Hình ảnh búi trĩ ngoại sẽ có sự thay đổi qua từng giai đoạn và phản ánh mức độ nguy hiểm của bệnh, vậy nên rất nhiều người bệnh quan tâm muốn xem hình ảnh búi trĩ như thế nào. Trĩ ngoại là những búi trĩ được hình thành ở dưới lớp da bao quanh hậu môn và gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Búi trĩ ngoại là gì?
Hình ảnh búi trĩ ngoại chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người, bởi hình ảnh này xuất phát từ bệnh trĩ ngoại - một trong những bệnh lý hậu môn - trực tràng ngày càng có tỷ lệ người mắc cao. Bệnh trĩ ngoại là tình trạng các khoang tĩnh mạch phía bên ngoài hậu môn bị giãn nở, phình to, hình thành búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn mà không có khả năng tự thụt vào được.
Bệnh trĩ ngoại có thể xuất hiện ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ trẻ em cho tới người lớn tuổi, trong đó tỷ lệ người trưởng thành bị bệnh trĩ chiếm đa số. Bệnh có thể được phân chia thành 4 cấp độ để dễ dàng đánh giá tình trạng và mức độ nguy hiểm, đó là trĩ ngoại cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4. Hình ảnh búi trĩ ngoại ở từng cấp độ sẽ có sự thay đổi đáng kể kèm theo nhiều triệu chứng và biến chứng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại
Các bạn có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của bệnh lý này thông qua các hình ảnh bệnh trĩ ngoại nhẹ ban đầu, cũng có khi bệnh phát triển tới cấp độ 2 rồi người bệnh mới phát hiện ra. Một số dấu hiệu của trĩ ngoại có thể kể đến như:
- Sưng đau quanh vùng hậu môn. Khi nhận thấy vùng hậu môn có khối nhô lên, ấn vào thấy rát hoặc đau thì rất có thể đó là huyết khối tại búi trĩ đang hình thành.
- Cảm giác khó chịu, rát và nứt vùng hậu môn, tắc hậu môn.
- Bị ngứa hoặc cảm giác ẩm ướt liên tục ở khu vực hậu môn do niêm mạc ống hậu môn tiết dịch nhầy.
- Chảy máu khi đi đại tiện. Đây là triệu chứng sớm và thường gặp nhất ở người bị trĩ ngoại. Lượng máu ban đầu chảy ít, lẫn trong phân hoặc dính vào giấy vệ sinh, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì máu có thể chảy thành giọt hoặc tia, thậm chí ngồi xổm cũng bị chảy máu.
Hình ảnh búi trĩ ngoại thay đổi qua từng cấp độ
Hình ảnh của bệnh trĩ ngoại nếu ai đã được quan sát chắc hẳn không khỏi ám ảnh, bởi những búi trĩ này thay đổi và phát triển rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Ở mỗi cấp độ là một hình ảnh khác nhau về búi trĩ ngoại mà chúng tôi muốn bạn đọc tham khảo.
1. Hình ảnh búi trĩ ngoại cấp độ 1
Cấp độ 1 là giai đoạn bệnh còn nhẹ, các búi trĩ mới bắt đầu hình thành ở vùng hậu môn với kích thước chỉ nhỏ bằng một hạt đậu khiến người bệnh có cảm giác cộm cộm ở vùng hậu môn. Người bị bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu thường cảm thấy ngứa ngáy, vướng vướng, cộm cộm ở hậu môn nếu mặc đồ bó sát, một số ít trường hợp bị chảy máu khi đại tiện.
Ở giai đoạn này, bệnh trĩ hoàn toàn có thể được giải quyết dứt điểm nếu như người bệnh phát hiện sớm và kịp thời thăm khám. Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng lòi dom thì người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt khoa học, búi trĩ lúc này còn nhỏ sẽ dễ dàng co lên.
2. Hình ảnh búi trĩ ngoại cấp độ 2
Đối với bệnh trĩ ngoại cấp độ 2, các búi trĩ lúc này đã hình thành khá nhiều và phát triển nhanh, kích thước lớn, lan thành đám tập trung bên ngoài hậu môn. Búi trĩ có màu hồng đỏ, được máu liên tục bơm vào và nuôi dưỡng. Đó là lý do vì sao mỗi lần đi đại tiện, người bệnh đều cảm thấy đau rát và chảy máu nhiều hơn.
Trong số 4 cấp độ của bệnh trĩ thì trĩ ngoại cấp độ 2 vẫn được đánh giá là giai đoạn nhẹ và có khả năng chữa khỏi nếu có phương pháp điều trị phù hợp. Chính vì vậy, khi nhận thấy một trong số những dấu hiệu của bệnh trĩ, người bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám chữa càng sớm càng tốt.
3. Hình ảnh búi trĩ ngoại cấp độ 3
Khi bị trĩ ngoại chuyển sang cấp độ 3, người bệnh sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu hơn bởi các búi trĩ lúc này đã phát triển thành những đám có kích thước lớn chèn xung quanh hậu môn, làm tắc nghẽn hậu môn.
Dịch nhầy màu trắng từ hậu môn cũng tiết ra ngày một nhiều, khiến người bệnh luôn cảm thấy ướt át, dính dớp. Bên cạnh đó, các búi trĩ rất dễ cọ xát với nhau dẫn đến cảm giác đau đớn, sưng phồng, chảy máu thành giọt mỗi khi đi đại tiện.
