Cách nhận biết bệnh trĩ ngoại thường theo các triệu chứng ở vùng hậu môn. Thường các triệu chứng bệnh trĩ ngoại nhận biết tương đối dễ dàng không như bệnh trĩ nội. Bệnh trĩ ngoại hình thành và xuất hiện ở ống hậu môn nên thường gây đau rát, ngứa ngáy ngoài ống hậu môn ngay kể cả giai đoạn đầu mới mắc. Bệnh trĩ ngoại nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ rút ngắn được thời gian điều trị, hiệu quả điều trị cũng tăng lên.
Cách nhận biết bệnh trĩ ngoại chính xác
Bệnh trĩ ngoại xuất hiện là do các tĩnh mạch ở dưới đường lược bị căng, phình giãn quá mức gây tắc nghẽn, ứ huyết và hình thành các búi trĩ. Bệnh trĩ ngoại, các búi trĩ được hình thành ở ngoài ống hậu môn, đây là nơi tập trung nhiều dây thần kinh do đó các triệu chứng khó chịu gia tăng, đồng thời cách nhận biết bệnh trĩ ngoại cũng dễ dàng hơn.
Các búi trĩ ngoại gây đau rát, khó chịu ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Nếu không sớm được điều trị sẽ tác động tiêu cực đến thể trạng và tâm lý. Người bệnh có thể nhận biết các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại như:
- Có khối thịt thừa ở rìa ngoài hậu môn: Bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn bệnh trĩ nội chính là ở điểm ở rìa ngoài hậu môn có khối thịt thừa. Quan sát kỹ sẽ thấy búi trĩ có màu đỏ, màu đen hoặc màu tím thẫm. Tùy tình trạng của mỗi bệnh nhân và kích thước cũng như đặc điểm của búi trĩ sẽ khác nhau.
- Có mảnh da thừa ở ngoài hậu môn: Khi búi trĩ ở giai đoạn cấp, các búi trĩ có thể bị nghẹt, tiêu dần và hình thành những mẩu da thừa. Các mẩu da thừa khi sờ vào có thể không đau nhưng chúng gây khó khăn mỗi lần đi đại tiện, khó chịu mỗi khi người bệnh vận động, đứng lên ngồi xuống.
- Hậu môn bị đau rát: Các búi trĩ ngoại xuất hiện ở rìa ngoài hậu môn, do đó nếu mắc phải người bệnh sẽ thấy vùng hậu môn bị đau rát, vướng víu, đau nhức khó chịu. Nếu búi trĩ ngoại to lên sẽ gây nên tình trạng đau rát thậm chí hoại tử hậu môn.
- Đi ngoài ra máu: Một trong những cách nhận biết bệnh trĩ ngoại dễ dàng nhất chính là tình trạng đi ngoài ra máu mỗi lần đi đại tiện. Thời gian đầu lượng máu chảy ra ít, chỉ đủ thấm vào giấy vệ sinh nhưng nếu bệnh nặng máu sẽ xuất hiện ở trên bề mặt phân, có màu đỏ tươi chảy tra từ búi trĩ.
- Khó khăn đi đại tiện: Đi đại tiện khó khăn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ ngoại. Người bị bệnh trĩ ngoại mỗi lần đi đại tiện sẽ phải rặn mạnh hết sức. Tuy nhiên sau mỗi lần đi đại tiện người bệnh vẫn có cảm giác phân không được đẩy hết ra bên ngoài do đó luôn cảm thấy buồn đi đại tiện.
- Hậu môn có dịch nhày: Thông thường ở những người mắc bệnh trĩ ngoại thì hậu môn có dịch nhầy thường xuất hiện khi búi trĩ to. Người bệnh sẽ thấy hậu môn chảy dịch có màu trắng trong hoặc màu trắng đục. Nếu không kịp thời can thiệp hậu môn sẽ ẩm ướt
Tùy tình trạng của người bệnh mà các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại sẽ khác nhau cũng như cách nhận biết bệnh trĩ ngoại không giống nhau. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng khi nghi ngờ hoặc bản thân có dấu hiệu mắc trĩ người bệnh nên sớm thăm khám các bác sĩ, chuyên khoa để được hỗ trợ, chẩn đoán chính xác.
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ ngoại xét về bản chất là tình trạng các tĩnh mạch bị phình giãn, ứ huyết và làm hình thành nên các cấu trúc của bệnh trĩ. Bệnh trĩ ngoại không thể tự khỏi nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Do đó ngoài cách nhận biết bệnh trĩ ngoại người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa để tránh những biến chứng nguy hiểm như:
Tắc mạch trĩ ngoại: Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu trong búi trĩ bị vỡ ra, máu chảy ở ngoài hậu môn và làm hình thành những cục máu đông. Khi các cục máu đông xuất hiện sẽ khiến các búi trĩ vị sưng, viêm và gây phù nề. Lúc này người bệnh sẽ thấy đau dữ dội.
