Khó đi đại tiện khi mang thai : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

June 19, 2023
Phụ Khoa
Mục lục chính [Ẩn]

    Khó đi đại tiện khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Tình trạng này khiến nhiều mẹ bầu sợ hãi, ám ảnh và khó chịu. Tham khảo bài viết dưới đây để biết chính xác nguyên nhân khiến thai phụ gặp tình trạng khó đại tiện và hướng khắc phục hiệu quả, an toàn.

    Tìm hiểu tình trạng khó đại tiện lúc mang thai

    Khó đi đại tiện khi mang thai chính là tình trạng táo bón, là một trong những nỗi phiền toái và ám ảnh với mẹ bầu. Theo thống kê, khoảng 38% thai phụ bị táo bón khi mang bầu với ít nhất một dấu hiệu khó chịu liên quan tới đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, táo bón,...

    Thực tế, mẹ bầu có thể khó đại tiện trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai. Nếu chị em đã từng bị khó đại tiện từ trước thì tình trạng này càng nặng hơn lúc mang bầu. Tình trạng đại tiện khó chủ yếu xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ khi em bé phát triển to.

    Một số mẹ bầu lo lắng tình trạng đại tiện khó có thể gây sảy thai. Vấn đề này cũng có nguyên do vì cơ chế rặn mạnh lúc đại tiện tương tự như rặn đẻ. Chị em nào từng sinh thường có thể thấy rặn đẻ lúc chuyển dạ sử dụng rất nhiều cơ bụng giống việc đại tiện.

    Tuy nhiên, em bé không thể ra dễ dàng như đi đại tiện được bởi bộ phận sinh sản hoạt động độc lập với bộ phận tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn được khuyến cáo không nên rặn mạnh khi đại tiện trong thai kỳ vì:

    • Thứ nhất, lúc táo bón các cơn rặn đại tiện sẽ kích thích cơn co tử cung. Đây là tác nhân gây sảy thai sớm trong 3 tháng đầu, gây sinh non trong 3 tháng cuối
    • Thứ hai, mỗi lần rặn mạnh khi đại tiện, thai phụ có nguy cơ nứt kẽ hậu môn. Tình trạng nứt kẽ đi kèm biểu hiện đại tiện ra máu, máu dính ở phân hoặc giấy vệ sinh. Đây là tác nhân gây nhiễm trùng hậu môn, ung thư đại tràng.

    Nguyên nhân khiến đại tiện khó lúc mang thai

    Thực tế nguyên nhân của tình trạng khó đi đại tiện khi mang thai cho đến nay vẫn chưa rõ ràng vì liên quan tới nhiều yếu tố. Có thể do thay đổi hoạt động sinh học, nội tiết tố trong thai kỳ hoặc do thay đổi thói quen ăn uống. Ngoài ra, thai nhi phát triển to cũng tạo áp lực đè nén đường ruột dẫn tới đại tiện khó khăn. Cụ thể:

    • Nội tiết tố thay đổi: Khi mang thai, nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi, motilin giảm và progesterone tăng. Chính điều này làm chậm quá trình nhu động ruột, dẫn tới đại tiện khó.
    • Bổ sung vitamin: Khi mang thai, mẹ bầu thường bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, cụ thể là canxi và sắt hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Chính yếu tố này gây đại tiện khó, táo bón ở mẹ bầu.
    • Hoạt động thể chất ít: Khi mang thai, mẹ bầu thường bị ốm nghén, mệt mỏi nên ít vận động. Vận động ít cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm nhu động ruột và gây ra đại tiện khó.
    • Chế độ ăn uống thay đổi: Khi mang thai, mẹ bầu thường bổ sung nhiều đạm để giúp con tăng cân, chính điều này là tác nhân dẫn tới đại tiện khó.
    • Thai nhi phát triển to: Khi mang thai tử cung phát triển sẽ chèn ép tĩnh mạch vùng chậu, dây thần kinh, tĩnh mạch dưới. Ngoài ra thai nhi phát triển to sẽ thu hẹp không gian đường tiêu hóa, gây chậm tiêu hóa, đại tiện khó.
    • Căng thẳng: Mang thai khiến mẹ bầu ốm nghén, cơ thể đau nhức, lo lắng cho sự phát triển của em bé,... dẫn tới căng thẳng kéo dài, khiến cơ thể phản ứng bằng cách giảm nhu động ruột, dẫn tới đại tiện khó.
    • Vi khuẩn đường ruột thay đổi: Khi mang thai, vi khuẩn đường ruột giảm, lượng đường trong máu tăng và chất béo lắng đọng để nuôi dưỡng em bé, theo nghiên cứu việc giảm vi khuẩn đường ruột dẫn tới đại tiện khó.

    Những nguy hiểm khi đại tiện khó lúc mang thai

    Có thể nói, tình trạng khó đi đại tiện khi mang thai là nỗi ám ảnh với mẹ bầu, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khó lường. Cụ thể:

    • Cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng: Khó đại tiện khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn, đầy bụng, khó chịu do chất thải và khí không được tống ra ngoài. Từ đó ăn không ngon, ngại ăn và thiếu hụt chất dinh dưỡng, nguy cơ khiến thai nhi suy dinh dưỡng.
    • Nguy cơ sảy thai: Khó đại tiện khiến mẹ bầu phải dùng sức rặn mạnh để tống phân ra ngoài. Vô tình kích thích cơn co tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.
    • Nguy cơ mắc bệnh khác: Đại tiện khó cũng là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ, ung thư đại trực tràng, viêm đại trực tràng,...
    • Đe dọa sức khỏe của mẹ và bé: Đại tiện khó, chất độc như amoniac, indol, phenol,... tích tụ trong ruột, hấp thụ lại vào máu gây nhiễm độc mãn tính, đe dọa sự phát triển của thai nhi, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ.

