Chữa bệnh trĩ ngoại không cần phẫu thuật là vấn đề nhận được sự quan tâm từ đông đảo mọi người. Nếu không được điều trị sớm, trĩ ngoại sẽ gây nhiều biến chứng đối với sức khỏe, tuy nhiên do tâm lý sợ đau, sợ tốn tiền nên không ít người tìm kiếm cách chữa bệnh không xâm lấn. Vấn đề này sẽ được các chuyên gia phân tích kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.
Chữa bệnh trĩ ngoại không cần phẫu thuật có được hay không ?
Chữa bệnh trĩ ngoại không cần phẫu thuật liệu có khả thi? Theo các bác sĩ chuyên khoa, không phải ai bị trĩ cũng nhất thiết phải mổ. Phẫu thuật thường được xem là lựa chọn cuối cùng khi mà sử dụng thuốc nội khoa không mang lại hiệu quả, hoặc những trường hợp mắc bệnh trĩ quá nặng.
Dù không phải lúc nào cũng giải thích rõ ràng được nguyên nhân, một số yếu tố có thể thúc đẩy bệnh trĩ hình thành như: chứng táo bón, tiêu chảy kéo dài, phụ nữ thai nghén, chế độ sinh hoạt, ăn uống không phù hợp làm kích thích áp lực xuống ổ bụng và hậu môn,…
Phẫu thuật trĩ có cần thiết hay không còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh lý ra sao. Theo đó, dưới đây các giai đoạn chính của trĩ ngoại mà bạn cần biết:
- Trĩ ngoại không biến chứng: Búi trĩ thường nằm ở rìa hậu môn, không xuất hiện máu đông, chỉ gây vướng víu, đôi khi khiến người bệnh thấy ngứa rát.
- Trĩ ngoại biến chứng: Búi trĩ dưới đường lược hậu môn bị nhiễm trùng, lở loét hoặc tắc mạch tạo thành trĩ huyết khối, kèm theo cảm giác đau nhức và chảy máu nhiều.
Có những cách gì để chữa bệnh trĩ ngoại không cần phẫu thuật?
Các phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại không cần phẫu thuật có thể được áp dụng đối với những trường hợp trĩ đang ở giai đoạn đầu, các triệu chứng chưa ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống, tâm sinh lý của người bệnh. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và tình hình sức khoẻ của từng người bệnh, các bác sĩ sẽ quyết định đề xuất phương pháp điều trị khác nhau:
1. Điều trị bằng thuốc tây
Hiện nay, trên thị trường có không ít loại thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả, đem lại hiệu quả cao, không gây đau đớn, được bào chế dưới nhiều hình thức như sau:
- Thuốc bôi mang tác dụng chính là giảm đau, hạn chế viêm nhiễm, tiêu viêm, hỗ trợ làm lành vết thương. Trong trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại nhưng kèm theo nứt kẽ hậu môn, bạn cần tránh sử dụng những sản phẩm thuốc bôi để hạn chế tổn thương hoặc nhiễm trùng, khiến tình trạng bệnh phức tạp hơn.
- Thuốc uống có công dụng giúp làm giảm, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại. Đối với trường hợp các búi trĩ chưa biến chứng, thuốc này sẽ hỗ trợ co thành mạch, đẩy nhanh quá trình chữa trị trĩ. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc đúng liều lượng để đạt được kết quả khả quan.
- Thuốc dạng viên đặt hậu môn có khả năng làm thuyên giảm các cơn đau rát cho người mắc bệnh trĩ ngoại. Tuy vậy, loại thuốc này dễ gây ra sự khó chịu ở vùng hậu môn, nhất là đối với những người chưa từng hoặc ít khi sử dụng loại thuốc này.
2. Thủ thuật chữa bệnh trĩ
Thay vì phẫu thuật cắt trĩ xâm lấn, người bị bệnh trĩ ngoại có thể tham khảo các hình thức thủ thuật ngoại khoa dưới đây:
Thắt trĩ vòng cao su :
Với thủ thuật này, bác sĩ dùng một dây cao su chuyên dụng, thắt búi trĩ để tạo thành một lớp sẹo xơ dính, chỉ khoảng 3-4 ngày sau thì tổ chức trĩ ngoại được loại bỏ khỏi vùng hậu môn.
