[ Giang mai giai đoạn cuối ] là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả
Giang mai giai đoạn cuối có thể gây ảnh hưởng đến tim, não, hệ thần kinh, xương cũng như nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Ở giai đoạn này cần được thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tuy nhiên triệu chứng bệnh lại không rõ ràng nên khiến người bệnh chủ quan lơ là. Vậy triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn cuối là gì, có cách nào chữa được không, bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Giang mai giai đoạn cuối là gì ?
Bệnh giang mai giai đoạn cuối chủ yếu lây qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn khiến xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum tấn công và gây bệnh. Khi mắc bệnh giang mai người bệnh sẽ không chỉ thấy có dấu hiệu ở cơ quan sinh dục như những bệnh khác mà còn có thể thấy những triệu chứng toàn thân.
Ngoài lây qua đường tình dục, bệnh giang mai cũng có thể lây qua da, đường máu, vùng da bị xây xát... Bệnh giang mai nếu mắc phải bạn sẽ phải trải qua 4 giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn bạn sẽ thấy có những triệu chứng và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng không giống nhau.
- Giang mai giai đoạn sơ cấp: thường xuất hiện sau khoảng từ 2 đến 6 tuần. Tại vị trí tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai sẽ thấy xuất hiện các vết loét khá chắc, đứng riêng lẻ, không đau, không ngứa, có đường viền rõ nét.
- Giang mai giai đoạn thứ cấp: xuất hiện sau 4 đến 10 tuần tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai gây bệnh. Các triệu chứng đa dạng có thể liên quan đến da, niêm mạc và bạch huyết. Người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ đối xứng có màu hồng, không ngứa...
- Giang mai giai đoạn tiềm ẩn: Sau khoảng 2 năm lây bệnh sẽ thấy các triệu chứng vì xoắn khuẩn giang mai đã nhân lên nhanh chóng. Thời kỳ này có thể phát hiện từ vài năm nếu không chữa trị sẽ phát triển thành giang mai cấp 3 mà không thấy có triệu chứng điển hình.
- Giang mai giai đoạn cuối: Xuất hiện sau khoảng từ 3 đến 15 năm, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Tùy thuộc từng thể trạng của mỗi người mà các triệu chứng bệnh giang mai sẽ khác nhau. Hơn nữa, thời gian xuất phát bệnh cũng như chuyển biến các giai đoạn bệnh cũng không giống nhau.
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn cuối theo từng dạng
Bệnh giang mai giai đoạn cuối có thể xuất hiện sau từ 3 đến 15 năm sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai. Tùy từng thể trạng của mỗi người mà sẽ có thời gian phát bệnh không giống nhau.
1. Giang mai giai đoạn cuối lành tính
Giai đoạn này lành tính thường chiếm khoảng 15%, thường xuất hiện sau khoảng 1 đến 46 năm , thời gian trung bình khoảng 15 năm. Ở giai đoạn này thường đặc trưng bởi các khối u nướu mãn tính. Đặc điểm của các khối u này thường mềm, kích thước không giống nhau chúng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể.
2. Giang mai thần kinh muộn
Dạng giang mai này là giai đoạn nhiễm trùng hệ thống thần kinh trung ương, chúng chiếm khoảng 6,5%, có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Giai đoạn này gây viêm các động mạch vừa và nhỏ của dây thần kinh trung ương, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ đột quỵ, liệt dây thần kinh sọ và gây viêm tủy sống.
Người bệnh sẽ thấy có những triệu chứng như: tính cách thay đổi, bị ảo giác, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ, không tiếp xúc được với ánh sáng mạnh, điếc, mù...
3. Giang mai giai đoạn tim mạch
Giang mai giai đoạn cuối này thường chiếm khoảng 10%, chúng khởi phát sau khoảng 10 đến 30 năm sau khi nhiễm bệnh. Nguy hiểm ở giai đoạn này là viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ.
