Dai dẳng tình trạng ngứa hậu môn có phải bị trĩ không ? Trĩ là căn bệnh tại hậu môn - trực tràng phổ biến khiến bệnh nhân đứng ngồi không yên. căn bệnh này thường biểu hiện qua hiện tượng có cục thịt vướng cộm tại hậu môn, chảy máu khi đại tiện kèm theo cảm giác ngứa rát, đau nhức. Chính điều này đã gợi sự liên tưởng cho nhiều người về vấn đề ngứa hậu môn bệnh trĩ. Để hiểu rõ hơn ngứa hậu môn có phải do bệnh trĩ và làm thế nào để loại bỏ tình trạng khó chịu này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.
Lý do dẫn đến ngứa hậu môn có phải bị trĩ không?
Về vấn đề “Ngứa hậu môn có phải bị trĩ không?”, các bác sĩ tại Đa khoa Quốc tế Cộng đồng cho biết: ngứa hậu môn kèm theo cảm giác đau rát, ảnh hưởng đến việc đại tiện và sinh hoạt hàng ngày thì không loại trừ khả năng bị bệnh trĩ. Bên cạnh đó, cũng có một số tác động tại vùng hậu môn - trực tràng cũng có khả năng dẫn đến triệu chứng ngứa rát như: bị kích ứng, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, áp xe hậu môn, giun sán,...
Ngứa hậu môn là hiện tượng vùng da xung quanh hậu môn bị kích ứng, tấy đỏ. Dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, bức bí khó chịu ở người bệnh. Ban đầu chỉ là cơn ngứa nhẹ và thi thoảng mới xuất hiện. Nhưng lâu dần, tình trạng ngứa trở nên dữ dội, kéo dài dai dẳng. Thậm chí còn lây lan sang bộ phận sinh dục lân cận như âm hộ, bìu,...
Với triệu chứng ngứa hậu môn, hiện nay tây y chia thành 2 loại là ngứa sinh lý và ngứa bệnh lý.
Ngứa sinh lý
Xảy ra nếu hậu môn bị quá khô hoặc quá ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở và gây ngứa. Hoặc có thể do nguyên nhân đến từ giấy vệ sinh không đảm bảo, quần áo quá chật hoặc làm bằng chất liệu không thấm hút mồ hôi hay do kích ứng với dung dịch vệ sinh, một số loại xà bông tắm,...
Ngứa sinh lý được nhận định là hiện tượng bình thường ai cũng đều bị gặp phải. Chỉ cần bạn chú ý thay đổi loại quần phù hợp, giấy vệ sinh chất lượng tốt, xà bông tắm giặt,... là sau vào ngày sẽ không còn cảm giác ngứa ngáy tại hậu môn.
Ngứa do bệnh lý
Nhưng nếu bị ngứa hậu môn ngày một khó chịu và đồng thời xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường khác thì người bệnh cần chú ý vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh như sau:
1. Ngứa hậu môn do bệnh trĩ
Nói đến triệu chứng ngứa hậu môn, số động mọi người sẽ nghĩ ngay đến bệnh trĩ. Và ngứa hậu môn là biểu hiện ban đầu của căn bệnh này. Cảm giác ngứa xảy ra là khi các búi trĩ được hình thành thường kèm theo hiện tượng chảy dịch. Búi trĩ phát triển càng lớn, dịch chảy ra càng nhiều, là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn tấn công và gây ngứa.
Không chỉ triệu chứng gây ngứa, người bệnh còn nhận biết bệnh trĩ qua các biểu hiện như: chảy máu hậu môn mỗi lần đại tiện, chảy dịch hậu môn mùi hôi, sờ thấy có cục búi trĩ lòi ra ở hậu môn,...
2. Cảnh báo nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn hình thành do niêm mạc da tại hậu môn bị viêm nhiễm, lở loét tạo thành các vết nứt dài khoảng 0,5 - 1cm. Tình trạng nứt kẽ hậu môn thường khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn và lẫn máu trong phân mỗi lần đi ngoài. Đặc biệt, bạn có thể quan sát được vết rách tại vị trí vòng cơ hậu môn và trên vùng da quanh vết nứt có cục u nhỏ.
Nứt kẽ hậu môn nếu kéo dài hơn 8 tuần sẽ biến chứng thành mãn tính với vết rách khó lành và bị tái rách nhiều lần.
3. Áp xe hậu môn
ÁP xe hậu môn là kết quả của tình trạng nhiễm trùng kéo dài dẫn đến dịch mủ tích tụ không thoát được ra ngoài. Nhiễm trùng càng nặng, càng diễn ra lâu ngày thì nguy cơ và mức độ áp xe hậu môn càng tăng.