Nguy cơ bị thiếu máu mãn tính: Mức độ ảnh hưởng cũng như tần xuất xuất hiện búi trĩ ngoại ở ngoài hậu môn thường xuyên hơn với trĩ nội. Chính vì thế, tình trạng chảy máu khi đi đại tiện diễn ra thường xuyên nhất là khi ma sát vơi quần áo. Nếu tình trạng chảy máu búi trĩ kéo dài có thể gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi...
Tắc nghẹt búi trĩ: Nếu búi trĩ ngoại quá to, chiếm toàn bộ vùng hậu môn có thể sẽ khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ bị nghẹt búi trĩ. Khi búi trĩ bị sa ra ngoài lâu ngày khiến các cơ thắt hậu môn bị thắt mạnh làm nghẹt mạch máu. Người bệnh sẽ thấy phù nề và đau nhức.
Hoại tử búi trĩ: Đây là biến chứng xấu nhất của bệnh trĩ nếu không được chữa trị sớm và kịp thời. Nguyên nhân là do nghẹt búi trĩ, tắc mạch búi trĩ không được điều trị triệt để. Búi trĩ sẽ bị hoại tử gây đau đớn dữ dội, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Viêm nhiễm, bội nhiễm ở hậu môn: Hậu môn là nơi phân, chất cặn bã đi ngoài do đó khi hậu môn bị viêm nhiễm, các chất cặn bã này có chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí là gây bội nhiễm.
Ngoài các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe nêu trên, tình trạng bệnh trĩ ngoại còn khiến người bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nếu bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người bệnh.
Phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả
Bệnh trĩ ngoại nếu được nhận biết sớm thì quá trình điều trị sẽ rất đơn giản. Do đó việc nắm vững các triệu chứng, cách nhận biết bệnh trĩ ngoại là yếu tố quan trọng quyết định đến việc chữa trị bệnh. Để chữa bệnh trĩ ngoại trước hết người bệnh cần được các bác sĩ khám và tư vấn về tình trạng bệnh sau đó đưa ra cách chữa hiệu quả.
Hiện nay để chữa bệnh trĩ ngoại có rất nhiều phương pháp, tùy vào tình trạng bệnh trĩ ngoại mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Có 2 phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả, phổ biến thường được áp dụng hiện nay:
1. Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh
Các loại thuốc Tây y chữa bệnh trĩ ngoại thường có tác dụng làm giảm đau rát, khó chịu vùng hậu môn. Một số loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại thường được dùng đó là:
Thuốc điều hòa nhu động ruột: Thường được chỉ định với những trường hợp bị trĩ do rối loạn tiêu hóa bị táo bón, tiêu chảy. Các loại thuốc này có tác dụng giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, giúp phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài.
Thuốc chống viêm: Giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, đau rát ở hậu môn. Một số loại thuốc được chỉ định như: Ibuprofen, Diclofenac, Piroxicam,… chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
Thuốc mỡ/ thuốc đạn dược: có tác dụng làm dịu búi trĩ, giảm viêm, giúp làm trơn hậu môn, phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài. Các loại thuốc này còn được bổ sung hydrocortisone, kháng sinh,… để làm giảm phù nề, ngăn ngừa bội nhiễm.
Thuốc làm bền thành mạch: Giúp tăng trương lực của tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch, hạn chế ứ huyết, gia tăng kích thước và phòng ngừa biến chứng vỡ búi trĩ.
Các loại thuốc này cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sửu dụng có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
2. Tiến hành phẫu thuật cắt trĩ
Đây được coi là giải pháp cuối cùng trong những trường hợp áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả tốt. Hiện nay với sự phát triển của y học có nhiều phương pháp cắt trĩ bằng phẫu thuật như: HCPT, Laser, PPH. Trong đó phương pháp cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT được đánh giá là an toàn, hiệu quả hơn hẳn.
Ưu điểm của phương pháp này là không đau, không sưng, hạn chế xâm lấn, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Phương pháp này không dùng dao cắt trĩ mà áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, sử dụng sóng cao tần tác động vào búi trĩ sau đó loại bỏ chúng.
Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp cắt trĩ ngoại bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa theo số điện thoại: 0243.9656.999.
Tóm lại cách nhận biết bệnh trĩ ngoại không quá phức tạp, thậm chí còn dễ nhận biết hơn những căn bệnh khác. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, e ngại nên nhiều người khi mắc trĩ ngoại thường dấu diếm bệnh. Tốt nhất, nếu bạn nghi ngờ hoặc có triệu chứng mắc bệnh trĩ ngoại hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa.