[ Giải Đáp ] Mụn rộp sinh dục khi mang thai cần làm gì để tránh nguy hiểm ?
Mụn rộp sinh dục khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, sợ hãi vì tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy mụn rộp sinh dục trong thai kỳ là như thế nào, có nguy hiểm không, bạn hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Bệnh mụn rộp sinh dục là gì ?
Mụn rộp sinh dục được biết đến là căn bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục do virus Herpes (HSV) tấn công và gây bệnh. Sau khi tấn công vào cơ thể nó sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó đặc biệt là mụn rộp sinh dục khi mang thai.
Hiện nay, mụn rộp sinh dục được chia thành 2 chủng loại chính là:
- Virus HSV-1: Gây nên dấu hiệu sưng, đau ở miệng rồi lây lan sang cơ quan sinh dục.
- Virus HSV-2: Gây nên dấu hiệu khó chịu ở cơ quan sinh dục
Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể bắt nguồn từ những yếu tố như: dùng chung đồ dùng dưỡng môn, bát đũa ăn cơm, đồ ăn, hôn môn, tiếp xúc tình dục. Trong đó đối tượng thường mắc bệnh là những người quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình và có hệ miễn dịch yếu.

Nhận biết dấu hiệu mắc mụn rộp sinh dục khi mang thai
Mụn rộp sinh dục khi mang thai ở giai đoạn đầu thường không được chú ý vì các dấu hiệu khá mờ nhạt. Nhiều người còn nhầm lẫn những dấu hiệu này với những căn bệnh khác như nhiễm nấm men, bị côn trùng cắn…
Thông thường herpes sinh dục khi mang thai có thể nhận biết được sớm bằng mắt thường sau khoảng 2 đến 3 ngày sau khi bạn bị nhiễm trùng và muộn nhất là sau khoảng 1 tháng.
Một số các dấu hiệu điển hình mà bạn có thể gặp phải như:
- Thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy ở vùng dưới
- Xuất hiện các tuyến hạch bạch huyết sưng và đau hơn
- Vùng âm đạo xuất hiện các nốt mụn nước, sau đó những nốt này chuyển thành những vết loét.
- Các nốt mụn nước phát triển và lan rộng sang hậu môn, mông
- Đau lưng dưới, đau hông, háng, đùi và đầu gối
- Đau mỗi lần đi tiểu
- Sốt nhẹ, đau nhức cơ thể và đau đầu
Tùy tình trạng của mỗi người mà các dấu hiệu bệnh xuất hiện sẽ khác nhau, do đó bạn không nên chủ quan mà cần có kế hoạch điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Mụn rộp sinh dục khi mang thai có nguy hiểm không ?
Đa số các trường hợp bị mụn rộp sinh dục khi mang thai đều ít gặp phải biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, chị em không nên vì thế mà chủ quan vì vẫn có nguy cơ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Mụn rộp sinh dục ở phụ nữ mang thai có thể gây nên những ảnh hưởng như:
1. Gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Virus gây bệnh mụn rộp sinh dục có thể lây lan sang cho em bé trong quá trình mang thai và khi mẹ bầu chuyển dạ. Em bé có thể bị nhiễm trùng dẫn đến mù lòa, tổn thương hệ thần kinh, nguy hiểm đến tính mạng.
2. Gây ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong nội tạng
Không chỉ chịu ảnh hưởng và viêm nhiễm mắt và ngoài da, mụn rộp sinh dục còn có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể. Trong đó phổ biến nhất là phổi và gan. Những căn bệnh này gây nguy hiểm, có thể đối mặt với tình trạng tử vong, nguy cơ sống sót kém.
3. Nguy cơ viêm màng não
Virus HSV lây truyền sang trẻ sơ sinh có thể dẫn đến viêm màng não và tủy sống. Trẻ sơ sinh có thể gặp phải những dấu hiệu như: thường xuyên quấy khóc, sốt, co giật, lờ đờ…
4. Nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục
Trẻ nhỏ bị virus HSV tấn công có thể đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng, mẹ bầu cũng vậy, cũng có thể bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác.
5. Gặp các vấn đề ở bàng quang
Bệnh mụn rộp sinh dục có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở đường tiết niệu trong đó có các bệnh ở bàng quang, gây khó chịu và đau đớn.
Ngoài biến chứng nguy hiểm mà chị em có thể đối mặt mụn rộp sinh dục nữ khi mang thai, những triệu chứng của bệnh còn khiến chị em phụ nữ khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên bị áp lực tâm lý…

Chẩn đoán Herpes sinh dục khi mang thai bằng cách nào?
Mụn rộp sinh dục khi mang thai có thể gây những ảnh hưởng hoặc biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó để đảm bảo an toàn thì các biện pháp chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm là hết sức quan trọng và cần thiết.
Bạn nên đến khám và tư vấn các bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả. Các bác sĩ có thể chỉ định bạn làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh như:
- Xét nghiệm máu
- Nuôi cấy mô
- Xét nghiệm PCR
Trên thực tế việc thăm khám và sàng lọc sẽ bao gồm cả bạn tình, nếu có kết quả chẩn đoán mắc bệnh sẽ được điều trị đồng thời để tránh nguy cơ bệnh tái phát.
Phương pháp điều trị mụn rộp sinh dục khi mang thai
Tùy thuộc tình trạng cũng như vị trí xuất hiện các nốt mụn rộp sinh dục khi mang thai các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp. Bạn nên lựa chọn những cơ sở chuyên khoa uy tín có các bác sĩ sản phụ khoa nhiều kinh nghiệm để được thăm khám và đưa ra phương pháp phù hợp nhất.
1. Với những trường hợp bị mụn rộp sinh dục lần đầu
Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng 1 đợt thuốc kháng virus, thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của mỗi người.
Aciclovir 200mg mỗi ngày 5 lần, sử dụng trong vòng từ 5 – 10 ngày
Hoặc Valacyclovir 500mg mỗi ngày 2 lần, sử dụng trong vòng từ 5 – 10 ngày
Sau khi điều trị bạn cũng cần chú ý điều trị dự phòng từ tuần thai thứ 36 đến khi chuyển dạ.
- Aciclovir 200mg ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên/1 ngày
- Hoặc Valacyclovir 500mg mỗi ngày 2 lần
Với những trường hợp mang song thai cần điều trị dự phòng từ tuần thứ 32.
2. Với những trường hợp bị mụn rộp khi mang thai tái phát
Nếu mẹ bầu bị nhiễm virus HSV tái phát sẽ được chỉ định điều trị như sau:
- Aciclovir 200mg ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên/1 ngày
- Hoặc Valacyclovir 500mg mỗi ngày 2 lần
Trong đó thuốc Acyclovir thường được sử dụng phổ biến hơn Valacyclovir
Cùng với việc sử dụng thuốc chị em có thể áp dụng các biện pháp kết hợp điều trị bằng sóng ngắn hoặc máy viba để tăng cường hấp thu thuốc, giúp tăng cường hiệu quả điều trị được nhanh chóng hơn.

Phòng ngừa mụn rộp sinh dục khi mang thai
Cùng với các biện pháp điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, để đảm bảo an toàn và hiệu quả bạn cần có biện pháp phòng ngừa mụn rộp sinh dục khi mang thai. Bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này bằng cách:
- Luôn giữ gìn vùng bị nhiễm bệnh sạch và khô
- Mặc quần áo cotton rộng để tránh vùng kín bị cọ sát và luôn được thoải mái
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị hoặc quan hệ tình dục bằng bao cao su sau khi đã được điều trị bệnh khỏi hoàn toàn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đảm bảo
- Sử dụng thuốc đúng giờ và đúng loại thuốc mà bác sĩ chỉ định
- Thăm khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ để được tư vấn và có biện pháp can thiệp hiệu quả.
Hy vọng rằng với những thông tin trên đây chị em đã có những thông tin về bệnh mụn rộp sinh dục khi mang thai. Nếu cần được hỗ trợ khi gặp phải dấu hiệu của căn bệnh này bạn hãy liên hệ tới các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng theo số điện thoại 0243 9656 999 để được tư vấn và hỗ trợ.