bị mà kể cả những người khỏe mạnh cũng có nguy cơ gặp nhiều biến chứng. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết rõ hơn khi mắc bệnh giang mai khi mang thai.

    Bệnh giang mai có lây nhiễm sang thai nhi không?

    Theo con số thống kê năm 2010, số người mắc bệnh giang mai ở bệnh viện Da liễu là 782 người thì đến năm 2018 đã tăng lên 5.325 người. Con số ngày là hồi chuông cảnh báo số lượng người mắc bệnh giang mai đang không ngừng tăng lên, có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Đa số mọi người đều cho rằng bệnh giang mai chủ yếu lây qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn. Nhưng không biết rằng, căn bệnh này có thể lây khi tiếp xúc gián tiếp nếu dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh đặc biệt là lây từ mẹ sang con ở phụ nữ mang thai.

    Phụ nữ mang thai lây bệnh giang mai như thế nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ đang mang thai có thể xuất hiện một số các triệu chứng lâm sàng nhưng đặc điểm khó phát hiện.

    Qúa trình lây bệnh cho thai nhi có thể ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh giang mai nhất là ở tháng thứ 4 và tháng thứ 5 của thai kỳ. Điều này là bởi ở giai đoạn này nhay thai cho phép máu của người mẹ dễ dàng trao đổi với máu của thai nhi, điều này tạo cơ hội giúp xoắn khuẩn giang mai dễ dàng tấn công qua mạch máu rốn và lây bệnh.

    Ngoài ra, bệnh giang mai ở mẹ bầu còn có thể lây nhiễm bệnh giang mai cho con mình khi người mẹ sinh con bằng đường âm đạo. Trẻ sơ sinh tiếp xúc với máu và dịch nhầy ở âm đạo trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

    Tìm hiểu: Bị giang mai khi mang thai có sao không?

    Trẻ nhỏ bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh do người mẹ bị mắc bệnh có thể bị dưới nhiều thể khác nhau: thể bẩm sinh sớm và bẩm sinh muộn. Ở mỗi mức độ bệnh nặng hoặc nhẹ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Vậy bị giang mai khi mang thai có sao không?

    Biến chứng bệnh giang mai không được điều trị là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch và tổn thương da dạng u hạt. Bệnh giang mai có thể ảnh hưởng đến cả bà mẹ và thai nhi. Do đó những biến chứng bệnh giang mai khi mang thai có thể được kể đến như:

    1. Ảnh hưởng đến bà mẹ mang thai

    Ở bà mẹ mang thai khi mắc bệnh giang mai không sớm điều trị có thể gây ảnh hưởng cho bản thân và cho cả em bé ở trong bụng. Giang mai có thể gây ra nhiều biểu hiện và tổn thương ở khắp cơ thể tùy theo diễn tiến bệnh. Các biến chứng mà bạn có thể đối mặt như:

    Nguy cơ sinh non: Khi mang thai từ 6 đến 8 tuần, xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào cơ thể của thai nhi cũng như cơ quan nội tạng, điều này sẽ khiến thai nhi chết lưu, dễ bị sinh non.

    Nguy cơ bị sảy thai: thường gặp khi giai đoạn mang thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai có thể khiến bà bầu bị viêm động mạch, tắc động mạch, nhau thai cũng bị hoại tử sẽ làm thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng, nguy cơ bị sảy thai rất cao.

    Nguy cơ thai bị lưu: Với những trường hợp chị em phụ nữ đến ngày sinh con sẽ có nguy cơ cao thai nhi bị chết lưu trước khi sinh thậm chí chết trong quá trình sinh nở. Thống kê cho thấy tỉ lệ này chiếm khoảng 8%.

    2. Ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

    Nếu bạn đang lo lắng bị giang mai khi mang thai có sao không thì cần rất chú ý vì bệnh giang mai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn khiến em bé trong bụng đối mặt với nhiều rủi ro.

    Một số trẻ sơ sinh có biểu hiện bệnh giang mai khi vừa mới sinh ra, còn lại đa số trẻ có biểu hiện sau 2 tuần hoặc sau 3 tháng mắc bệnh. Trẻ sơ sinh bị mắc bệnh giang mai sẽ có những triệu chứng như: vàng da, thiếu máu, sưng gan, sưng lá lách...

    Với những trẻ bị mắc bệnh giang mai cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Cần lưu ý có nhiều trẻ ở giai đoạn sơ sinh không có triệu chứng nhưng đến khi trẻ lớn hơn ở tuổi vị thành niên thì các triệu chứng sẽ nguy hiểm, ảnh hưởng đến xương khớp, não bộ, răng lợi, mắt, tai.

    Sau 6 tháng sau khi sinh nếu trẻ bị mắc bệnh giang mai thì có thể gặp phải biến chứng viêm xương và sụn: xương to, đầu xương, ảnh hưởng đến quá trình vận động thậm chí có thể dẫn đến liệt.

    Điều trị bệnh giang mai khi mang thai

    Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai nếu mắc sẽ cần điều trị theo một phác đồ riêng, tùy thuộc tình trạng và mức độ bệnh bạn đang mắc. Điều trị bệnh giang mai giai đoạn này ưu tiên sử dụng thuốc penicillin dạng tiêm.

    1. Chữa bệnh giang mai mang thai giai đoạn sớm:

    • Ở tam nguyệt cá thứ nhất và tam nguyệt cá thứ hai: Sử dụng thuốc Benzathine penicillin 2.4 triệu đơn vị IM liều duy nhất
    • Ở tam nguyệt cá thứ nhất và tam nguyệt cá thứ ba: Sử dụng thuốc Benzathine penicillin 2.4 triệu đơn vị IM dùng 2 liều 1 tuần.

    Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Procaine penicillin G 600,000 đơn vị IM duy trì trong vòng 10 ngày

    Nếu bạn bị dị ứng với Benzathine penicillin sẽ cần sử dụng Amoxycillin 500mg và probenecid 500mg. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Azithromycin 500mg hoặc Erythromycin 500mg.

    2. Điều trị bệnh giang mai giai đoạn trễ:

    • Sử dụng Benzathine penicillin 2.4 triệu đơn vị IM mỗi tuần trong 2 tuần
    • Sử dụng Procaine penicillin 600,000 đơn vị IM mỗi ngày trong 17 ngày

    Nếu dị ứng với Benzathine penicillin sẽ cần sử dụng Amoxycillin 2g mỗi ngày uống 3 lần và probenicid 500mg uống 4 lần mỗi ngày, dùng duy trì trong vòng 28 ngày.

    3. Điều trị giang mai thần kinh ở phụ nữ mang thai

    • Sử dụng Procaine penicillin 1.8–2.4 triệu đơn vị IM mỗi ngày và probenecid 500mg uống 4 lần một ngày trong 17 ngày
    • Sử dụng Benzyl penicillin 3–4 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch mỗi 4 giờ một ngày trong 17 ngày.

    Nếu dị ứng với Benzathine penicillin Amoxycillin 2g mỗi ngày uống 3 lần và probenicid 500mg uống 4 lần mỗi ngày, dùng duy trì trong vòng 28 ngày.

    Phòng ngừa giang mai khi mang thai như thế nào?

    Bệnh giang mai nếu không được thăm khám và điều trị hiệu quả hoặc chỉ khám qua loa sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng: sinh non, đa ối, thai nhi bẩm sinh, thai nhi đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn thai phụ cần chú ý đến những lưu ý dưới đây;

    • Trước khi mang thai cần khám và làm các xét nghiệm loại trừ mắc bệnh đề phòng nguy cơ mắc bệnh mà không biết. Xét nghiệm bệnh giang mai được thực hiện dễ dàng, không tốn nhiều chi phí.
    • Khi quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su, không quan hệ với những bạn tình mới mà chưa biết rõ về đời sống hôn nhân
    • Thực hiện khám thai nhi định kỳ nhất là trong vòng 18 tuần đầu tiên của thai kỳ
    • Thực hiện xét nghiệm máu trong vòng ít nhất 3 lần trong thai kỳ: lần 1 vào tuần thứ 4, lần 2 vào tháng thứ 6 và tuần ba vào tháng thứ 9.

    Với những trường hợp chị em đang mang thai phát hiện mắc bệnh giang mai cần tuân thủ theo sự hướng dẫn điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý thay đổi phác đồ điều trị.

    Trên đây là những giải đáp của bác sĩ chuyên khoa về thắc mắc bị giang mai khi mang thai có sao không cũng như phác đồ điều trị khi mắc bệnh giang mai. Qua thông tin này hy vọng mẹ bầu sẽ biết những biến chứng của bệnh giang mai để có kế hoạch phòng bệnh hiệu quả.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bác sĩ CKII Ngô Việt Thành

    Chuyên khoa: Ngoại - Tiết niệu

    Chức vụ

    - Bác sĩ chuyên khoa I Ngoại - Tiết niệu tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    - Phó Khoa Ngoại - Bệnh viện Phổi Trung ương

    Sở trường chuyên môn

    - Bác sĩ Ngô Việt Thành đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý điển hình như

    - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục,...

    - Bệnh nam khoa: Xuất tinh sớm, suy giảm chức năng sinh dục, rối loạn cương dương, các bệnh về bao quy đầu, tinh hoàn, các bệnh về tuyến tiền liệt…

    - Chẩn đoán và điều trị vô sinh ở nam giới, có rất nhiều bệnh nhân đã được chữa trị và có thể sinh con một cách tự nhiên.

    - Không chỉ có một nền tảng kiến thức y học sâu sắc, nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh tiết niệu và sinh dục nam, bác sĩ Thành cũng thường xuyên tham gia các hội thảo, các lớp tập huấn, nghiên cứu khoa học, hợp tác và trao đổi kỹ thuật với các chuyên gia y học tại Angola nhằm thăm khám và điều trị hiệu quả, tích cực cho từng trường hợp bệnh nhân.

    - Với kỹ năng chẩn đoán và điều trị bệnh linh hoạt, chính xác bằng con mắt và đôi tay “trong nghề” bác sĩ luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi tìm ra những phương pháp chẩn đoán và điều trị khoa học

    Thành tích đạt được

    Trong những năm tháng sống và làm việc tại Cộng hòa Angola, bác sĩ Thành luôn được nhận bằng khen “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong việc thăm khám và điều trị, phẫu thuật các bệnh liên quan đến lĩnh vực nam khoa, ngoại – tiết niệu.

    - Năm 1998: bác sĩ Thành bảo vệ thành công đề tài cấp quốc gia: “Phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa”

    - Năm 2002: bác sĩ Thành bảo vệ thành công đề tài cấp quốc gia “Phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi”

    - Năm 2012: bác sĩ Thành bảo vệ thành công đề tài cấp tỉnh: “Sâm Xuân Dược điều trị rối loạn cương dương”.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status