Nguyên nhân gây bệnh lậu là do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae, tuy nhiên nhiều người lại không biết vì sao lại bị vi khuẩn này tấn công. Sự xuất hiện của vi khuẩn lậu do nhiều yếu tố khác nhau, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy cùng tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nam giới và nữ giới là do đâu?
Nguyên nhân gây bệnh lậu là do sự tấn công của vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae. Đây là loại vi khuẩn được tìm thấy vào năm 1897 bởi nhà khoa học Albert Neisser. Khi quan sát loại vi khuẩn này dưới kính hiển vi bạn sẽ thấy có vi khuẩn dạng song cầu gram âm. Chúng có hình dáng cà phê đứng với nhau thành các cặp.
Vi khuẩn lậu thường sống ở bên trong cơ thể, nhất là ở những nơi ẩm ướt, ấm chúng lại càng phát triển mãnh liệt. Ở bên ngoài cơ thể vi khuẩn lậu vẫn có thể tồn tại trong vài phút.
Rất nhiều người bệnh khi thấy những triệu chứng của bệnh lậu thì đặt ra câu hỏi không biết bị lây nhiễm từ khi nào và vì sao lại bị lây nhiễm và bị vi khuẩn lậu tấn công.
5 con đường lây nhiễm bệnh lậu mà bạn có thể gặp phải như:
1. Quan hệ tình dục không an toàn
Sau khi quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp phòng tránh như sử dụng bao cao su, tấm chắn... nếu bạn tiếp xúc với vi khuẩn lậu sau khoảng 1 tuần sẽ thấy có những dấu hiệu bệnh.
Nam giới hoặc nữ giới đều có thể gây nhiễm bệnh lậu cho bạn tình của mình. Nam giới có thể lây bệnh cho bạn tình của mình khi quan hệ bằng đường miệng, hậu môn đặc biệt là khi xuất tinh. Vi khuẩn lậu sẽ theo tinh dịch tấn công vào cơ thể của nữ giới khi quan hệ.
Với nữ giới nếu mắc bệnh lậu tại âm đạo sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn. Do đó nếu bị kích thích dịch nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường do đó vi khuẩn lậu sẽ có điều kiện tấn công và lây nhiễm.
2. Lây qua vết thương hở tiếp xúc với bệnh lậu
Nguyên nhân gây bệnh lậu này thường ít gặp nhưng không phải là không có. Nếu bạn không may tiếp xúc với vi khuẩn lậu tại vết thương hở trên da thì vi khuẩn lậu có thể tấn công qua con đường này và xâm nhập vào bên trong cơ thể.
3. Lây truyền từ mẹ sang con
Nếu bạn đang thắc mắc bệnh lậu lây qua đường nào thì cần đặc biệt chú ý bệnh lậu có thể lây từ mẹ sang con. Khi người mẹ mang thai mắc bệnh lậu thì thai nhi cũng có thể mắc bệnh. Vi khuẩn lậu có thể lây truyền qua máu, dây rốn đặc biện khi sinh con qua đường âm đạo, dịch tiết ở âm đạo cũng có thể khiến trẻ bị mắc bệnh.
4. Lây truyền qua vật dụng trung gian
Mặc dù vi khuẩn lậu khi xuất hiện ở bên ngoài môi trường thường sống trong thời gian ngắn (tùy thuộc vào điều kiện cũng như môi trường sống). Do đó bạn cũng cần chú ý đến những vật dụng trung gian có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu như: khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước, quần lót... nếu bạn sử dụng chung những đồ dùng này với người mắc bệnh lậu thì vẫn có khả năng mắc bệnh dù không cao.
5. Lây truyền qua đường máu
Bệnh lậu có thời gian ủ bệnh tương đối lâu so với những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Trong thời gian ủ bệnh, thường ít có biểu hiện rõ ràng vì thế bản thân người bệnh và những người xung quanh không nhận ra. Do đó nếu trong thời gian này người bệnh vẫn truyền máu và cho máu người khác thì nguy cơ sẽ làm lây lan bệnh lậu cao hơn.
Với 5 con đường trên đây, bạn đã biết những nguyên nhân gây bệnh lậu cũng như bệnh lậu lây qua đường nào. Sau khi đã xác định được nguồn lây nhiễm bạn nên có biện pháp phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả.
