Giang mai bẩm sinh : Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng hiệu quả

March 10, 2022
Bệnh Xã Hội
Mục lục chính [Ẩn]

    Giang mai bẩm sinh là một bệnh lý ở trẻ nhỏ xảy ra khi mẹ mắc bệnh giang mai truyền vi khuẩn gây bệnh cho con trong quá trình mang thai. Vậy bệnh lý này có biểu hiện như thế nào, có nguy hiểm không hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới này nhé.

    Giang mai bẩm sinh là bệnh gì ?

    Giang mai bẩm sinh là bệnh lý xảy ra khi người mẹ bị mắc bệnh giang mai truyền cho con trong thai kỳ và nguồn gốc của bệnh lý chính là do sự nhiễm khuẩn từ xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.

    Đa số các bà mẹ khi đang mang thai thường khó nhận ra bản thân đang mắc bệnh bởi các triệu chứng lúc này thường không xuất hiện rõ ràng và chủ yếu chỉ là các nốt săng giang mai ở môi nhỏ của âm hộ với kích thước lớn hơn bình thường. Và khi đến thời kỳ thứ 2 của bệnh thì rất dễ lây truyền sang cho thai nhi gây ra bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh.

    Vào khoảng thời gian tháng thứ 4 và thứ 5 của thai kỳ khi nhau thai cho phép máu của người mẹ được dễ dàng trao đổi với máu của thai nhi cũng chính là lúc bệnh dễ lây truyền sang cho con nhất. Bệnh nếu không được phát hiện cũng như có cách khắc phục kịp thời rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng trẻ nhỏ.

    Biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh

    Giang mai bẩm sinh là một bệnh lý ở trẻ nhỏ do người mẹ trong quá trình mang thai lây nhiễm sang trẻ ở nhiều thể khác nhau. Đối với mỗi trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng, biểu hiện khác nhau dựa trên tình trạng bệnh mà trẻ mắc phải là nặng hay nhẹ.

    1. Giang mai bẩm sinh sớm

    Giang mai bẩm sinh sớm là dạng bệnh ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu sẽ xuất hiện trong 2 năm đầu đời của trẻ như sau:

    • Đối với những trẻ vừa sinh ra bị giang mai ở mức độ nhẹ thì không có biểu hiện gì khi vừa mới sinh ra, các tổn thương giang mai thường sẽ xuất hiện từ 6 đến 8 tuần sau đó với các biểu hiện như các bọng nước ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, ở mép và quanh lỗ mũi xuất hiện các vết nứt, chảy nước mũi có lẫn máu, trẻ khó thở,…
    • Trẻ bị nhiễm giang mai trong 6 tháng đầu sinh ra có thể sẽ gặp các biến chứng viêm xương và sụn ở các xương dài như xương to, các đầu xương đau gây trở ngại cho sự vận động của các chi. Ngoài ra cũng có thể gặp phải tình trạng viêm xương sụn giả liệt Parrot như đau ở đầu xương dài về đêm do đầu xương rời khỏi thân xương rồi dẫn tới bị liệt.
    • Các đốt ngón tay, ngón chân sẽ xuất hiện triệu chứng viêm xương và màng xương khi trẻ được 2 tuổi.

    2. Giang mai bẩm sinh muộn

    Giang mai bẩm sinh muộn là thể bệnh với các dấu hiệu sẽ xuất hiện khi trẻ trên 3 tuổi thậm chí là đến 5, 6 tuổi và khi trưởng thành. Các dấu hiệu khi này sẽ giống với thời kỳ thứ 2 hoặc thứ 3 của bệnh. Bên cạnh đó cũng có số ít người không thấy xuất hiện triệu chứng gì được gọi là thời kỳ giang mai kín.

    • Ở tuổi dậy thì sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng, chói mắt 1 bên thậm chí cả 2 bên và dần xuất hiện mủ mắt là dấu hiện của viêm mống mắt.
    • Khi trẻ lớn khoảng 10 đến 20 tuổi sẽ xuất hiện các dấu hiệu như viêm khớp gối nước ở 2 bên nhưng không gây đau.
    • Từ 10 tuổi trẻ có thể bị điếc ở cả 2 tai hoặc bị viêm mống mắt kẽ.
    • Thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô, xương chày lưỡi kiếm là triệu chứng của tổn thương xương do bệnh giang mai bẩm sinh gây ra.

    Như vậy với các biểu hiện trên đã cho thấy bệnh giang mai ở trẻ nhỏ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có khả năng gây ra nhiều biến chứng. Chưa kể đến người mẹ trong quá trình mang thai bị giang mai sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như sau:

    • Đối với 1 số trường hợp thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai ồ ạt rất có thể người mẹ sẽ bị sảy thai vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6 thai kỳ.
    • Đối với trường hợp bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai ở mức độ nhẹ hơn thì có thể bị sinh non, dọa sảy,…trẻ tử vong khi vừa chào đời hoặc ít lâu sau đó.

