[ Giải Đáp ] Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì và cách phòng ngừa tốt nhất 2023
Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì đảm bảo an toàn, hiệu quả là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Điều hòa kinh nguyệt bằng thuốc là phương pháp khá phổ biến. Tuy nhiên, có quá nhiều loại thuốc khiến bệnh nhân băn khoăn không biết chọn loại nào, tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức bổ ích.
Có nên trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc uống ?
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là từ 18 – 35 tuổi. Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt, ít rèn luyện thể chất, thường xuyên chịu áp lực công việc, gia đình, học tập hoặc đang mắc bệnh phụ khoa. Vì vậy, rất nhiều chị em băn khoăn rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì?
Có thể nói, uống thuốc để điều hòa kinh nguyệt là một trong những phương pháp được nhiều chị em lựa chọn và bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, chị em tuyệt đối không tự ý mua thuốc không được kê đơn. Vì không phải loại thuốc nào cũng phù hợp với tất cả đối tượng bệnh nhân.
Tốt nhất đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế sản phụ uy tín, chất lượng để được kiểm tra, thăm khám và kê đơn thuốc. Ngoài ra, chị em tuyệt đối không tự ý tăng – giảm liều lượng, không tự ý ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình vì thấy triệu chứng thuyên giảm. Điều này có thể dẫn tới tình trạng nhờn kháng thuốc, bệnh trị mãi không khỏi, tái phát lại nhiều lần.
5 loại thuốc uống trị rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất
Thực tế, có rất nhiều cách điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, trong đó sử dụng thuốc uống được coi là giải pháp ít tốn kém thời gian, công sức nhất. Vậy rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì, dưới đây là 5 loại thuốc phổ biến nhất.
1. Sử dụng thuốc tránh thai
Đây là giải pháp không chỉ ngăn ngừa việc thụ thai diễn ra, thuốc còn giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Nguyên nhân là trong thuốc tránh thai chứa hormone estrogen và progesterone giúp nội tiết tố cân bằng hơn, chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính tham khảo, chị em tuyệt đối không lạm dụng vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như rong huyết, chán ăn, cơ thể nôn nao, ứ huyết,... Vì không phải nội tiết tố tự nhiên nên ít nhiều có tác dụng phụ đi kèm.
Lưu ý: Thuốc tránh thai chỉ hiệu quả với trường hợp nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt do nội tiết tố. Các nguyên nhân khác thì thuốc không có kết quả.
2. Thuốc kháng viêm không steroid
Thuốc tiêu viêm không steroid ngăn không cho cơ thể tiết prostaglandin. Nhờ đó giúp giảm những cơn đau dữ dội trong “ngày đèn đỏ”, chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.
3. Thuốc tăng cường hormone
Đối với câu hỏi rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì, chị em có thể tham khảo thuốc tăng cường hormone. Đây là loại thuốc giúp sinh lý nữ bình thường trở lại.
Ưu điểm của thuốc là cách sử dụng đơn giản, tiện lợi, tác dụng nhanh. Tuy nhiên, uống thuốc cần theo kê đơn của bác sĩ, không phải thích là uống. Nếu uống nhầm có thể khiến triệu chứng thêm nghiêm trọng.
4. Bổ sung thuốc Primolut-Nor
Thuốc Primolut-Nor hỗ trợ điều trị vô kinh, đau bụng trước khi đến “ngày đèn đỏ”, thời gian giữa chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài. Để đem lại hiệu quả cao nhất, chị em phải uống estrogen ít nhất 14 ngày trước khi dùng thuốc Primolut-Nor.
Lưu ý: Không dùng thuốc với trường hợp tim mạch, thần kinh, tiểu đường, có khối u. Ngưng thuốc nếu bị đau nửa đầu, rối loạn thị giác, thính giác, chân tay đau nhói,...
5. Bổ sung thuốc PM H-Regulator
Loại thuốc này được điều chế từ quả cây trinh nữ, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng, tức ngực trước kỳ kinh nguyệt. Thành phần prolactin trong thuốc còn giảm cảm giác bất an, tức giận, bực bội,... của phụ nữ trong những “ngày đèn đỏ”.
