[ Tổng hợp ] 10+ dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt phổ biến dễ nhận biết nhất ở phụ nữ

September 6, 2023
Phụ Khoa
Mục lục chính [Ẩn]

    Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt có dễ nhận biết không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Rối loạn kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng tâm lý, còn đe dọa sức khỏe sinh sản phái đẹp. Vì vậy, nắm rõ triệu chứng kinh nguyệt rối loạn giúp chị em chủ động điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

    Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?

    Trước khi nhận biết các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, chị em cần tìm hiểu về rối loạn kinh nguyệt là gì? Đây là hiện tượng chảy máu do bong lớp niêm mạc tại buồng tử cung. Nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi, estrogen thay đổi khiến máu chảy từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28 – 35 ngày, thời gian hành kinh khoảng 3 – 7 ngày.

    Kinh nguyệt rối loạn chính là những bất thường liên quan đến biểu hiện về số ngày kinh, chu kỳ kinh, lượng máu kinh ra nhiều hay ít so với các chu kỳ bình thường trước đó.

    Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có triệu chứng khác nhau ở từng đối tượng, độ tuổi như tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh con, phụ nữ tiền mãn kinh,... đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, khả năng sinh sản nếu không có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời. Tốt nhất nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để có phương án chữa phù hợp, hiệu quả.

    8 triệu chứng rối loạn kinh nguyệt điển hình

    Tùy thuộc cơ địa mỗi chị em mà dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt cũng có sự khác biệt. Dưới đây là 8 triệu chứng điển hình chứng tỏ bạn đang bị đảo lộn chu kỳ kinh nguyệt.

    1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều

    Chu kỳ kinh nguyệt của chị em được tính từ ngày đầu tiên có kinh của vòng kinh trước đến ngày đầu tiên của vòng kinh kế tiếp. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường trong khoảng 28 - 35 ngày, thời gian hành kinh khoảng 3 - 7 ngày.

    Nếu chu kỳ kinh dài hơn 35 ngày hoặc ngắn hơn 21 ngày là triệu chứng kinh nguyệt không đều. Vòng kinh bất thường có mức độ khác nhau như sau:

    • Vòng kinh ít hơn 21 ngày, còn gọi là kinh mau hoặc vòng kinh ngắn
    • Vòng kinh lớn hơn 35 ngày, còn gọi là kinh thưa, trễ kinh
    • Trường hợp 2 tháng mới có kinh 1 lần, lượng máu kinh ít gọi là tắc kinh
    • Nếu 3 tháng mới có kinh 1 lần gọi là vô kinh

    2. Lượng máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều

    Thông thường, nếu kinh nguyệt ra đều đặn mỗi tháng, lượng máu kinh người phụ nữ mất đi trong mỗi chu kỳ khoảng 60 - 80ml. Nếu máu kinh ra quá ít hay quá nhiều đều là rối loạn kinh nguyệt.

    Thực tế, rất khó xác định lượng máu kinh chính xác trong mỗi chu kỳ, có thể căn cứ số ngày ra máu. Bình thường số ngày hành kinh kéo dài từ 3 - 7 ngày, nhưng nếu dưới 3 ngày hoặc trên 7 ngày thì đều là triệu chứng kinh nguyệt không đều.

    3. Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt - Rong kinh

    Rong kinh là tình trạng ngày hành kinh kéo dài trên 1 tuần, máu kinh ra nhiều, vượt 80ml, máu kinh đông. Cụ thể:

    • Chu kỳ kinh nguyệt bình thường nhưng thời gian hành kinh hơn 7 ngày
    • Máu kinh ra quá nhiều, đặc biệt ban đêm
    • Máu kinh đông thành từng cục kèm đau bụng dưới
    • Cơ thể mệt mỏi, da tái, chóng mặt, thở dốc,...