    Xem thêm : [ Tìm Hiểu ] Phụ nữ khó đi đại tiện sau sinh phải làm sao để khắc phục ?

    Cách phòng ngừa khó đại tiện khi mang thai

    Tình trạng khó đi đại tiện khi mang thai không chỉ đe dọa sức khỏe mẹ bầu, còn ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cụ thể:

    1. Bổ sung nhiều chất xơ

    Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích ruột già hoạt động, hạn chế nguy cơ đại tiện khó,... Mẹ bầu có thể bổ sung chất xơ trong các loại thực vật như rau xanh, trái cây, hạt ngũ cốc chưa xay,... Đặc biệt là những loại rau xanh, trái cây sau: Rau khoai lang, rau mồng tơi, thanh long, bưởi, đu đủ chín, chuối,...

    2. Uống nhiều nước

    Mẹ bầu hãy bổ sung khoảng 8 – 10 ly nước/ngày để kích thích đại tiện, có thể bổ sung nước cam tươi, mật ong hòa nước ấm,... Tuy nhiên, những trường hợp thai phụ không được uống nhiều nước là người huyết áp thấp, tay chân lạnh, bụng yếu, lạnh bụng đi ngoài,...

    3. Thường xuyên tập thể dục

    Các bác sĩ khuyên rằng, tập thể dục nhẹ nhàng suốt thai kỳ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, cơ co thắt và đào thải phân dễ dàng. Mẹ bầu có thể bơi lội, tập yoga,...

    4. Uống nước chanh ấm

    Uống nước chanh ấm tăng co thắt cơ ruột, nhuận tràng, hạn chế táo bón,... Chanh cũng chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé. Nếu mẹ bầu đại tiện khó, hãy uống nước chanh ấm 2 lần/ngày.

    5. Bổ sung lại liều lượng sắt

    Nếu khó đi đại tiện khi mang thai, mẹ bầu hãy xem lại liều lượng sắt đang bổ sung mỗi ngày, bởi chất sắt làm chậm quá trình tiêu hóa. Nếu không bị thiếu máu và có chế độ ăn uống khoa học, hãy chia sẻ với bác sĩ/dược sĩ chuyên môn về tình trạng đại tiện khó khi uống sắt để điều chỉnh liều lượng phù hợp.

    6. Chia nhỏ bữa ăn

    Khi đại tiện khó, hãy chia nhỏ các bữa ăn, điều này giúp dạ dày không phải làm việc quá tải, hạn chế nguy cơ táo bón, chống ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi. Nếu chỉ ăn bữa lớn sẽ làm quá tải dạ dày, hệ thống tiêu hóa khó tiêu hóa thức ăn.

    7. Tập thói quen đại tiện đúng giờ

    Mẹ bầu nhịn đại tiện quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, làm mất độ nhạy cảm của não với việc đại tiện. Ngoài ra, chất thải tích tụ lâu trong đại tràng cũng khô cứng, đại tiện khó khăn hơn. Vì vậy, tập đại tiện vòng khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là buổi sáng.

    Kết luận: Thực tế, tình trạng đại tiện khó trong thai kỳ chỉ là tạm thời và sẽ giảm dần sau sinh con. Trường hợp sau sinh chị em vẫn bị táo bón kèm búi trĩ xuất hiện thì hãy nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng để cắt trĩ.

    Đối với bệnh trĩ, hiện nay Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng công nghệ HCPT II với nhiều ưu điểm: Hạn chế đau đớn, chảy máu, hạn chế sẹo xấu, thời gian lành vết thương nhanh, không ảnh hưởng chức năng hậu môn,...

    Bài viết đã giải đáp đầy đủ thông tin liên quan khó đi đại tiện khi mang thai và cách phòng ngừa táo bón trong thai kỳ. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan tới bệnh lý hậu môn – trực tràng, chị em vui lòng liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để được chuyên gia tại 193c1 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thủ đô Hà Nội giải đáp miễn phí.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Lê Thị Nhài

    Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Lê Thị Nhài hiện đang là một trong những bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa được nhiều bệnh nhân biết đến và tin tưởng lựa chọn. Bác sĩ là một trong những tấm gương tiêu biểu, có chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, uy tín đứng đầu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    Bác sĩ Lê Thị Nhài đã có nhiều thành tích tốt trong công tác về tuyên truyền, thăm khám, điều trị các bệnh ở chị em phụ nữ:

    • 3 lần được bằng khen của bộ Y Tế cùng với nhiều bằng khen của UBND tỉnh.
    • Có huy chương về sự nghiệp dân số trong thời gian làm việc cho cộng đồng.
    • Bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc nhất tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.
    • Top 10 bác sĩ Sản phụ khoa giỏi nhất khu vực miền Bắc.
    • Top 5 bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc tại Hà Nội.
    • Bác sĩ xuất sắc về áp dụng phương pháp RFA trong điều trị viêm lộ tuyến.

    Sở trường chuyên môn của bác sĩ CKI Lê Thị Nhài

    • Tư vấn và điều trị các bệnh về sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
    • Thực hiện thẩm mỹ vùng kín theo kỹ thuật hiện đại.
    • Tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh xã hội ở nữ giới.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status