Tuy nhiên phương pháp này ít được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích áp dụng vì dễ mang lại cảm giác khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Một điểm yếu nữa của thủ thuật là vị trí thắt búi trĩ có thể phát sinh tình trạng nhiễm trùng, chảy máu, khi đó các bác sĩ bắt buộc phải đưa ra phương án khác để xử lý.
Tiêm xơ búi trĩ :
Chích xơ búi trĩ là một phương pháp tiến hành tiêm thuốc có tác dụng xơ hóa mạch máu nuôi búi trĩ, khiến tình trạng bệnh ngừng tiếp diễn, búi trĩ cũng dần tự teo đi. Thủ thuật này có tỷ lệ thành công tương đối cao nhưng thường gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Sau điều trị, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hại đối với sức khoẻ và cả tính mạng như nhiễm trùng huyết, hoại tử hậu môn, xơ vữa động mạch… Chính vì lẽ đó, phương pháp tiêm xơ búi trĩ cần được thực hiện bằng thao tác chính xác bởi các bác sĩ có tay nghề kỹ thuật cao và trình độ chuyên môn phong phú.
Mách bạn địa chỉ chữa bệnh trĩ hiệu quả mà không cần phẫu thuật
Theo các chuyên gia, nếu chữa bệnh trĩ ngoại không cần phẫu thuật mà điều trị bằng phác đồ nội khoa thì chỉ mang lại tác dụng đối với trường búi trĩ cấp tính, kích thước nhỏ, chưa bị chảy máu hay viêm nhiễm.
Để việc điều trị bệnh trĩ ngoại đạt kết quả khả quan, điều cần thiết là phải can thiệp vào búi trĩ bằng các thủ thuật như tiêm xơ, áp lạnh, thắt vòng cao su, đốt laser, hoặc những phương thức phẫu thuật cắt bỏ và thắt tĩnh mạch búi trĩ.
Thăm khám và chữa trị bệnh trĩ ngoại là một trong những lĩnh vực chuyên môn được đánh giá cao của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Những trường hợp bệnh nhân mắc trĩ ngoại ở mức độ nặng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp HCPT II.
Phương pháp này không sử dụng đến dao kéo nên không gây ra cảm giác đau đớn cho bệnh nhân như nhiều phẫu thuật cắt búi trĩ cổ điển. Bên cạnh việc áp dụng HCPT II để chữa bệnh trĩ, Phòng khám cũng điều trị trĩ ngoại hiệu quả bằng các phương pháp hiện đại không kém như PPH II, khâu treo triệt mạch trĩ THD.
Mặt khác, thực tế thì điều trị thủ thuật không phải là tất cả, đây chỉ là một mắt xích trong phác đồ tổng thể, bởi sau đó việc phục hồi chức năng hậu môn và ngăn chặn tái phát là rất quan trọng. Chính vì vậy, các bác sĩ của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cũng khuyên bạn nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt tại nhà để đạt được hiệu quả chữa khỏi bệnh trĩ:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vào khẩu phần hàng ngày các loại rau xanh, củ quả, trái cây giúp cung cấp chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa, nhuận tràng, kiêng ăn đồ cay nóng, dầu mỡ để tránh bị táo bón.
- Ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức; tăng cường vận động, tập các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ…
- Mỗi ngày bạn nên cố gắng uống đủ 2 lít nước để hỗ trợ cơ thể lưu thông máu và bài tiết.
- Chỉnh lại tư thế ngồi để giảm áp lực lên vùng hậu môn, cũng như hạn chế ngồi xổm hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Hình thành thói quen đi đại tiện hợp lý, cố định một khung giờ, không đi đại tiện quá lâu không rặn quá mạnh, tránh sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh.
- Khi gặp tình trạng táo bón cần sử dụng thuốc tiêu hóa, nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ, không nên để tình trạng này tiếp diễn dài ngày sẽ ảnh hưởng đến hậu môn và khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng nước ấm, nhẹ nhàng vệ sinh hậu môn hàng ngày, nhất là sau khi đi đại tiện để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Vừa rồi là những phân tích về chữa bệnh trĩ ngoại không cần phẫu thuật với hy vọng có thể giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào khác, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn 0243.9656.999.