Nguyên nhân bệnh giang mai cần sớm được nhận biết để có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa hiệu quả. Thế nhưng có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh giang mai không biết là do đâu. Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân gây bệnh giang mai và con đường lây bệnh để bạn có thể nhận biết và chữa trị hiệu quả hơn.
Bệnh giang mai là gì ?
Giang mai được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh HIV- AIDS mà nguyên nhân bệnh giang mai là do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Không những nguy hiểm căn bệnh này còn có lượng người mắc khá lớn, theo WHO công bố tháng 6 năm 2020 thì trong vòng 1 năm cả thế giới ước tính có khoảng 6,3 triệu người mắc bệnh trên toàn cầu.
Khi mắc bệnh giang mai tùy thuộc sức đề kháng của từng người mà sẽ thấy có những triệu chứng khác nhau sau khoảng từ 3 đến 90 ngày. Thời gian đầu khi mới mắc bệnh các triệu chứng xuất hiện không rõ ràng thậm chí tự biến mất sau 1 thời gian nên nhiều người bệnh chủ quan cho rằng bệnh đã khỏi.
Thế nhưng, thực chất xoắn khuẩn giang mai không tự biến mất và tiềm ẩn bên trong cơ thể của mỗi người. Sau một thời gian người bệnh sẽ thấy xuất hiện các vết săng giang mai.
Săng giang mai có hình tròn, hình bầu dục, quan sát giống vết loét thông thường. Người bệnh cũng sẽ không thấy đau, ngứa ngáy và các vết loét này cũng không có mủ.
Thông thường các tổn thương do xoắn khuẩn giang mai gây nên sẽ xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục hoặc ở xung quanh hậu môn. Ngoài ra chúng cũng có thể xuất hiện ở miệng, chân hoặc tay.
Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ thấy có dấu hiệu toàn thân như: mệt mỏi, đau khớp, nhức đầu, sốt ở hạch và cổ, háng, tay và nách.
Bệnh giang mai nếu không có biện pháp can thiệp và chữa trị sớm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng co thắt, biến chứng thị giác, biến chứng xương khớp, ảnh hưởng đến tim mạch đặc biệt nguy hiểm nếu phụ nữ đang mang thai hoặc sinh nở sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu thậm chí tử vong.
Nguyên nhân bệnh giang mai là do đâu ?
Nguyên nhân bệnh giang mai là do xoắn khuẩn Treponema pallidum. Loại xoắn khuẩn này có hình dáng lò xo với 6 hoặc 14 vòng xoắn khác nhau. Chúng có sức đề kháng yếu và chết ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, ở trong nước đá chúng vẫn có tính di động rất lâu.
Xoắn khuẩn giang mai có thể ở trong máu, dịch âm đạo của nữ giới, nam giới. Do đó rất dễ lây qua đường tình dục nếu không có các biện pháp bảo vệ an toàn. Theo các chuyên gia thì bất cứ ai cũng có thể bị xoắn khuẩn giang mai tấn công nhưng phổ biến hơn cả là ở nữ giới.
Xoắn khuẩn giang mai cũng lây truyền trực tiếp qua niêm mạc da từ những vết xước nếu tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Loại xoắn khuẩn này cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con từ tháng thứ 4 trở đi.
Những con đường lây nhiễm của bệnh giang mai bao gồm:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Phần lớn các trường hợp mắc bệnh giang mai cũng như các bệnh lây qua đường tình dục là do quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ. Vi khuẩn gây bệnh giang mai sẽ theo đường tiếp xúc từ miệng, âm đạo, hậu môn tấn công vào cơ thể.
- Lây từ mẹ sang con: Khi mẹ bầu mắc bệnh giang mai thì em bé trong bụng cũng có nguy cơ bị lây nhiễm từ tháng thứ 4 trở đi. Xoắn khuẩn giang mai có thể lây qua nhau tha hoặc qua dịch âm đạo khi sinh thường.
