Khi bị trĩ ngoại nên làm gì, khi bị bệnh trĩ nên làm gì để khắc phục... đây là những thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Các biện pháp can thiệp và khắc phục bệnh trĩ sẽ giúp làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ đồng thời giúp quá trình chữa bệnh trĩ được hiệu quả và nhanh chóng hơn. Hãy cùng tìm hiểu những chia sẻ của bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng dưới đây để được hướng dẫn khắc phục khi bị bệnh trĩ.
Giải đáp thông tin về bệnh trĩ ngoại là gì?
Để được giải đáp thắc mắc khi bị trĩ ngoại nên làm gì bạn cần hiểu những thông tin cơ bản về căn bệnh này. Theo bác sĩ của Đa khoa Cộng Đồng thì hiện nay bệnh trĩ là căn bệnh đang ngày càng phổ biến và là căn bệnh có nhiều người mắc trong số những bệnh ở hậu môn trực tràng.
Bệnh trĩ xuất hiện là do sự giãn quá mức của đám tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn. Bình thường các mô ở bệnh trĩ có nhiệm vụ kiểm soát lượng phân thải ra, tuy nhiên nếu do 1 yếu tố nào đó gây áp lực sẽ khiến các mô này bị sưng hoặc viêm và hình thành nên các búi trĩ.
Bệnh trĩ có nhiều loại nhưng có 2 loại phổ biến là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Bệnh trĩ ngoại là tình trạng xuất hiện cá búi trĩ ở phía dưới đường lược, búi trĩ được bao quy bởi lớp biểu mô vảy nằm bên dưới lớp da và được bao quanh hậu môn.
Khi bị bệnh trĩ ngoại người bệnh sẽ thấy có triệu chứng đau rát, khó chịu ở ngay bên rìa ngoài hậu môn. Người bệnh còn thấy kèm theo các triệu chứng như: hậu môn luôn ẩm ướt, bị chảy dịch, lở loét thậm chí có thể kèm theo viêm nhiễm, sờ thấy có cục thịt ở rìa hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại nếu không có biện pháp can thiệp và chữa trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là bội nhiễm, nhiễm trùng huyết, lở loét hậu môn, hoại tử hậu môn...
Khi bị trĩ ngoại nên làm gì để giảm thiểu triệu chứng khó chịu
Để giải đáp thắc mắc khi bị trĩ ngoại nên làm gì, bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: có rất nhiều cách để khắc phục các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây nên cũng như có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ ngoại. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
1. Thăm khám các bác sĩ chuyên khoa
Đa số người bị bệnh trĩ đều cảm thấy e ngại, xấu hổ không dám đi khám và điều trị vì đây là căn bệnh xuất hiện ở vùng hậu môn nhạy cảm. Đa số người bệnh khi đến khám và điều trị thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Do đó khi thấy có những dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ ngoại bạn nên vượt qua tâm lý e ngại để đi khám các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng. Dựa vào những dấu hiệu ở vùng hậu môn các bác sĩ sẽ khám và đưa ra phác đồ điều trị cũng như hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả.
Một số các phương pháp thăm khám để chẩn đoán tình trạng bệnh trĩ ngoại có thể sẽ được các bác sĩ chỉ định như:
Quan sát vùng hậu môn – nơi xuất hiện các búi trĩ, khi bị trĩ ngoại sẽ thấy các búi trĩ phồng to ở hậu môn, búi trĩ có màu đỏ sẫm như những cục máu đông, có mạch máu ngoằn ngoèo.
Tiến hành soi đại tràng và đại tràng sigma để chẩn đoán và xác định các nguyên nhân khác như: nứt kẽ hậu môn, khối u ở hậu môn, viêm ống hậu môn, polyp hậu môn...
Sau khi có kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và điều trị phù hợp. Với những trường hợp bị trĩ ngoại giai đoạn nhẹ có thể dùng thuốc hoặc điều trị nội khoa. Với những trường hợp bị trĩ ngoại giai đoạn nặng có thể sẽ cần can thiệp ngoại khoa.
2. Ngăn chặn các yếu tố khiến bệnh trĩ nặng hơn
Khi bị bệnh trĩ ngoại nên làm gì thì đó chính là việc ngăn chặn các yếu tố khiến tình trạng bệnh trĩ trở nên nặng hơn. Nếu bạn đang thắc mắc không nên làm gì khi bị bệnh trĩ nói chung cũng như bệnh trĩ ngoại nói riêng thì bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
- Ăn quá nhanh: Khi bị bệnh trĩ ngoại cũng như những căn bệnh trĩ khác bạn không nên ăn quá nhanh. Vì khi ăn quá nhanh sẽ khiến thức ăn khó tiêu hóa hơn, nguy cơ bị táo bón làm tăng áp lực lên vùng hậu môn sẽ tăng cao hơn.