    4. Thống kinh

    Trong những “ngày đèn đỏ”, tử cung co bóp để tống máu ra ngoài âm đạo. Vì vậy chị em cảm thấy có cơn đau thắt bụng dưới. Cơn đau có thể âm ỉ cả ngày hoặc đôi khi dữ dội. Trường hợp đau quá sức chịu đựng , cơn đau dữ dội kéo dài cả ngày ảnh hưởng cuộc sống, sinh hoạt gọi là thống kinh.

    5. Thiểu kinh

    Là tình trạng máu kinh ra ít, giảm đột ngột hoặc ít hơn những tháng trước. Chu kỳ bình thường kéo dài 3 - 5 ngày, mất khoảng 60 - 80ml máu. Trường hợp thiểu kinh thì lượng máu mất đi giảm còn ⅓ so với chu kỳ thông thường, thời gian hành kinh chỉ kéo dài 1 - 2 ngày.

    6. Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt - Cường kinh

    Là hiện tượng máu kinh ra nhiều vượt 200ml, thời gian hành kinh trên 7 ngày ảnh hưởng sức khỏe, khả năng sinh sản. Các triệu chứng điển hình:

    • Lượng máu kinh quá nhiều, máu vón thành cục
    • Chị em đau bụng, mệt mỏi
    • Kèm rong kinh kéo dài

    Rất nhiều chị em bị nhầm lẫn giữa cường kinh và rong kinh. Tuy nhiên, cường kinh là lượng máu kinh ra quá nhiều, rong kinh là thời gian hành kinh trên 7 ngày.

    7. Vô kinh

    Là tình trạng kinh nguyệt không xuất hiện trong một thời gian hoặc vĩnh viễn vì rối loạn chức năng vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung, âm đạo. Vô kinh có 2 loại:

    • Nguyên phát: Quá tuổi kinh vẫn chưa có, trên 16 tuổi
    • Thứ phát: Từng có kinh ít nhất 1 lần trở lên nhưng sau đó trong vòng 3 chu kỳ liên tục không thấy kinh.

    8. Màu máu kinh bất thường

    Bình thường máu kinh loãng, màu đỏ tươi. Trường hợp máu kinh màu đen, vón cục, mùi khó chịu là triệu chứng cảnh báo nội tiết tố thay đổi. Nếu kết hợp với triệu chứng khác như đau xương chậu, sốt nhẹ,... cảnh báo bệnh về phụ khoa hoặc lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,...

    Các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

    Ngoài việc quan tâm các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, rất nhiều chị em còn băn khoăn vậy đâu là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, có biểu hiện bất thường. Dưới đây là một số câu trả lời:

    • Nội tiết tố mất cân bằng: Nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone - đây là 2 hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cơ chế tiết hormone còn chịu tác động của cơ quan tuyến yên, vùng dưới đồi, buồng trứng. Nếu 1 trong 3 cơ quan này có vấn đề thì kinh nguyệt sẽ đảo lộn.
    • Ăn uống thiếu dưỡng chất: Nếu ăn kiêng sai phương pháp thì chị em có thể thiếu dưỡng chất, ảnh hưởng việc bài tiết hormone, dẫn tới kinh nguyệt rối loạn.
    • Tinh thần không ổn định: Tâm lý căng thẳng, thường xuyên áp lực, mệt mỏi, khó chịu,... ảnh hưởng sự bài tiết của hormone, khiến kỳ kinh bất thường.
    • Vận động quá sức: Tập luyện thể thao quá sức sẽ tiêu hao năng lượng nhiều gây sụt cân, ảnh hưởng kỳ kinh nguyệt.
    • Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai thời gian dài hoặc thuốc điều trị bệnh lý,... có thể dẫn tới việc chậm kinh, mau kinh hoặc mất kinh.

    Xem thêm : [ Giải Đáp ] Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không và chữa như nào ?

    Rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm như thế nào?