Các dấu hiệu bệnh lậu có thể gặp phải ở nam giới và nữ giới
Để chắc chắn bản thân đã mắc bệnh lậu, bên cạnh việc xác định nguyên nhân gây bệnh lậu thì bạn cũng cần dựa vào các dấu hiệu gây bệnh lậu. Do cấu tạo cơ quan sinh dục khác nhau, do đó bệnh lậu ở nam giới và nữ giới cũng có dấu hiệu không giống nhau.
Đa phần người mắc bệnh lậu thường xuất hiện các triệu chứng sau khoảng từ 3 đến 5 ngày. Cũng có 1 số trường hợp người mắc bệnh lậu không thấy rõ các triệu chứng.
Bạn có thể nhận biết bệnh lậu ở nam giới và nữ giới qua 1 số dấu hiệu dưới đây:
- Bị viêm niệu đạo trước: đây là tình trạng đa số người mắc bệnh lậu có thể gặp phải. Nam giới sẽ thấy có các dấu hiệu ở miệng sáo, hố thuyền, tại các mép miệng sáo có dấu hiệu bị sưng, ngứa, tấy đỏ. Mỗi lần đi tiểu thấy tiểu buốt, đi tiểu thành từng giọt, có mủ.
- Viêm niệu đạo toàn bộ: sau khoảng 10 đến 15 ngày mắc bệnh lậu người bệnh sẽ thấy có những dấu hiệu như tiểu rắt, đi tiểu khó khăn, nước tiểu có lẫn máu, có mủ chảy ra, ở bẹn có hạch, cường dương và đau nhức mỗi lần dương vật cương lên.
- Khó chịu ở âm đạo: dịch âm đạo ra nhiều bất thường, khí hư có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, có mùi hôi tanh, chảy máu âm đạo bất thường mặc dù không phải đến chu kỳ kinh nguyệt
- Cổ tử cung bị tổn thương: khi thăm khám sẽ thấy lỗ tử cung có màu đỏ, lộ tuyến, trợt phù, chạm vào sẽ thấy có dấu hiệu chảy máu
Ngoài những triệu chứng điển hình ở cơ quan sinh dục nêu trên đây, người mắc bệnh lậu có thể gặp phải các dấu hiệu như: viêm họng, đau họng, hậu môn và trực tràng bị tiết dịch ngứa ngáy, khó chịu, đau khi đi đại tiện, chán ăn, cơ thể suy giảm sức khỏe.
Cách phòng tránh và chữa bệnh lậu hiệu quả
Bệnh lậu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cả nam giới và nữ giới. Do đó các phương pháp chẩn đoán và điều trị sớm là hết sức quan trọng và cần thiết. Để xác định nguồn lây nhiễm bệnh lậu, các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp thăm khám và xét nghiệm như: xét nghiệm trực tiếp, xét nghiệm nuôi cấy, xét nghiệm PCR...
Sau khi có kết quả xét nghiệm bệnh lậu các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Hiện nay để điều trị bệnh lậu hiệu quả thì phương pháp được thực hiện chính là sử dụng thuốc Đông y, Tây y kết hợp với vật lý trị liệu.
Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc Tây y, trong đó chủ yếu là thuốc kháng sinh. Loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất, sau đó là sử dụng Doxycyclin 100mg mỗi ngày 2 viên và duy trì trong vòng 7 ngày.
Nếu trong trường hợp người bệnh gặp phải những biến chứng thì có thể vẫn sử dụng phác đồ trên nhưng thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.
Để điều trị bệnh lậu hiệu quả người bệnh cần chú y, khi điều trị nên điều trị cả bạn tình, có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp điều trị sau khi nhiễm khuẩn lậu, thực hiện khám và xét nghiệm định kỳ.
Bạn nên hạn chế nguy cơ mắc bệnh lậu cũng như giảm thiểu rủi ro mắc bệnh bằng cách:
- Luôn sử dụng các biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục, nhất là bao cao su và tấm chắn bảo vệ
- Không nên quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều bạn tình
- Trao đổi với bạn tình về tình trạng sức khỏe cũng như thường xuyên thăm khám và xét nghiệm
- Thực hiện xét nghiệm khám bệnh lậu định kỳ
- Hạn chế nguy cơ mắc bệnh lậu bằng cách khám sức khỏe trước khi mang thai
- Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị mắc bệnh.
Những nguyên nhân gây bệnh lậu trên đây cũng như các dấu hiệu và cách chữa trên đây hy vọng sẽ mang đến cho người bệnh những thông tin bổ ích. Qua thông tin này người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh lậu lây qua đường nào. Nếu cần được tư vấn và giải đáp thêm những thắc mắc khác bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để được hỗ trợ.