4. Hình ảnh búi trĩ ngoại cấp độ 4
Trĩ ngoại cấp độ 4, cũng là giai đoạn cuối của bệnh sẽ là sự xuất hiện của những búi trĩ cực lớn, tiết dịch liên tục kèm mùi hôi khó chịu, gây ngứa ngáy, dính nhớt quanh đũng quần. Vi khuẩn từ đó rất dễ xâm nhập vào âm đạo hoặc dương vật gây viêm nhiễm và nấm ngứa.
Cũng vào thời điểm này, người bệnh rất sợ đi đại tiện vì cảm giác đau đớn và chảy máu nhiều, nhỏ giọt hoặc chảy thành từng tia, dẫn đến hiện tượng mất máu, thiếu máu trầm trọng. Bên cạnh đó, người bị bệnh trĩ giai đoạn 4 rất dễ gặp các biến chứng như viêm hậu môn, rò hậu môn, áp xe hậu môn,... thậm chí là ung thư trực tràng, ung thư hậu môn, đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Hình ảnh về bệnh trĩ ngoại và cách phòng ngừa bệnh trĩ
Mặc dù bệnh trĩ ngoại rất nguy hiểm nhưng chúng ta có thể xóa tan những lo lắng về hình ảnh bị trĩ ngoại, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng bệnh trĩ bằng một số cách sau:
1. Đi đại tiện đúng cách
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại là do người bệnh nhịn đại tiện lâu, khiến phân bị khô và tích tụ lại, khiến việc đẩy phân ra ngoài gặp khó khăn. Khi phân bị khô cứng, chúng ta có xu hướng rặn mạnh, tăng áp lực lên vùng hậu môn, làm xước niêm mạc hậu môn và dễ hình thành búi trĩ.
Bên cạnh đó, thói quen đi vệ sinh lâu sẽ vô tình tạo áp lực lên hậu môn, nhất là khi các bạn sử dụng thiết bị điện tử khi đi vệ sinh và không kiểm soát được thời gian đại tiện của mình. Đây chính là tác động lớn khiến bệnh trĩ xuất hiện, vì vậy mọi người nên tập thói quen đi nặng vào một khung giờ cố định hằng ngày, tuyệt đối không dùng điện thoại trong khi đại tiện.
2. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Bên cạnh việc đi vệ sinh đúng cách thì vấn đề vệ sinh vùng hậu môn cũng rất quan trọng. Mọi người không nên dùng giấy để lau quá mạnh khi đi đại tiện xong, việc làm này sẽ khiến hậu môn bị khô rát và xước, nhất là đối với các loại giấy không rõ nguồn gốc.
Mọi người có thể sử dụng dung dịch vệ sinh hằng ngày để vệ sinh vùng ngoài hậu môn, tránh viêm nhiễm ở vị trí này. Hơn nữa, không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh để thụt rửa hậu môn, việc làm sai lầm này sẽ khiến các cơ hậu môn bị mất đàn hồi và dễ bị sa búi trĩ.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có tác động không nhỏ tới quá trình lọc, đào thải và tạo thành phân để tống ra bên ngoài. Phân mềm sẽ dễ dàng được đẩy ra bên ngoài trong khi phân khô và cứng (hay còn gọi là táo bón) có thể gây xước hậu môn khi rặn ra. Đây chính là lý do vì sao muốn ngừa bệnh trĩ thì chúng ta nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Cụ thể, chúng ta nên bổ sung nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa vào trong khẩu phần ăn. Đồng thời hạn chế đồ ăn dễ gây táo bón như chất đạm, đồ ăn dầu mỡ nhiều, đồ ăn cay nóng, rượu bia, các chất kích thích,...
Ngoài ra, đừng quên uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày bởi nước là một trong những nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và bài tiết. Uống đủ nước giúp phân không bị khô cứng và dễ dàng được tống ra bên ngoài hơn.
4. Hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu, rặn mạnh khi đi vệ sinh
Do đặc thù công việc mà một số người phải ngồi liên tục trong nhiều tiếng đồng hồ, điều này làm các tĩnh mạch ở hậu môn giãn nở và hình thành búi trĩ. Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh trĩ ngoại thì mọi người nên đứng dậy di chuyển một chút, tránh ngồi lâu liên tục, đặc biệt là dân văn phòng.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang có thói quen rặn mạnh khi đi đại tiện thì nên bỏ ngay. Cố gắng rặn sẽ gây ra áp lực lớn tác động lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, khiến cho búi trĩ ngoại phình ra và chảy máu.
Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh trĩ nói riêng và các bệnh lý hậu môn - trực tràng nói chung thì mọi người nên đi khám định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình. Việc thăm khám sớm có thể phát hiện những hình ảnh búi trĩ ngoại ngay cả khi chúng mới chỉ nhỏ bằng hạt đậu, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin quan trọng chúng tôi muốn cung cấp cho độc giả về bệnh trĩ ngoại - một trong những bệnh lý hậu môn - trực tràng rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, người đọc sẽ nắm được hình ảnh búi trĩ ngoại và mức độ nguy hiểm của từng cấp độ cũng như biết cách phòng ngừa bệnh lý này.
Mọi thông tin cần giải đáp quý độc giả có thể liên hệ tới số điện thoại 0243.9656.999 hoặc đến trực tiếp phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng tại số 193C1 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội.