Cách chữa trĩ ngoại độ 1 là vấn đề đang được rất nhiều người tìm kiếm hiện nay. Bệnh trĩ ngoại không được phát hiện và điều trị sớm từ đầu có thể gây tắc mạch, sa nghẹt, ảnh hưởng đến chức năng đại tiện và cả sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, việc thăm khám sớm và có cách chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 phù hợp giúp bệnh nhân khỏi bệnh, ngừa tái phát tốt nhất.
Tổng quan về bệnh trĩ ngoại độ 1
Bệnh trĩ ngoại độ 1 là một loại bệnh trĩ thường gặp hiện nay. Bệnh xảy ra do sự căng giãn quá mức của tổ chức đám rối tĩnh mạch hậu môn, từ đó hình thành các búi trĩ gây sưng đau, viêm nhiễm tại vùng hậu môn.
Khác với bệnh trĩ nội, với trĩ ngoại thì các búi trĩ có thể dễ dàng nhận biết vì chúng được hình thành phía dưới đường lược, thậm chí xung quanh các nếp gấp hậu môn. Không những vậy, triệu chứng bệnh trĩ ngoại cũng gây đau nhức rõ ràng hơn.
Cách chữa trĩ ngoại độ 1 cần thiết phải tiến hành sớm bởi dù mới chỉ là mức độ nhẹ, khi mà búi trĩ còn nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu càng để lâu không chữa trị, búi trĩ càng phát triển khiến bệnh nhanh chóng chuyển sang mức độ nặng 2,3,4. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, dễ gặp phải những biến chúng nguy hiểm.
Triệu chứng và hình ảnh trĩ ngoại độ 1
Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại độ 1 khá rõ rệt để nhận biết. Tuy nhiên, do còn ở mức độ nhẹ nên triệu chứng chưa rầm rộ và thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt nên nhiều bệnh nhân cho rằng không cần cách chữa trĩ ngoại độ 1.
Để nhận biết sớm nhất bệnh trĩ ngoại độ 1, bệnh nhân có thể dựa vào một số triệu chứng dưới đây:
- Đi ngoài ra máu là triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng, máu thường có màu đỏ tươi, có thể dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.
- Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thấy vùng hậu môn bị sưng phồng.
- Xuất hiện búi trĩ nhỏ, kích thước bằng hạt đậu xanh ở ngoài rìa hậu môn, sờ vào có cảm giác mềm như cục thịt thừa
- Nếu quan sát sẽ thấy búi trĩ có màu sẫm hoặc hồng nhạt
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể còn phát hiện nhiều búi trĩ xung quanh hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại 1 có thể gây ra một số triệu chứng khác không được kể tên. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán, thăm khám cụ thể.
Hình ảnh trĩ ngoại độ 1
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 1 được thể hiện rõ nét khi bệnh nhân thực hiện nội soi hậu môn trực tràng tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Do đó, khi nghi ngờ mắc bệnh, việc cần làm đầu tiên là đi thăm khám để xác định mức độ bệnh, từ đó được chỉ định cách điều trị trĩ ngoại độ 1 phù hợp nhất.
Các cách chữa trĩ ngoại độ 1 được áp dụng hiện nay
Bệnh trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu của trĩ ngoại, kích thước búi trĩ còn nhỏ nên càng cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Lúc này, cách chữa trĩ ngoại độ 1 thường được bác sĩ chỉ định bao gồm dùng thuốc, biện pháp khắc phục tại chỗ.
1. Thuốc chữa trĩ ngoại độ 1
Cách chữa trĩ ngoại cấp độ 1 bằng thuốc cần thiết thông qua chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ vào mức độ cụ thể, cơ địa bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp.
Bị trĩ ngoại uống thuốc gì? Đối với bệnh nhân mắc trĩ ngoại cấp 1, các bác sĩ thường chỉ định đơn thuốc kết hợp thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, thuốc chống viêm, thuốc giảm áp lực tĩnh mạch…
- Thuốc chống viêm, giảm đau, cầm máu giúp loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng sưng đau, chảy máu đại tiện hay viêm nhiễm ở hậu môn.
- Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa: Có thể ai cũng biết, táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Do vậy, việc chỉ định thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa sẽ giúp nhuận tràng, phân được đào thải dễ dàng từ đó phòng ngừa táo bón, giảm áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn.
- Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch: Với khả năng tăng độ bền thành mạch, loại thuốc này giúp giảm sưng đau hiệu quả, kiểm soát búi trĩ phát triển, hạn chế hình thành búi trĩ mới.
2. Cách chữa trĩ ngoại độ 1 tại nhà
Cách chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 tại nhà bằng các phương pháp dân gian cũng đang được rất nhiều người áp dụng. Bởi các phương pháp này khá đơn giản, chi phí thấp và có thể điều trị tại nhà mà không cần đi khám. Hơn nữa, đa số bài thuốc đều sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên nên được nhiều người ưa chuộng.