Ngoài những triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn cuối nêu trên đây người bệnh còn có thể gặp phải những triệu chứng khác kèm theo như đau nhức, ê buốt ở các khớp chân, đau cột sống lưng, ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác, thoái hóa xương khớp, mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn, đau họng, khó nuốt...
Bệnh giang mai giai đoạn cuối có nguy hiểm không ?
Bệnh giang mai giai đoạn cuối cần sớm được thăm khám và điều trị, vì đây là giai đoạn cuối do đó người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những biến chứng bệnh giang mai mà bạn có thể gặp phải gồm có:
Làm tổn thương tim mạch gây viêm động mạch chủ, hở van tim. Nếu hở van tim không được chữa trị có thể khiến lượng máu bị phụt ngược vào động mạch chủ, động mạch sẽ càng ngày càng bị giãn. Khi động mạch yếu sẽ có nguy cơ bị vỡ, người bệnh sẽ có thể bị tử vong.
Người bệnh có thể sẽ không kiểm soát được hành vi, rối loạn tâm thần, suy nhược dây thần kinh. Nếu không kiểm soát bệnh hiệu quả còn có thể ảnh hưởng đến nhu mô não gây viêm màng não, tủy, viêm não.
Giang mai giai đoạn cuối còn có thể gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ nếu người mẹ mang thai. Thống kê có tới 40% trẻ bị giang mai bẩm sinh có nguy cơ bị dị tật mũi, ống chân, khớp, răng, mũi.
Có thể thấy những biến chứng của bệnh giang mai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của như trí não của người bệnh, chứ không đơn thuần là bệnh phát ban thông thường. Do đó để đảm bảo an toàn bạn nên đi khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu bệnh.
Bệnh giang mai giai đoạn cuối có chữa được không?
Bệnh giang mai giai đoạn cuối có chữa được không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Bệnh giang mai ở giai đoạn này cần được chữa dứt điểm đồng thời ngăn chặn xoắn khuẩn giang mai phát triển, hạn chế những tổn thương gây ra cho cơ thể.
Do đó nếu nghi ngờ mắc bệnh giang mai bạn cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán và phân biệt với những bệnh lý khác. Trong đó xét nghiệm huyết thanh được đánh giá là hiệu quả với những trường hợp mắc bệnh giang mai đã dương tính.
Sau khi được thăm khám các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh giang mai hiệu quả. Với bệnh giang mai thường vẫn được điều trị bằng thuốc kháng sinh penicillin. Đa số các trường hợp được xét nghiệm bệnh lậu đều cho kết quả nhạy cảm với loại thuốc kháng sinh này cho dù ở giai đoạn nào.
Với những trường hợp mắc bệnh giang mai giai đoạn cuối việc sử dụng thuốc kháng sinh liều cao hơn. Việc sử dụng thuốc kháng sinh giai đoạn này sẽ do các bác sĩ chỉ định, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc và không thay đổi liều dùng của thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Ngoài ra, để quá trình điều trị bệnh giang mai giai đoạn cuối đạt hiệu quả cao bạn cần chú ý kiêng quan hệ tình dục với bạn tình cho đến khi kết thúc liệu trình điều trị cũng như vết loét giang mai được chữa lành hoàn toàn.
Trong quá trình điều trị bạn cũng cần thông báo với bạn tình về tình trạng sức khỏe để họ được xét nghiệm và điều trị bệnh cùng lúc nếu cần. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ tái nhiễm sau này.
Người bệnh cũng cần chú ý trong quá trình điều trị bệnh, cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là không nên dùng chung bàn chải đánh răng, cốc uống nước, bát đũa, khăn tắm, quần lót...
Như vậy, có thể thấy bệnh giang mai giai đoạn cuối là diễn tiến bệnh cuối cùng sau khi người bệnh mắc bệnh. Các cơ quan trong cơ thể đã bị tổn thương và rất khó phục hồi cho dù đã được điều trị. Tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra bạn vẫn nên thăm khám, điều trị tích cực từ đầu giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như những người thân xung quanh.