Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là vấn đề khiến nhiều bạn gái cũng như phụ huynh lo lắng, hoang mang. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do nồng độ hormone nội tiết và hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Ngoài ra còn do chế độ ăn uống không khoa học, căng thẳng thần kinh,...
Khái niệm kinh nguyệt rối loạn tuổi dậy thì
Trước khi tìm hiểu khái niệm rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, mọi người cần biết kinh nguyệt là gì? Đây là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong theo chu kỳ. Sự thay đổi của nội tiết tố làm máu chảy từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Quá trình này bắt đầu khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì (từ 12 – 15 tuổi).
Nếu nữ giới dưới 8 tuổi được coi là có kinh sớm, còn trên 16 tuổi là có kinh trễ. Hiện tượng kinh nguyệt duy trì đến khi người phụ nữ mãn kinh, khoảng 45 – 55 tuổi.
Mỗi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng 28 – 35 ngày, không dưới 22 ngày và không trên 40 ngày. Thời gian hành kinh diễn ra khoảng 3 – 7 ngày. Máu kinh có màu đỏ tươi, không có mùi hôi hay quá nồng.
Kinh nguyệt rối loạn ở độ tuổi dậy thì là khi lượng máu kinh, số ngày kinh diễn ra bất thường. Chu kỳ kinh có thể xuất hiện quá muộn hoặc quá sớm, ngày kinh quá ngắn hoặc quá dài, máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều,... Đây có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa, ảnh hưởng nhu cầu sinh lý, chức năng sinh sản của người phụ nữ nếu chữa muộn hoặc chữa sai cách.
Nguyên nhân kinh nguyệt rối loạn tuổi dậy thì
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Trong đó có những tác nhân dưới đây được coi là quan trọng.
1. Nội tiết tố chưa ổn định
Hormone nữ tăng cao tuổi dậy thì để phát triển cơ quan sinh dục. Hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng chi phối kinh nguyệt. Vì vậy, cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện, hormone sinh dục rối loạn sẽ dẫn tới kinh nguyệt không đều.
2. Rối loạn ăn uống
Nếu bạn nữ ăn kiêng quá mức, chế độ ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa, ăn đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn,... sẽ ảnh hưởng hormone, ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt như rụng trứng, hành kinh. Thiếu dưỡng chất gây thiếu hormone estrogen, làm kỳ kinh rối loạn.
3. Căng thẳng thần kinh quá mức
Nữ giới tuổi dậy thì dễ bị rối loạn cảm xúc, khó kiềm chế cảm xúc, căng thẳng thần kinh, tiêu cực,... đều ảnh hưởng kỳ kinh. Theo nghiên cứu, mỗi lần căng thẳng, hormone adrenaline và cortisol tăng cao, ảnh hưởng hormone sinh dục, kinh nguyệt không đều.
4. Giảm cân quá mức
Một nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì còn do bạn nữ giảm cân quá mức. Điều này khiến cơ thể thiếu nhiều dưỡng chất. Kèm theo sự suy giảm hormone estrogen khiến tuyến yên, vùng dưới đồi hoạt động rối loạn, kinh nguyệt không đều.
5. Tăng cân quá mức
Bạn nữ bị thừa cân béo phì làm tăng sản sinh hormone estrogen. Tăng sinh hormone này dẫn tới kinh nguyệt rối loạn tương tự như giảm hormone estrogen.
6. Đa nang buồng trứng
Buồng trứng nhiều nang noãn nhưng không nang nào phát triển hoàn thiện dẫn tới không rụng trứng và kinh nguyệt muộn. Bệnh này rất nguy hiểm, không chữa sớm hoặc chữa sai cách nguy cơ vô sinh cao. Triệu chứng của bệnh: Chu kỳ kinh nguyệt dài, chân tay nhiều lông, nhiều mụn trứng cá trên cơ thể,...
7. Ngủ không đủ giấc
Ngủ quá muộn, ngủ không đủ giấc khiến nội tiết tố rối loạn, ảnh hưởng quá trình rụng trứng làm kinh nguyệt rối loạn. Tốt nhất đi ngủ trước 22h để nội tiết tố cân bằng, cải thiện sức khỏe.
8. Tác dụng phụ của thuốc
Một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc động kinh, thuốc chống trầm cảm,...
9. Rối loạn tuyến giáp
Hormone tuyến giáp suy giảm do tuyến giáp hoạt động kém dẫn tới rong kinh, đa kinh. Nếu hormone này tăng đột ngột do tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ dẫn tới vô sinh, thiểu kinh.
10. Sử dụng thuốc tránh thai
Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hàng ngày có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn gây trứng chín và rụng, kinh nguyệt đến sớm.
11. Mắc bệnh phụ khoa
Các bạn gái mắc những bệnh phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung,... cũng khiến kinh nguyệt đến sớm hơn mức bình thường.
Triệu chứng kinh nguyệt rối loạn tuổi dậy thì
Thông thường ngày hành kinh thường kéo dài 3 – 7 ngày và một chu kỳ diễn ra trong khoảng thời gian 28 – 35 ngày. Máu kinh màu đỏ tươi, không đông, không nồng, không quá tanh. Trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:
- Chu kỳ kinh dài hơn 35 ngày gọi là kinh thưa
- Chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày gọi là kinh mau
- Thời gian hành kinh trên 7 ngày là rong kinh
- Thời gian hành kinh dưới 3 ngày
- Máu kinh ra quá ít
- Cả kỳ kinh máu kinh ra nhiều hơn 60ml là bất tường
- Lượng máu kinh nhiều, hơn 150ml trong cả kỳ kinh khiến chị em mệt mỏi, choáng váng, thậm chí ngất xỉu gọi là băng kinh.