Với những loại thuốc kể trên, phái đẹp hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ chuyên khoa sản phụ để được chỉ định loại thuốc trị đúng bệnh, mang lại hiệu quả cao, hạn chế nguy cơ tái phát, nhờn thuốc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc uống trị rối loạn kinh nguyệt
Như vậy, với câu hỏi rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì đã có câu trả lời cụ thể. Ngoài ra, để chu kỳ kinh nguyệt điều hòa, hiệu quả cao sau khi sử dụng thuốc, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Không lạm dụng thuốc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt mà bỏ bê việc ăn uống, sinh hoạt bừa bãi, không lành mạnh. Chị em cần biết xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất, thường xuyên vận động kết hợp uống thuốc sẽ luôn vui vẻ, nhẹ nhàng, tâm trạng thoải mái trong “ngày đèn đỏ”.
2. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Trường hợp kinh nguyệt rối loạn điều trị bằng thuốc không khỏi hoặc kinh nguyệt rối loạn do bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Chị em hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị sớm nhất.
Nếu đang sinh sống ở Hà Nội hoặc tỉnh thành lân cận thủ đô, chị em hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, một đơn vị sản phụ khoa nằm tại địa chỉ 193c1 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng.
Đây là một trong những đơn vị chăm sóc sức khỏe sinh sản nổi tiếng Hà Nội. Đến với phòng khám, chị em không cần băn khoăn rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì vì sẽ được đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, có tâm với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao hướng dẫn và tư vấn tận tình.
Trang thiết bị kỹ thuật y tế của phòng khám hiện đại, nhập khẩu tại những quốc gia có nền y tế phát triển nhất thế giới. Sau khi làm rõ nguyên nhân, nếu do viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ chỉ định công nghệ ánh sáng sinh học để chữa bệnh.
Công nghệ ánh sáng sinh học có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, không ảnh hưởng quá trình sinh nở của chị em sau này, không ảnh hưởng mô lành tính lân cận. Đặc biệt, thuốc đông y mà bác sĩ của phòng khám chỉ định cho bệnh nhân có tác dụng điều hòa nội tiết tố, cân bằng chu kỳ kinh nguyệt, thanh lọc cơ thể, thải độc tố,...
Xem thêm : Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do đâu ? 5 cách phòng hiệu quả 2023
Cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt
Ngoài việc quan tâm rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì, rất nhiều chị em còn băn khoăn cách phòng ngừa tình trạng này như thế nào cho hiệu quả? Như đã nói, việc ăn uống sinh hoạt không khoa học cũng khiến kỳ kinh rối loạn. Vì vậy, hãy lưu ý những điều dưới đây để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
1. Thay đổi thói quen ăn uống
Một số đồ ăn, đồ uống chị em bị rối loạn kinh nguyệt nên và không nên sử dụng để điều hòa chu kỳ ổn định.
Thực phẩm nên ăn:
- Thực phẩm giàu vitamin nhóm B như trứng, sữa, thịt, cá,...
- Các loại hạt như hạt vừng, đậu nành, hạt điều,...
- Trái cây tươi, nước ép rau củ quả như cam, dứa, táo, na,...
Thực phẩm nên tránh:
- Đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh,...
- Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng bằng than
- Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas,...
2. Chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ
Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống, chị em để tránh rối loạn kinh nguyệt cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, điều độ hơn. Cụ thể:
- Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái, không căng thẳng, tạo áp lực quá mức
- Đi ngủ sớm từ 21 hoặc 22h, bỏ thói quen thức quá khuya, ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ngày
- Rèn luyện thể lực mỗi ngày bằng những bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, bơi lội,...
- Bổ sung cho cơ thể nhiều nước, ít nhất 2 lít nước/ngày, kể cả không khát.
Bài viết đã giải đáp đầy đủ thông tin về rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì, các loại thuốc chị em có thể tham khảo để sử dụng. Nếu còn câu hỏi nào thắc mắc về phương pháp trị rối loạn kinh nguyệt, vui lòng liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp miễn phí.