- Bị táo bón: đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ ngoại do đó bạn không nên để tình trạng này diễn ra.
- Không nên ngồi quá lâu: ngồi lâu 1 tư thế sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn vì làm tăng áp lực lên vùng hậu môn
- Không nên mang vác vật nặng: cũng giống như việc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh thì mang vác vật nặng cũng sẽ khiến bệnh trĩ ngoại nặng hơn, làm tăng áp lực lên vùng hậu môn và nguy cơ bị mắc bệnh trĩ cao hơn.
- Dùng nhà vệ sinh thành thư viện: khi bạn ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh sẽ khiến áp lực ở đường tiêu hóa tăng cao hơn. Đặc biệt ngồi lâu trong nhà vệ sinh còn làm gia tăng áp lực khiến bệnh trĩ của bạn trở nên nặng hơn.
3. Thay đổi các thói quen hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại
Khi bị bệnh trĩ ngoại nên làm gì chắc chắn bạn nên thay đổi các thói quen làm giúp bệnh trĩ nhanh khỏi hơn. Đồng thời kết hợp, hạn chế tình trạng mắc bệnh trĩ.
Uống nhiều nước: Uống quá ít nước sẽ khiến đường tiêu hóa bị căng thẳng, phân cứng hơn, sự trao đổi chất bị ảnh hưởng, nguy cơ bị táo bón sẽ tăng cao. Do đó bạn nên uống nhiều nước hơn.
Tăng cường vận động: Việc ngồi lâu hoặc đứng lâu sẽ khiến tăng áp lực bệnh trĩ gấp nhiều lần. Do đó bạn nên tăng cường vận động nhiều hơn, tốt nhất bạn nên đứng lên vận động khoảng 1 tiếng 1 lần. Điều này sẽ khiến làm giảm áp lực giãn tĩnh mạch, giảm nguy cơ mắc trĩ ngoại.
Tập thói quen đi đại tiện lành mạnh: Khi bị trĩ ngoại nên làm gì thì bạn nên tập thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ nhất định, không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
Tăng cường bổ sung chất xơ: bổ sung nhiều chất xơ sẽ khiến tình trạng bệnh trĩ ngoại của bạn được cải thiện vì nó giúp làm giảm nguy cơ bị táo bón, giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc, hoa quả sấy khô...
Hạn chế những thực phẩm không có lợi: khi bị bệnh trĩ ngoại bạn không nên ăn những loại thực phẩm chiên, xào, đồ ăn có nhiều chất béo, chất kích thích... không nên ăn gì khi bị trĩ bạn nên tránh những loại thực phẩm này.
4. Áp dụng các mẹo chữa bệnh trĩ
Với những trường hợp bị bệnh trĩ nhẹ, các triệu chứng bệnh chưa ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thì bạn có thể áp dụng các mẹo chữa bệnh trĩ. Một số mẹo chữa bệnh trĩ có thể được gợi ý dưới đây:
Chườm đá vào hậu môn: Đây là cách giúp giảm đau do bị bệnh trĩ ngoại hiệu quả. Bạn chuẩn bị 1 túi nước đá hoặc bọc đá vào trong tấm vải mỏng sau đó chườm nhiều lần mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm sưng hiệu quả.
Tắm hoặc ngồi vào chậu nước ấm: Bạn có thể tắm nước ấm để khiến tâm trạng được giải tỏa, hạn chế tình trạng căng thẳng. Hoặc bạn cũng có thể ngâm hậu môn bằng nước ấm có pha 1 chút muối mỗi ngày 2 lần sẽ giúp giảm viêm nhiễm ở vùng hậu môn.
5. Áp dụng 1 số bài thuốc dân gian
Khi bị bệnh trĩ ngoại nên làm gì để cải thiện thì đó chính là áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh trĩ từ dân gian. Những bài thuốc này thường đơn giản, có thể áp dụng tại nhà, nguồn nguyên liệu dễ tìm.
Bạn có thể áp dụng một số các bài thuốc dân gian để chữa bệnh trĩ như dùng nước ép rau diếp cá, dùng hoa thiên lý hoặc cây lá bỏng... Tuy nhiên những bài thuốc này chỉ nên dùng với những trường hợp bị bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ, chưa có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại khi bị trĩ ngoại nên làm gì? điều đầu tiên là thăm khám các bác sĩ chuyên khoa, chữa trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, hạn chế các yếu tố gây bệnh và đặc biệt là thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh. Nếu còn những thắc mắc, lo lắng cần được bác sĩ và các chuyên gia tư vấn bạn có thể liên hệ, đặt hẹn tại KHUNG CHÁT hoặc qua số điện thoại: 0243.9656.999.