[ GIẢI ĐÁP ] Các cấp độ trĩ ngoại và cách điều trị theo từng giai đoạn

January 21, 2022
Bệnh Trĩ
Mục lục chính [Ẩn]

    Các cấp độ trĩ ngoại được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Tùy thuộc từng cấp độ, bác sĩ chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp. Tuy nhiên, dù ở cấp độ nào, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan. Cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng.

    4 cấp độ bệnh trĩ ngoại bạn cần biết

    Bệnh trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức các búi tĩnh mạch trĩ. Trĩ ngoại hình thành khi các khoang tĩnh mạch trĩ nằm bên ngoài hậu môn phồng to, búi trĩ hình thành rìa hậu môn, bọc ngoài búi trĩ ngoại là da. Rất nhiều người thắc mắc, các cấp độ trĩ ngoại có biểu hiện như thế nào?

    Trước tiên, mọi người cần biết theo y học trĩ ngoại không được chia thành các cấp độ như trĩ nội. Trĩ ngoại được chia theo mức độ từ nhẹ đến nặng thông qua biến chứng. Tuy nhiên, trong nội dung dưới đây, chúng tôi tạm chia cấp độ bệnh trĩ ngoại từ 1 đến 4 để mọi người dễ hình dung, dễ hiểu.

    Trĩ ngoại độ 1. Hình thành búi trĩ

    Độ 1 là cấp độ nhẹ của bệnh trĩ ngoại. Giai đoạn này, bệnh nhân có thể khắc phục giảm triệu chứng bằng chế độ ăn uống phù hợp, sinh hoạt khoa học.

    Triệu chứng:

    • Búi trĩ kích thước bằng hạt ngô
    • Hậu môn sưng đỏ, ẩm ướt, ngứa ngáy
    • Búi trĩ màu hồng nhạt, hơi đỏ, có thể sờ được, cộm khi ngồi
    • Chảy máu khi đại tiện nhưng lượng không nhiều

    Cấp độ 2. Búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn

    Trong các cấp độ trĩ ngoại, giai đoạn 2 không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh nhanh chóng có kế hoạch điều trị và phòng ngừa hiệu quả để triệu chứng không nặng thêm.

    Triệu chứng:

    • Búi trĩ phát triển thành đám rối tĩnh mạch ngoằn ngoèo ở lỗ hậu môn
    • Hậu môn sưng tấy, ngứa, khó chịu, đau rát khi đại tiện
    • Búi trĩ kích thước lớn nên người bệnh cảm giác vướng, cộm
    • Búi trĩ tiết dịch ẩm ướt, tăng nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử hậu môn

    Cấp độ 3. Tắc nghẹt búi trĩ

    Giai đoạn 3, mức độ bệnh khá nghiêm trọng. Lúc này, việc điều trị cần tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ để tránh biến chứng khó lường.

    Triệu chứng:

    • Búi trĩ phát triển to hơn cấp độ 2, có thể gây tắc nghẽn lỗ hậu môn
    • Ma sát với quần lót hoặc phân khi đại tiện, gây đau, tăng nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ
    • Hình thành cục máu đông trong búi trĩ, dẫn tới bệnh trĩ huyết khối, đau dữ dội

    Trĩ ngoại cấp độ 4. Nhiễm trùng búi trĩ

    Trong các cấp độ trĩ ngoại, giai đoạn 4 cực kỳ nguy hiểm. Nếu không điều trị, dẫn tới nhiều biến chứng khó lường: Áp-xe hậu môn, rò hậu môn, ung thư hậu môn – trực tràng.

    Triệu chứng:

    • Búi trĩ kích thước to, sưng tấy, chảy dịch, viêm nhiễm, có mùi hôi, đau đớn
    • Người bệnh chảy nhiều máu, máu thành tia khi đại tiện, thậm chí ngồi xổm hoặc vận động mạnh cũng chảy máu
    • Mất nhiều máu khiến bệnh nhân chóng mặt, mệt mỏi, da tái nhợt
    • Đau dữ dội vùng hậu môn

    Tìm hiểu 4 cấp độ bệnh trĩ ngoại là cách tốt nhất giúp bệnh nhân chủ động có kế hoạch khắc phục kịp thời và phù hợp. Thực tế, bệnh trĩ ngoại sẽ được điều trị khỏi nếu phát hiện sớm từ giai đoạn đầu cũng như có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

    Mức độ tác hại của bệnh trĩ ngoại

    Thông qua các cấp độ trĩ ngoại, mọi người đã biết căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm. Nếu không chủ động điều trị sớm, điều trị đúng phương pháp theo phác đồ của bác sĩ. Bệnh nhân phải đối mặt nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm sau:

    1. Thiếu máu

    Chảy máu hậu môn khi đại tiện do bệnh trĩ ngoại gây ra nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh thiếu máu trầm trọng, chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể,...

    2. Viêm nhiễm hậu môn

    Trĩ ngoại nằm ngoài hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập, phát triển gây viêm nhiễm hậu môn và khu vực xung quanh.

    3. Suy giảm ham muốn tình dục

    Hậu môn đau đớn khó chịu khiến người bệnh không còn hứng thú “chuyện yêu”, giảm ham muốn, lãnh cảm “chuyện chăn gối”. Từ đó, nguy cơ đe dọa hạnh phúc gia đình rất cao.

    4. Nhiễm trùng máu

    Các cấp độ trĩ ngoại ở mức độ nặng sẽ gây tắc nghẽn hậu môn, khiến máu không được lưu thông. Nguy cơ hoại tử hậu môn, nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng.

    5. Phát sinh nhiều bệnh khác

    Bệnh trĩ không được điều trị hoặc chữa không đúng cách dẫn tới nhiều bệnh lý ở khu vực hậu môn trực tràng khác: Nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, áp-xe hậu môn,...

    6. Ung thư trực tràng

    Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của trĩ ngoại, đến lúc này, việc điều trị gần như không có kết quả, đe dọa trực tiếp tính mạng con người.

    7. Viêm nhiễm phụ khoa

    Hậu môn và âm đạo nữ gần nhau, nếu chị em bị trĩ ngoại, vi khuẩn ở hậu môn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo gây bệnh viêm phụ khoa, đe dọa sức khỏe sinh sản phái đẹp.

    Cần làm gì khi mắc bệnh trĩ ngoại ?

    Khi nắm rõ các cấp độ trĩ ngoại, bệnh nhân có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc mức độ bệnh. Tuy nhiên, nếu điều trị tại nhà không khỏi, cần đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn biến chứng nặng thêm.

    1. Chữa trĩ ngoại tại nhà bằng nội khoa

    Trường hợp trĩ mức độ nhẹ, cấp độ 1, việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể cải thiện triệu chứng trong thời gian 2 – 7 ngày. Người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ như: Rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,... giúp mềm phân, hạn chế nguy cơ táo bón, cải thiện triệu chứng trĩ.

    Thuốc bôi trĩ ngoại có hiệu quả không? Ưu điểm của thuốc là giảm đau, chống viêm, làm bền chắc tĩnh mạch.

    Khuyến cáo: Tuy nhiên, cách chữa tại nhà bằng thuốc và chế độ ăn uống chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng khi bệnh ở giai đoạn đầu. Trường hợp nặng, thuốc hoàn toàn không có tác dụng. Thêm nữa, nhiều trường hợp sử dụng thuốc còn khiến triệu chứng trầm trọng thêm. Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều lượng thuốc. Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ chuyên môn.

    2. Điều trị bệnh trĩ bằng ngoại khoa

    Trường hợp các cấp độ trĩ ngoại ở mức độ nặng, bệnh nhân cần đi thăm khám bác sĩ tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng. Nếu đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, người bệnh hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là đơn vị y tế chuyên khoa chữa bệnh trĩ số 1 Hà Nội. Nhận được nhiều phản hồi tích cực của bệnh nhân, sự đánh giá cao của giới chuyên môn.

    Phương pháp điều trị bệnh trĩ của phòng khám: Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

    Ưu điểm:

    • Hạn chế tình trạng bỏng các tổ chức mô lành
    • Hạn chế đau đớn và chảy máu
    • Thời gian hồi phục vết thương nhanh chóng
    • Hạn chế tình trạng biến chứng và tái phát
    • Không để lại sẹo xấu sau thủ thuật
    • Đặc biệt, thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thanh lọc, tiêu viêm, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...

    Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại

    Đối với các cấp độ trĩ ngoại, nếu không có kế hoạch phòng ngừa phù hợp, giai đoạn nhẹ sẽ chuyển nặng, dẫn tới biến chứng khó lường. Bệnh nhân cần chú ý các vấn đề sau:

    • Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống: Rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,...
    • Uống nhiều nước: Từ 8 – 10 cốc nước/ngày giúp mềm phân, chống táo bón,...
    • Tập thể dục: Bơi lội, đi bộ mỗi ngày,... tăng cường lưu thông máu và nhu động ruột.
    • Đại tiện khi cần: Đi đại tiện khi mỏi, tuyệt đối không nhịn đại tiện,... sẽ gây áp lực cho hậu môn, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
    • Hạn chế ngồi đại tiện quá lâu: Ngồi đại tiện quá lâu có thể làm giãn tĩnh mạch hậu môn. Vì vậy, không sử dụng điện thoại, đọc sách khi đại tiện.

    Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết các cấp độ trĩ ngoại cũng như biến chứng nguy hiểm của bệnh. Điều quan trọng, bệnh nhân chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi triệu chứng mới khởi phát. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Trịnh Tùng

    Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần. Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng có gần 20 năm công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn, 8 năm công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương.

    Hiện tại TS. Bác sĩ Trịnh Tùng đang phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (ở 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    Tại phòng khám, bác sĩ Trịnh Tùng đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng về thăm khám, tư vấn, chữa bệnh:

    • Tư vấn các bệnh lý về tiêu hóa, hậu môn trực tràng, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị hiệu quả, cách phòng ngừa và tái phát.
    • Thăm khám lâm sàng trực tiếp cho người bệnh và chỉ định các xét nghiệm, nội soi hậu môn nhằm đưa ra kết luận chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
    • Trực tiếp điều trị và phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Bệnh Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…
    • Chăm sóc hỗ trợ người bệnh sau điều trị

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status