Mẹ bầu bị bệnh trĩ không phải là điều hiếm gặp hiện nay. Vốn dĩ trĩ là một căn bệnh rất phổ biến có thể gặp phải ở mọi đối tượng, trong mọi độ tuổi và mọi giới tính. Trong đó phụ nữ đang mang thai là những đối tượng có nguy cơ gặp phải cao hơn cả. Vậy nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ là gì, việc nhận biết có dễ dàng không và có thể khắc phục được bằng cách nào chúng ta cùng theo dõi qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị bệnh trĩ là gì ?
Mẹ bầu bị bệnh trĩ là vấn đề rất thường gặp hiện nay. Các nguyên nhân được xác định đã gây nên căn bệnh này bao gồm:
- Khi mang thai, người phụ nữ rất dễ gặp phải chứng táo bón làm cho phân khó được đào thải ra bên ngoài. Quá trình đi đại tiện khiến cho mẹ bầu buộc phải rặn mạnh làm tăng áp lực lên thành hậu môn và dẫn tới sự hình thành búi trĩ.
- Việc mang thai khiến cho cơ thể người phụ nữ bị gia tăng nồng độ progesterone và làm cho thành tĩnh mạch có nguy cơ bị sưng phồng cao. Nồng độ nội tiết tố progesterone làm giảm quá trình nhu động ruột, khiến cơ thể người mẹ thường xuyên bị táo bón, và kéo dài sẽ dẫn đến bị trĩ.
- Khi phôi thai trong bụng người mẹ ngày càng phát triển lớn hơn gia tăng áp lực lên tĩnh mạch ở vùng chậu cũng như tĩnh mạch chủ dưới. Điều này đã làm chậm lại quá trình tuần hoàn máu và làm tăng áp lực tới các tĩnh mạch phía dưới tử cung từ đó dẫn đến nguy cơ bị trĩ.
Thực tế mắc bệnh trĩ khi mang bầu là nỗi ám ảnh đối với tất cả các bà mẹ, nó không chỉ gây ra những ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí thai phụ còn có thể bị sảy thai hoặc sinh non. Vậy nên các chuyên gia cho biết ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ bản thân bị trĩ, bất cứ chị em nào cũng cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ điều trị ngay.
Nhận biết mẹ bầu bị bệnh trĩ qua những dấu hiệu nào ?
Mẹ bầu bị bệnh trĩ cần phải được phát hiện sớm là điều vô cùng quan trọng. Thực tế bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai cũng có những triệu chứng giống như những người mắc bệnh thông thường khác, các triệu chứng điển hình hay gặp thường là:
1. Đại tiện ra máu
Nhìn chung ai bị mắc bệnh trĩ thì cũng đều sẽ gặp phải dấu hiệu đi ngoài ra máu đặc biệt là khi bị táo bón. Khi các vùng cơ tại hậu môn căng ra sẽ khiến cho cả búi trĩ nội lẫn ngoại đều có nguy cơ chảy máu. Tình trạng chảy máu có thể thấy dính trên phân, trên giấy vệ sinh, cũng có khi chảy nhỏ giọt hay thành tia tùy thuộc vào từng trường hợp mắc bệnh.
2. Đau rát và ngứa ngáy hậu môn
Đại tiện ra máu thường đi kèm với dấu hiệu đau rát hậu môn. Mẹ bầu có thể thấy cảm giác đau khi đại tiện, sau đại tiện, khi vệ sinh hậu môn hay khi dùng giấy lau hậu môn.
Hậu môn chảy máu không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho vi khuẩn gây hại có cơ hội gây viêm nhiễm từ đó sẽ gây cảm giác ngứa ngáy tại hậu môn cho mẹ bầu.
3. Sa búi trĩ
Mẹ bầu mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nặng thường sẽ thấy rất rõ triệu chứng này. Với bệnh trĩ nội người bệnh sẽ thấy búi trĩ thò ra ngoài khi đại tiện còn với trĩ ngoại sẽ thấy búi phồng to ở bên ngoài hậu môn. Sa búi trĩ thường khiến cho mẹ bầu có cảm giác khó chịu và đau rát vô cùng.