    Thực tế, đối với nữ giới tuổi dậy thì, khoảng 1 năm đầu tiên chu kỳ kinh có thể chưa ổn định do sự thay đổi của hormone nội tiết. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt kéo dài trong nhiều năm, chị em có nguy cơ đối mặt vấn đề nghiêm trọng:

    • Thiếu máu: Xảy ra phổ biến ở chị em rong kinh, máu kinh nhiều với các triệu chứng: Mệt mỏi, da xanh xao, hoa mắt, đe dọa chất lượng cuộc sống.
    • Dẫn tới nhiều bệnh phụ khoa: Kinh nguyệt rối loạn khiến môi trường âm đạo luôn ẩm ướt, vùng kín quá khô khiến độ pH âm đạo mất cân bằng. Từ đó hại khuẩn có cơ hội sinh sôi, xâm nhập sâu bên trong vùng kín gây viêm phụ khoa.
    • Đe dọa việc mang thai: Kinh nguyệt rối loạn là nguyên nhân gây vô sinh nữ. Vì thời điểm rụng trứng khó xác định chính xác ngày quan hệ để dễ có thai. Kinh nguyệt rối loạn cũng là tác nhân gây viêm tắc vòi trứng, đe dọa thiên chức làm mẹ của phái đẹp.
    • Suy giảm ham muốn tình dục: Kinh nguyệt rối loạn khiến “chuyện yêu” bị gián đoạn, chị em mệt mỏi, chán nản, không còn hứng thú tình dục, thậm chí lãnh cảm, hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ,...

    Phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

    Ngay khi phát hiện các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, tốt nhất chị em hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Trường hợp do nguyên nhân sinh lý, bác sĩ kê đơn thuốc để chị em uống tại nhà. Trường hợp do nguyên nhân viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ chỉ định phương pháp ngoại khoa phù hợp.

    Điều quan trọng là chị em phải lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Tuyệt đối không tự ý chữa tại nhà kẻo “tiền mất tật mang”, bệnh dai dẳng mãi không khỏi, đe dọa thiên chức làm mẹ,...

    Nếu đang ở Hà Nội, chị em hãy đến số 193c1 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, tại đây có phòng khám sản phụ khoa Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng nhận được nhiều phản hồi, đánh giá tích cực từ phía bệnh nhân về việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt do nguyên nhân viêm nhiễm âm đạo.

    Sau khi thăm khám, thực hiện siêu âm và làm xét nghiệm, bác sĩ chỉ định công nghệ vật lý trị liệu để chữa viêm âm đạo. Đây là công nghệ hiện đại với nhiều ưu điểm: Tiêu viêm, kháng khuẩn, hạn chế ảnh hưởng sức khỏe sinh sản trong tương lai của người phụ nữ, các mô lành tính lân cận được bảo toàn, vết thương nhanh lành,...

    Đặc biệt thuốc đông y bác sĩ của phòng khám chỉ định cho chị em giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, thanh lọc cơ thể, thải độc tố,...

    Bài viết đã tổng hợp 8 dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt điển hình cũng như nguyên nhân và cách điều trị. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần thắc mắc, vui lòng liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp miễn phí.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Lê Thị Nhài

    Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Lê Thị Nhài hiện đang là một trong những bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa được nhiều bệnh nhân biết đến và tin tưởng lựa chọn. Bác sĩ là một trong những tấm gương tiêu biểu, có chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, uy tín đứng đầu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    Bác sĩ Lê Thị Nhài đã có nhiều thành tích tốt trong công tác về tuyên truyền, thăm khám, điều trị các bệnh ở chị em phụ nữ:

    • 3 lần được bằng khen của bộ Y Tế cùng với nhiều bằng khen của UBND tỉnh.
    • Có huy chương về sự nghiệp dân số trong thời gian làm việc cho cộng đồng.
    • Bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc nhất tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.
    • Top 10 bác sĩ Sản phụ khoa giỏi nhất khu vực miền Bắc.
    • Top 5 bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc tại Hà Nội.
    • Bác sĩ xuất sắc về áp dụng phương pháp RFA trong điều trị viêm lộ tuyến.

    Sở trường chuyên môn của bác sĩ CKI Lê Thị Nhài

    • Tư vấn và điều trị các bệnh về sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
    • Thực hiện thẩm mỹ vùng kín theo kỹ thuật hiện đại.
    • Tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh xã hội ở nữ giới.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status