Áp xe hậu môn dễ nhận biết đó là cảm giác đau ngứa, khó chịu vùng hậu môn, nhất là khi ngồi khiến hậu môn bị đè ép hoặc bị cọ sát với quần mặc chật. Bên cạnh đó, người bệnh bị áp xe sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ do phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng.
4. Rò hậu môn gây ngứa
Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn, hình thành do nhiễm khuẩn mạn tính ở hậu môn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở độ tuổi trung niên.
Ở người bệnh rò hậu môn, ban đầu sẽ xuất hiện những nốt nhỏ khu vực hậu môn, tầng sinh môn. Tại các nốt này thường xuyên chảy dịch vàng có mùi hôi dẫn đến ẩm ướt gây cảm giác ngứa.
5. Bị giun kim
Ngứa hậu môn cũng có thể là dấu hiệu của bệnh giun kim. Rõ nhất là vào buổi sáng và buổi tối - thời điểm giun kim di chuyển về phía thành hậu môn thực hiện quá trình sinh sản sẽ gây ra cảm giác ngứa như kim chích.
Xem thêm : Tổng hợp 10 bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng cực kỳ nguy hiểm hiện nay
Muốn hết ngứa hậu môn phải làm gì ?
Ngứa hậu môn có phải bị trĩ không, có thể thấy ngứa là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nhưng cũng không loại trừ khả năng liên quan đến các bệnh khác vùng hậu môn - trực tràng. Chính vì thế, để xác định cụ thể bệnh đang mắc phải, người bệnh cần tiến hành thăm khám, nội soi hậu môn và làm các xét nghiệm liên quan. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh và biện pháp can thiệp điều trị thích hợp.
1. Dùng thuốc bôi ngứa hậu môn tại chỗ
Ngứa hậu môn có phải bị trĩ không thì tùy thuộc vào từng nguyên nhân là do trĩ hoặc không mà các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo để bôi giảm ngứa hậu môn kể đến có:
- Kem Hydrocortisone 1%: Có công dụng chống viêm tại chỗ, không chỉ giảm ngứa hậu môn do bệnh trĩ mà còn đáp ứng tốt tình trạng ngứa kích ứng ở vùng hậu môn. Lưu ý, thuốc không dùng với những trường hợp da bị nhiễm trùng, lở loét, viêm da do nhiễm khuẩn, virus, nấm và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.
- Thuốc bôi Titanoreine: Loại thuốc này có khả năng giảm ngứa ngáy ở hậu môn với các thành phần chính như: Zn oxide, Carraghenates, Titanium dioxide và Lidocain.Thuốc Titanoreine không chỉ có công năng giảm ngứa mà còn hỗ trợ làm căng thành mạch, khiến búi trĩ teo dần.
- Thuốc bôi Preparation H: Trong thuốc có chứa thành phần Propylparaben và Methylparaben công dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, sưng đau ở hậu môn đồng thời giúp làm giãn mạch máu, giảm thiểu tình trạng sa búi trĩ.
2. Can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi các bệnh lý tại hậu môn - trực tràng như trĩ, rò hậu môn, áp xe hậu môn,... bước vào giai đoạn nặng và có kèm theo biến chứng.
Đặt biệt, điều trị các bệnh tại hậu môn bằng HCPT II hiện đang được các chuyên gia đánh giá cao nhất về hiệu quả. Đây là phương pháp sử dụng sóng điện cao tần xâm lấn trực tiếp tại khu vực tổn thương tại hậu môn, loại bỏ vùng ổ bệnh cho đến khi vùng đó được làm lành trở lại. Do sử dụng nhiệt nội sinh tác động điều trị trực tiếp nên không làm bỏng các tổ chức mô lành, chỉ tác động vào vùng viêm. Vì thế, người bệnh ít có cảm giác đau trong quá trình điều trị và hạn chế biến chứng.
Tuy mang đến hiệu quả điều trị tối ưu nhưng không phải cơ sở nào cũng đủ điều kiện cơ sở vật chất để đáp ứng. Do đó, người bệnh cần cân nhắc lựa chọn địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện, tránh những sai sót hay tái phát sau điều trị. Trong đó, Đa khoa Quốc tế Cộng đồng - 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội là một trong những đơn vị y tế chuyên khoa đã ứng dụng thành công kỹ thuật HCPT II điều trị các bệnh về hậu môn bạn có thể tham khảo tìm đến.
Qua những thông tin giải đáp về vấn đề “Ngứa hậu môn có phải bị trĩ không?”, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quát hơn khi chẳng may gặp phải tình trạng ngứa. Để được hỗ trợ chi tiết, vui lòng liên hệ qua hotline 0243 9656 999 gặp các chuyên gia sức khỏe tư vấn hoàn toàn miễn phí.