Cách chăm sóc cho mẹ bầu bị bệnh trĩ
Mẹ bầu bị bệnh trĩ cần được chăm sóc ở một chế độ đặc biệt hơn điều này sẽ giúp cho tình trạng bệnh lý không tiến triển nặng và được cải thiện dần dần. Theo đó, mẹ bầu có thể tham khảo về một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học và lành mạnh dành cho người mắc bệnh trĩ như sau:
1. Với chế độ ăn uống hàng ngày
Chế độ ăn uống chính là yếu tố hết sức quan trọng đối với việc trị bệnh. Người bệnh lúc này cần nắm rõ đâu là những loại thực phẩm tốt và đâu là những loại thực phẩm cần phải tránh xa. Cụ thể mẹ bầu cần lưu ý tới những điều sau:
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm có lượng chất xơ lớn như rau củ quả và trái cây tươi, nhất là cần tây, hẹ, mướp đắng, sữa chua,...
- Mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể từ khoảng 2 - 2,5 lít nước điều này khiến cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, phân mềm hơn, đại tiện dễ dàng hơn.
- Không ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn, đồ ăn chế biến mặn
- Không dùng chất kích thích, các loại đồ uống chứa cồn, chứa ga.
2. Với chế độ sinh hoạt
Để bệnh không tiến triển theo hướng nghiêm trọng hơn, mẹ bầu khi phát hiện bản thân mắc bệnh trĩ cũng cần chú ý hơn đối với chế độ sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như sau:
- Không nên nằm, ngồi, đứng 1 chỗ quá lâu bởi điều này có thể sẽ khiến cho áp lực tại hậu môn tăng lên, từ đó bệnh sẽ diễn biến nặng hơn.
- Tự tạo cho bản thân thói quen đi đại tiện vào 1 thời điểm nhất định trong ngày, khi có nhu cầu muốn đi đại tiện cũng không được cố nhịn mà cần đi ngay.
- Đối với quá trình đi đại tiện, người bệnh cũng không nên ngồi vệ sinh quá lâu, chỉ nên ngồi dưới 10 phút và hạn chế tối đa việc ngồi xổm
- Sau mỗi lần đại tiện cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ. Hàng ngày mẹ bầu cũng cần lưu ý tới vấn đề này, có thể sử dụng nước muối loãng ấm đề vệ sinh hậu môn sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
- Đi lại nhẹ nhàng thường xuyên, tập các bài tập yoga mỗi ngày khoảng 30 phút để cải thiện tình trạng bệnh trĩ cho mẹ bầu.
- Dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, hạn chế việc thức khuya và cần đảm bảo ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó cũng cần giữ một tâm lý vui vẻ, thoải mái không để bị căng thẳng hay stress kéo dài sẽ càng khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
3. Áp dụng một số biện pháp chữa trĩ bằng dân gian
Thực tế việc mắc bệnh trĩ khi đang mang thai thường không được khuyến cáo phẫu thuật, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt do bác sĩ chỉ định. Nếu phát hiện bệnh ở mức độ mới khởi phát, mẹ bầu cũng có thể tham khảo tới một số cách chữa dân gian để cải thiện như:
- Đắp hoa mướp đắng lên hậu môn: Mướp đắng có tính kháng khuẩn và chống viêm khá tốt nên khi dùng chữa trĩ cho mẹ bầu cũng đảm bảo được tính an toàn. Với hoa mướp đắng người bệnh cần rửa sạch giã nhuyễn sau đó thì đắp trực tiếp lên hậu môn từ 1 - 2 lần mỗi ngày.
- Uống nước hoa mướp và hoa hòe: Hoa hòe kết hợp cùng hoa mướp cũng có thể coi là một bài thuốc đơn giản được dùng cải thiện tình trạng bệnh trĩ cho mẹ bầu. 10g hoa hòe kết hợp 20g hoa mướp nấu sôi và nước và dùng để uống trong ngày là cách dùng mẹ bầu có thể tham khảo
- Ngâm hậu môn với nước ấm: Để làm giảm triệu chứng khó chịu tại hậu môn khi bị bệnh trĩ, mẹ bầu có thể ngâm hậu môn cùng với nước muối ấm bởi điều này sẽ giúp quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn, các tĩnh mạch dễ giãn ra hơn.
Như vậy qua bài viết chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc nắm rõ các thông tin về mẹ bầu bị bệnh trĩ cũng như về một số cách cải thiện hiệu quả. Lưu ý với các cách chữa trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ bầu nên tới trực tiếp các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn về cách điều trị phù hợp nhất.