    Những biến chứng thường gặp khi trẻ bị giang mai bẩm sinh

    Giang mai bẩm sinh là bệnh lý không ai được coi thường bởi những biến chứng mà bệnh lý này có thể gây ra rất nguy hiểm và nghiêm trọng như sau:

    • Hệ thống xương bị phá hủy: khi cơ thể trẻ bị các xoắn khuẩn giang mai xâm nhập sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển và tổn hại tới cấu trúc xương khiến trẻ bị đau xương, chậm phát triển.
    • Khuôn mặt bị biến dạng: trẻ bị giang mai do lây nhiễm từ mẹ khi còn trong bụng là nguyên nhân khiến mặt trẻ bị biến dạng như xương mũi bị thấp hoặc xẹp, hở hàm ếch, xương chày dị tật.
    • Hệ thần kinh phát triển không bình thường: các xoắn khuẩn giang mai không được khắc phục sẽ xâm nhập vào tế bào não khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng và gây ra biến chứng viêm não.
    • Thính lực bị suy giảm, mắt bị biến chứng: nhiều trẻ bị giang mai do lây nhiễm từ khi trong bụng mẹ làm cho hệ thần kinh bị thương tổn dẫn tới bị mất đi chức năng phản xạ với ánh sáng dẫn tới mù, điếc.
    • Nguy cơ tử vong cao: biến chứng nguy hiểm nhất có thể gặp phải khi bị bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh đó chính là tử vong. Trường hợp này xảy ra khi các xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào tim dẫn tới suy tim và cướp đi tính mạng trẻ.

    Cách phòng ngừa giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh

    Theo như các số liệu đã thống kê cho biết phần lớn những bà mẹ khi đang mang thai mà bị giang mai vào thời kỳ thứ nhất và thứ 2 đều sẽ lây nhiễm bệnh sang cho thai nhi. Bên cạnh đó thì cũng có những trường hợp người mẹ bị giang mai kín khi đang mang thai thì trẻ sinh ra có khả năng không bị giang mai bẩm sinh hoặc bị nhưng ở một thể nhẹ và không gây ảnh hưởng tới tính mạng.

    Dù là ở trường hợp nào đi nữa thì người mẹ cũng nên chú ý những điều sau đây tránh để lây nhiễm bệnh hay làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tương lai của trẻ:

    • Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, quan hệ tình dục lành mạnh.
    • Tới các cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe sinh sản trước khi có kế hoạch mang thai và sinh em bé.
    • Trong 18 tuần đầu tiên thực hiện nghiêm túc việc thăm khám thai định kỳ để phát hiện bệnh, nguy cơ bệnh giang mai lây từ mẹ sang con càng cao khi thai nhi ngày càng phát triển lớn.
    • Trong suốt quá trình mang thai cần làm xét nghiệm máu ít nhất 3 lần vào tuần thức 4, tháng thứ 6 và tháng thứ 9 của thai kỳ.
    • Đối với các trường hợp bị nghi ngờ lây nhiễm giang mai khi đang mang thai cần phải đi thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện và có phương pháp khắc phục kịp thời tránh không để lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con.
    • Tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ định cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để không gặp phải những hậu quả biến chứng không mong muốn cho trẻ.

    Giang mai bẩm sinh là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và nguy hiểm, nó có khả năng đe dọa tới tính mạng của nhỏ nên chúng ta không được chủ quan. Các mẹ bầu ngay khi có dấu hiệu của bệnh lý này cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, thăm khám cũng như điều trị kịp thời.

    Hy vọng với bài viết trên đây có thể mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc. Với những vấn đề cần được giải đáp thêm bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 0243.9656.999 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Hoàng Huy Giáp

    Với hơn 40 năm gắn bó với ngành Y, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như trưởng khoa, giám đốc trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản bác sĩ Hoàng Huy Giáp đã có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp y học nước nhà. Những đóng góp ấy đã được công nhận với các giấy khen, bằng khen cấp tỉnh và cấp nhà nước.

    Sở trường chuyên môn:

    Tư vấn và điều trị vô sinh hiếm muộn.

    Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh…

    Thủ thuật về kế hoạch hoá gia đình

    Phục hồi chức năng và thẩm mỹ vùng kín.

    Thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về phụ khoa như: viêm lộ tuyến, viêm âm đạo….

    Thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như: lậu, giang mai, đốt sùi mào gà….

    Điều trị và thực hiện thủ thuật về thẩm mỹ vùng kín như: cắt môi cô bé, thu hẹp, làm hồng âm đạo….

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status