Nấm Candida là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quá

October 18, 2022
Phụ Khoa
Mục lục chính [Ẩn]

    Nấm candida là một loại nấm gây ra các bệnh ở cơ quan sinh dục thường gặp ở cả nam và nữ giới, nhưng chủ yếu là hay được phát hiện ở nữ. Tùy theo biểu hiện mà cơ thể của người bệnh có những tình trạng bệnh khác nhau. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nấm candida như thế nào? Hãy tham khảo thông tin có trong bài viết sau để biết câu trả lời chính xác.

    Nấm candida là gì ? Những thông tin cần biết

    Nấm candida có tên khoa học là Candida albicans gây tổn thương đến bộ phận sinh dục, một số khác có thể nhiễm ở ngoài da, khóe miệng. Loại nấm này ưa thích môi trường ẩm ướt nên cơ quan sinh dục hay miệng của con người sẽ là nơi tìm thấy nấm candida nhiều nhất.

    Nếu bị nhiễm nấm Candida ở trong âm đạo được gọi là viêm âm đạo do nấm, còn trường hợp bị nhiễm trùng trong miệng thường được gọi là bệnh tưa miệng. Các triệu chứng khi nhiễm nấm Candida khác nhau tùy thuộc vào vùng nhiễm trùng ở trên cơ thể của người bệnh.

    Tình trạng nhiễm nấm candida có thể gây khó chịu như ngứa rát kéo dài, làm ảnh hưởng đến sự tự tin của người bệnh tuy nhiên sẽ không gây ra nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ có trường hợp nấm candida tấn công vào máu thì có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm song nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì không phải là vấn đề quá nghiêm trọng.

    Nguyên nhân nào gây ra nấm Candida ?

    Nhiều người nghĩ rằng nấm candida chỉ có ở bên ngoài cơ thể? Không hẳn như thế, đây là loại nấm xuất hiện ở khắp mọi nơi và ngay chính cơ thể của bạn cũng có chứa lượng nhỏ nấm candida đang chung sống hòa bình.

    Tuy nhiên, khi chúng gặp điều kiện thuận lợi, ví dụ ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao thì sẽ khiến chúng tăng sinh nhanh chóng và ảnh hưởng đến khu vực mà chúng xuất hiện. Vì vậy, nữ giới sẽ thường bị nhiễm nấm candida hơn so với nam giới do cấu tạo âm đạo mở nên ẩm ướt, bí bách và tạo điều kiện cho candida sinh sôi, phát triển gây bệnh.

    Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch yếu như người có bệnh nền, phụ nữ đang có thai rất dễ bị nấm candida tấn công. Một số ít khác có thể trong quá trình dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm sai cách làm chết quá nhiều lợi khuẩn trong người khiến cho candida có cơ hội thuận lợi để sinh sôi và phát triển.

    Các dấu hiệu liên quan đến nấm candida như thế nào ?

    Nhận biết triệu chứng nấm candida rất dễ dàng, tuy nhiên ở những người bị nấm nhẹ thì các dấu hiệu sẽ mơ hồ, khó nhận ra hơn so với những người có triệu chứng nặng. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý đến những vị trí dưới đây để phát hiện ra nấm Candida dễ dàng:

    • Bộ phận sinh dục: Ở phụ nữ, nhiễm nấm candida ở âm đạo có thể có triệu chứng ngứa, tấy đỏ và đau rát nhiều ở vùng âm đạo. Dịch âm đạo tiết ra nhiều có mùi hôi, thường màu trắng và vón cục. Đối với nam giới, các triệu chứng bị nấm candida tấn công bao gồm đau, ngứa hoặc có cảm giác châm chích trên đầu dương vật. Cả hai giới đều chung biểu hiện là sẽ đau nhiều khi có quan hệ tình dục.
    • Khu vực quanh miệng, hầu họng: Nấm candida tấn công sẽ làm xuất hiện các đốm trắng trên lưỡi và miệng, một số người có thể bị sưng nướu, xuất hiện nhiều mảng đỏ trắng đan xen. Nếu loại nấm này tấn công sâu vào hầu họng sẽ khiến người bệnh đau đớn, khó nhai nuốt như bình thường.
    • Ngoài da: Xuất hiện các đốm màu đỏ trắng trên da, gây rát và sưng viêm nghiêm trọng.
    • Nhiễm nấm vào máu có thể gây ra sốt và ớn lạnh cơ thể, đây là cảnh báo nguy hiểm vì nếu máu có nấm tấn công là dấu hiệu không hề tốt.

    Để nhận biết hình ảnh nấm candida, tốt nhất người bệnh cần chú ý đến các biểu hiện bất thường như trên và đi khám kịp thời. Thông qua xét nghiệm và soi nấm nhanh, bác sĩ sẽ phát hiện và đưa ra phương án điều trị hiệu quả.