- Không trong kỳ kinh nhưng vẫn ra máu gọi là rong huyết
- Máu kinh màu sắc bất thường, máu đen, lẫn cục máu đông, máu lúc ít lúc nhiều
- Nữ giới trên 18 tuổi vẫn chưa có kinh gọi là vô kinh nguyên phát
- Quá 3 tháng không thấy kinh dù trước đó kinh rất đều hoặc quá 6 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều gọi là vô kinh thứ phát
- Trong ngày có kinh bụng đau dữ dội, đau lưng, mệt mỏi,... gọi là thống kinh
- Bé gái dưới 8 tuổi đã có kinh nguyệt
- Máu kinh có nhưng màng trinh quá kín khiến máu không chảy ra ngoài gọi là bế kinh
Tác hại khi kinh nguyệt rối loạn tuổi dậy thì
Rất nhiều phụ huynh và bạn gái thắc mắc rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có gây ra hậu quả gì không? Đối với câu hỏi này, bác sĩ sản phụ khoa Giao Thị Kim Vân của Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng nêu ra một số tác hại như:
- Thiếu máu từ nhẹ đến nặng: Lượng máu khi hành kinh ra nhiều hoặc rất nhiều khiến cơ thể thiếu máu, bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nặng thì ngất xỉu. Nhiều trường hợp thiếu máu quá nặng còn ảnh hưởng não và tim khiến tính mạng bị đe dọa.
- Đe dọa việc sinh con: Một trong những yếu tố khiến kinh nguyệt rối loạn là do bệnh phụ khoa. Không khám chữa kịp thời sẽ đe dọa khả năng sinh sản, nặng hơn là vô sinh.
- Nhan sắc đi xuống: Rối loạn kinh nguyệt khiến chị em da xanh xao, mụn mọc quanh cằm, miệng, lưng. Từ đó luôn tự ti, căng thẳng, buồn phiền, chán nản, nội tiết tố mất cân bằng, nhan sắc đi xuống.
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh: Vi khuẩn xâm nhập ngược dòng vào âm đạo gây viêm âm đạo, đến buồng tử cung, vòi trứng gây viêm phần phụ, từ đó dẫn tới vô sinh nữ.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Nếu bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do nguyên nhân bệnh lý viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,... tốt nhất chị em hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín, chất lượng.
Trên địa bàn Hà Nội, cụ thể là số 193c1 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng có một phòng khám sản phụ khoa nhận được nhiều tin tưởng của bạn gái là Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.
Tại đây, bác sĩ tiến hành kiểm tra, thăm khám, siêu âm, làm xét nghiệm,... trường hợp rối loạn kinh nguyệt do viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, bác sĩ chỉ định vật lý trị liệu để chữa bệnh.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục được những nhược điểm của thủ thuật truyền thống như: Kháng khuẩn, tiêu viêm, hạn chế đau đớn, hạn chế chảy máu, không ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của người phụ nữ trong tương lai, không ảnh hưởng đến mô lành tính lân cận,...
Đặc biệt thuốc đông y được bác sĩ của phòng khám chỉ định có tác dụng thanh lọc cơ thể, thải độc tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể,...
Không chỉ có phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng còn hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, cơ sở hạ tầng khang trang, mô hình làm việc chuyên nghiệp, thời gian làm việc linh động ngoài giờ hành chính. Đặc biệt chi phí khám chữa bệnh minh bạch, nhiều ưu đãi cho bệnh nhân như: Khám lâm sàng được miễn phí 300K, thực hiện thủ thuật được giảm 40 – 50% chi phí, điều trị bệnh được giảm 30% chi phí,...
Xem thêm : [ Tổng hợp ] 10+ dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt phổ biến dễ nhận biết nhất ở phụ nữ
Phòng ngừa kinh nguyệt rối loạn tuổi dậy thì
Ngoài việc nắm rõ phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, để phòng tránh tình trạng này, các bậc phụ huynh và bạn gái phải ghi nhớ những điều lưu ý dưới đây.
1. Có chế độ dinh dưỡng khoa học
Độ tuổi mà cơ thể đang dần hoàn thiện và phát triển, chế độ dinh dưỡng cần được chú trọng với việc cân bằng nhiều nhóm dưỡng chất.
Chị em nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, chất đạm. Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, đồ uống ngọt,... Kiểm soát cân nặng nhưng không ăn kiêng, không ép cân bằng cách nhịn ăn.
2. Thói quen sinh hoạt lành mạnh
Nên tập thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Bởi giấc ngủ giúp nội tiết tố ổn định, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra bạn gái cần ăn đúng giờ, không vừa ăn vừa xem điện thoại. Dành thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời lành mạnh.
3. Rèn luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao chẳng hạn như yoga, bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội,... Vừa hỗ trợ điều hòa nội tiết tố, vừa giúp bạn gái phát triển thể chất toàn diện, tăng chiều cao, độ dẻo dai cho cơ thể.
4. Luôn giữ tinh thần thoải mái
Tinh thần thoải mái giúp hạn chế kinh nguyệt rối loạn. Bạn gái nên cân bằng thời gian học tập và vui chơi, tránh học quá khuya dẫn tới mệt mỏi, kiệt sức. Hãy tham gia nhiều hoạt động ngoại khoa, đi chơi với bạn bè, gia đình.
5. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
Vệ sinh thân thể sạch sẽ, sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ với độ pH dịu nhẹ, không mùi. Ngày “đèn đỏ” thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần, rửa sạch vùng kín nhưng đừng thụt rửa sâu âm đạo.
Bài viết đã giải đáp đầy đủ thông tin liên quan rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì nguyên nhân ra sao, triệu chứng nhận biết là gì và phương pháp nào điều trị hiệu quả. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần thắc mắc, vui lòng liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để được chuyên gia giải đáp miễn phí.