Dùng dầu dừa :
Bôi nhẹ nhàng một lớp dầu dừa vừa đủ lên vùng búi trĩ ngoài hậu môn. Việc này giúp hỗ trợ nhuận tràng, từ đó việc đại tiện cũng dễ dàng hơn.
Dùng nghệ vàng :
Nghệ vàng vốn được biết đến là vị thuốc dân gian rất tốt đối với các tổn thương ngoài da, tiêu biểu là bệnh trĩ. Nhờ hợp chất curcumin nên nghệ vàng có khả năng chống viêm rất tốt.
Cách sử dụng: Chuẩn bị 1 củ nghệ vàng, đem rửa sạch, gọt vỏ rồi đem giã nát hoặc xay nhuyễn lấy nước cốt. Bôi nước cốt đã được lọc rửa vào xung quanh búi trĩ mỗi ngày nhằm giúp phục hồi các tổn thương tại hậu môn, giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Dùng rau diếp cá :
Cách chữa trĩ ngoại độ 1 bằng rau diếp cá cũng được nhiều người áp dụng để cải thiện tình trạng trĩ ngoại và cả trĩ nội.
Cách sử dụng: Rau diếp cá có thể dùng để ăn sống hoặc thay thế cho các loại rau khác. Bệnh nhân cũng có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông hoặc rửa hậu môn (nên dùng khi nước còn ấm), còn phần bã có thể tận dụng để đắp vào vùng hậu môn.
Dùng lá trầu không :
Lá trầu không có chứa hoạt chất kháng khuẩn cực mạnh, có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu lá trầu không còn có khả năng làm mềm và tăng độ đàn hồi của mao mạch, từ đó phục hồi các vết loét trực tràng hiệu quả.
Cách sử dụng:
Đun nước lá trầu không và muối, sau đó dùng để ngâm rửa hậu môn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp lá trầu không cùng hạt gấc đã đập dập và đun sôi, sau đó dùng dung dịch này để xông rửa hậu môn hàng ngày.
Dùng lá nha đam :
Trong thành phần của nha đam có chứa đến 99% là nước, còn 1% là glycoprotein có khả năng giảm sưng đau, làm dịu da và polysacarit giúp phục hồi da. Bên cạnh đó, nha đam còn chứa anthraquinone hỗ trợ nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và chống táo bón hiệu quả.
Cách sử dụng:
Dùng gel nha đam bôi trực tiếp lên vùng hậu môn tổn thương, nên sử dụng đều đặn 2-3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể dùng lõi nha đam đã được bỏ vỏ, sơ chế an toàn rồi đem xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ và đem đi nấu nước hoặc đường uống hàng ngày.
Các phương pháp dân gian chữa bệnh trĩ ngoại độ 1 cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng. Bởi đã có rất nhiều trường hợp tự ý điều trị tại nhà đã vô tình khiến “lợn lành thành lợn què”, bệnh nhẹ nhưng do điều trị sai cách khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, tốt nhất nên đi khám sớm, điều trị theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
3. Cách chữa trĩ ngoại độ 1 tại nhà bằng biện pháp tại chỗ
Đối với bệnh trĩ ngoại độ 1, việc kết hợp điều trị nội khoa cùng chế độ ăn uống sinh hoạt sẽ góp phần tăng hiệu quả chữa bệnh, giảm nguy cơ chuyển biến trĩ ngoại độ 2, 3, 4.
- Bệnh nhân cần xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học. Vậy ăn gì chữa bệnh trĩ ngoại độ 1? Bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau củ, hạn chế chất béo hòa tan. Tránh các thực phẩm cay nóng, khó tiêu, nhiều dầu mỡ vì có thể kích thích bệnh trở nặng hơn.
- Hạn chế mặc đồ bó sát hoặc có chất liệu dễ gây dị ứng để tránh những tác động không tốt đến búi trĩ khi di chuyển và vận động.
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu hoặc ngồi xổm hoặc vận động mạnh. Điều này vô tình đã tạo áp lực lên vùng chậu và hậu môn, khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, đồng thời nên kết hợp trà thảo dược, nước ép rau củ hay hoa quả giúp hỗ trợ tiêu hóa và cân bằng chất hiệu quả.
Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng - địa chỉ 193c1, Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang là cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng được quản lý bởi Sở Y tế Hà Nội. Mọi hoạt động thăm khám, điều trị, chi phí đều tuân thủ hướng dẫn cũng như quy định của sở. Hơn nữa, bệnh nhân sẽ được thăm khám 1-1 với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, “nhắc đến tên ai cũng biết” như Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng, Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm…
Để đặt lịch khám với các bác sĩ đầu ngành tại Phòng khám và được chỉ định cách chữa trĩ ngoại độ 1 hiệu quả nhất, bệnh nhân vui lòng gọi đến số 0243.9656.999 hoặc tư vấn online [TẠI ĐÂY] để được hỗ trợ.