- Lây truyền qua đường máu: Xoắn khuẩn giang mai cũng có thể lây qua đường máu. Nếu bạn bị lây bệnh giang mai qua đường máu thường sẽ không cao vì vi khuẩn sẽ chết sau khoảng từ 3 đến 4 giờ.
- Lây khi tiếp xúc ngoài da: Các vết trầy xước ở ngoài da cũng là một trong những con đường khiến vi khuẩn gây bệnh giang mai tấn công dễ dàng vào cơ thể. Khi cơ thể có những tổn thương bên ngoài da có tiếp xúc với dịch nhầy, máu mang xoắn khuẩn gây bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Thông thường nguyên nhân gây bệnh giang mai chủ yếu là ở thời kỳ 1 và thời kỳ 2. Lúc này những tổn thương trên da và ở niêm mạc có chứa rất nhiều xoắn khuẩn, đến khi bệnh ở thời kỳ cuối thường sẽ ít khả năng lây lan cho người khác.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai bẩm sinh
Trẻ sơ sinh cũng là một trong những đối tượng mắc bệnh giang mai cần được cảnh giác vì nguy cơ biến chứng rất cao. Bệnh giang mai bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, mẹ bầu có nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân.
Thống kê cho thấy có khoảng 40% trẻ sinh ra từ người mẹ mắc bệnh giang mai có nguy cơ bị tử vong. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh giang mai bẩm sinh?
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì nguyên nhân bệnh giang mai bẩm sinh là do lây truyền từ người mẹ truyền sang cho con trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra cũng có những trường hợp bị lây bệnh trong quá trình sinh nở, trẻ tiếp xúc với dịch nhầy và máu của người mẹ.
Sau khi sinh nếu trẻ bị mắc bệnh giang mai bạn sẽ thấy có những dấu hiệu như: gan to, lách to, trẻ chậm phát triển hoặc không tăng cân, trẻ hay cáu gắt, vùng da ở miệng hoặc có quan sinh dục có dấu hiệu bị kích ứng và nứt. Tại lòng bàn tay và lòng bàn chân đều xuất hiện các nốt phát ban hoặc các nốt mụn nước.
Khi trẻ lớn hơn 2 tuổi có thể sẽ gặp những bất thường về răng, đau xương, giác mạc đục, thính lực bị suy giảm, ở vùng kín và hậu môn xuất hiện các mảng màu xám.
Các phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh giang mai
Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh giang mai bạn nên đi khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác. Sau khi thăm khám tùy vào từng tình trạng, giai đoạn bệnh giang mai mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.
Hiện nay phương pháp điều trị bệnh giang mai chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu. Các loại kháng sinh này sẽ giúp làm kìm hãm sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai, hạn chế sự lây lan của loại xoắn khuẩn này. Tuy nhiên để hiệu quả bạn nên tuân thủ theo liệu trình và phác đồ mà các bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không nên ngừng thuốc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Cùng với chỉ định điều trị của bác sĩ bạn cũng cần chú ý đến những vấn đề phòng ngừa bệnh. Phòng ngừa bệnh hiệu quả chính là cách ngăn chặn và tìm ra nguyên nhân bệnh giang mai.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy đồng thời thực hiện các hành vi quan hệ tình dục an toàn, tốt nhất là nên sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.
- Không nên dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc uống nước, bàn chải đánh răng, khăn tắm... tránh trường hợp dịch nhầy của người bệnh tồn tại và lây nhiễm.
- Mẹ bầu nếu mắc bệnh giang mai cần có kế hoạch kiểm tra sức khỏe thường xuyên và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất trước khi mang thai bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa và làm các phản ứng huyết thanh cho chị em phụ nữ mang thai.
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện và điều trị các vấn đề về sức khỏe kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân bệnh giang mai khác nhau nhưng đều do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Do đó bạn cần nắm vững những đường lây của bệnh cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu cần được tư vấn và giải đáp có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.