    Các đối tượng dễ bị nhiễm nấm candida

    Nhiễm nấm candida là bệnh rất phổ biến, vì nó có thể xuất hiện ở cả nam giới, phụ nữ (đang mang thai hoặc không), trẻ em,... Thậm chí, những đối tượng có miễn dịch yếu lại dễ bị nấm tấn công lại là điều nguy hiểm.

    Hiện nay không có cách phòng ngừa nấm candida chung nhất, đa số mọi người phải tự bảo vệ mình bằng cách chăm sóc bản thân thật tốt, chú ý vệ sinh cơ thể hàng ngày, rửa vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục, hạn chế dùng chung đồ cá nhân với người khác để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh.

    Nhiễm nấm candida khi nào cần gặp bác sĩ?

    Bệnh nấm candida dù thể nhẹ hay mức độ nặng đều không thể xem thường, khi nhận thấy có thể có những dấu hiệu tăng nặng (biến chứng), hãy chú ý đi gặp bác sĩ ngay để được cấp cứu kịp thời:

    • Đau và ngứa cơ quan sinh dục không tự khỏi sau 1 tuần và có dấu hiệu nặng hơn
    • Xuất hiện vết loét to, đỏ gây khó chịu
    • Chảy máu ở khu vực tổn thương.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị Candida?

    Đối với bệnh nấm candida, cách tốt nhất cần phải can thiệp y khoa để diệt trừ chúng hiệu quả và triệt để đó là phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Hiện nay, có 2 cách chữa đó là dùng thuốc và can thiệp bằng công nghệ cao để diệt nấm hiệu quả.

    • Điều trị nấm candida tại nhà bằng thuốc: Những trường hợp mới nhiễm nấm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nấm để uống hoặc dạng thuốc đặt để trị viêm nhanh chóng. Lưu ý là các loại thuốc này phải được kê toa đầy đủ, không được sử dụng lung tung và chỉ nên uống trong thời gian cố định (tối đa 7 ngày), không lạm dụng.
    • Với những trường hợp tái phát nhiều lần hoặc bệnh đã phát triển thành mãn tính, bác sĩ sẽ can thiệp bằng công nghệ cao diệt nấm ở cơ quan sinh dục hiệu quả để ngăn ngừa chúng sản sinh trở lại.

    Đa khoa Quốc tế cộng đồng đang là cơ sở y tế nhận khám chữa các bệnh do nấm candida gây ra bằng công nghệ sóng ngắn hoặc ánh sáng sinh học để diệt nấm nhanh chóng. Để đặt lịch khám, chị em hãy click tại đây để được hỗ trợ.

    Xem thêm : Nhiễm nấm Candida : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả hiện nay

    Cách ngăn ngừa bệnh do nấm candida hiệu quả

    Việc kiểm soát bệnh nhiễm nấm candida không hề khó khăn, chỉ cần người bệnh chú ý đến những yếu tố sau:

    • Chăm sóc và vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày
    • Không thụt rửa âm đạo
    • Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh trung tính, tránh lạm dụng các sản phẩm chứa chất tẩy rửa mạnh gây kích ứng
    • Không nên mặc quần áo bó sát, từ quần lót, quần dài hay áo đều nên chọn các trang phục rộng rãi, thoải mái
    • Đảm bảo cho cơ quan sinh dục luôn khô thoáng, sạch sẽ
    • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường kịp thời.

    Bệnh do nấm candida sẽ không xảy ra ở những người có cơ thể khỏe mạnh. Do đó, hãy luôn nâng cao hệ miễn dịch của bản thân và đảm bảo rằng sức khỏe của mình luôn được chăm sóc tốt nhất thì sẽ không có nguy hiểm nào xảy ra với bạn! Nếu như có thắc mắc, hãy click tại đây để được chuyên gia giải đáp sức khỏe nhanh chóng.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Lê Thị Nhài

    Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Lê Thị Nhài hiện đang là một trong những bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa được nhiều bệnh nhân biết đến và tin tưởng lựa chọn. Bác sĩ là một trong những tấm gương tiêu biểu, có chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, uy tín đứng đầu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    Bác sĩ Lê Thị Nhài đã có nhiều thành tích tốt trong công tác về tuyên truyền, thăm khám, điều trị các bệnh ở chị em phụ nữ:

    • 3 lần được bằng khen của bộ Y Tế cùng với nhiều bằng khen của UBND tỉnh.
    • Có huy chương về sự nghiệp dân số trong thời gian làm việc cho cộng đồng.
    • Bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc nhất tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.
    • Top 10 bác sĩ Sản phụ khoa giỏi nhất khu vực miền Bắc.
    • Top 5 bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc tại Hà Nội.
    • Bác sĩ xuất sắc về áp dụng phương pháp RFA trong điều trị viêm lộ tuyến.

    Sở trường chuyên môn của bác sĩ CKI Lê Thị Nhài

    • Tư vấn và điều trị các bệnh về sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
    • Thực hiện thẩm mỹ vùng kín theo kỹ thuật hiện đại.
    • Tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh xã hội ở nữ giới.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status