Thai 8 tháng có phá được không ? Mang thai 8 tháng tức là mẹ bầu đã trải qua hơn ⅔ chặng đường thai kỳ, chỉ còn 1 tháng 10 ngày nữa em bé sẽ chào đời. Tuy nhiên, nhiều chị em vì lý do nào đó lại có ý định phá thai 8 tháng, vậy phụ nữ có thai 8 tháng có bỏ được không?
Phá thai là gì ?
Trước khi tìm hiểu thai 8 tháng có phá được không, chị em cần hiểu rõ phá thai là gì và thời điểm phá thai được cho là an toàn nhất. Theo đó, phá thai là việc dùng thuốc hay thủ thuật ngoại khoa để chấm dứt thai kỳ trước khi kỳ sinh diễn ra.
Phá thai không phải là biện pháp tránh thai mà là cách kết thúc thai kỳ sớm do nguyên nhân bất đắc dĩ nào đó. Phá thai được cho là an toàn khi tiến hành đúng thời điểm, phương pháp phù hợp tại địa chỉ uy tín, tay nghề bác sĩ cao. Nếu phá thai không an toàn có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng thai phụ.
Phá thai bao nhiêu tháng thì an toàn? Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, thời điểm phá thai an toàn đó là khi thai 5-8 tuần tuổi. Bởi lúc này, thai thường đã làm tổ trong buồng tử cung, kích thước chưa lớn, chưa có tim thai hình dáng rõ ràng. Nếu tiến hành ở giai đoạn này có thể tiến hành bỏ thai bằng thuốc, hiệu quả cao hơn mà giảm được nguy cơ biến chứng, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe hơn.
Với những trường hợp thai 8-12 tuần vẫn có thể tiến hành phá thai nhưng sẽ cần can thiệp ngoại khoa và bắt buộc cần lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện. Bởi khi can thiệp ngoại khoa đến buồng tử cung, nếu không cẩn thận có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí tính mạng của thai phụ. Vậy có thai 8 tháng có phá được không?
Có thai 8 tháng có phá được không?
Với thắc mắc thai 8 tháng có phá được không, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Đa số các trường hợp thai 8 tháng được chỉ định đình chỉ thai gặp vấn đề hoặc do sức khỏe người mẹ không đảm bảo. Việc bỏ thai 8 tháng vô cùng nguy hiểm và bắt buộc phải được thực hiện tại các bệnh viện tuyến đầu trung ương để đảm bảo an toàn tính mạng.
Phá thai 8 tháng không chỉ tổn hại đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng lớn về mặt tinh thần đối với thai phụ. Việc phá thai 8 tháng tuổi, nhất là trường hợp bỏ thai không an toàn có thể dẫn đến những biến chứng dưới đây:
- Băng huyết: Phá thai to thì nguy cơ mất nhiều máu là không thể tránh khỏi. Tình trạng này sẽ càng nguy hiểm khi biến chứng thành băng huyết trong trường hợp không xử lý kịp thời.
- Nguy cơ nhiễm trùng tử cung: Phá thai to như phá thai 8 tháng, nếu không phải vì lý do đặc biệt thì các cơ sở y tế cũng sẽ không đồng ý tiến hành. Tuy nhiên, nhiều trường hợp “cố” thực hiện tại các cơ sở y tế không uy tín, không đảm bảo dụng cụ y tế, tay nghề bác sĩ kém rất dễ dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng tử cung, dính buồng tử cung,...mất khả năng có con sau này.
- Thủng/ rách tử cung: Thai 8 tháng có bỏ được không? Thai nhi 8 tháng có độ gắn kết cao với buồng tử cung. Nếu phá thai 8 tháng sẽ cần gây tác động mạnh đến tử cung mới tách thai nhi ra ngoài. Điều này làm gia tăng nguy thủng/ rách tử cung, nhất là thủng tử cung vô cùng nguy hiểm, sẽ cần thông qua nội soi & siêu âm để xác định mức độ thủng.
- Gây viêm tắc vòi trứng: Thai 8 tháng có kích thước lớn nên khi phá thai rất dễ để lại sẹo xơ cứng lớn gây tắc nghẽn vòi trứng. Đây lại là nguyên nhân hàng đầu khiến nữ giới bị vô sinh hậu phá thai.
Tóm lại, thai nhi 8 tháng gần như đã hoàn thiện và mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với cơ thể thai phụ. Việc phá thai 8 tháng tuổi có thể để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Do đó, nếu không phải lý do đặc biệt, thai phụ nên cân nhắc thật kỹ càng trước khi quyết định bỏ thai, tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm : [ Tìm Hiểu ] Phá thai uy tín Hà Nội : 10+ địa chỉ an toàn bạn nên biết
Vấn đề lưu ý khi thực hiện phá thai chị em cần biết
Thai 8 tháng có phá được không? Với những nguy hiểm khi phá thai to mà các bác sĩ khuyến cáo thai phụ không nên tiến hành phá thai 8 tháng, trừ một số trường hợp thai 8 tháng thực sự đặc biệt, cụ thể:
- Trường hợp thai nhi 8 tháng dị tật bẩm sinh.
- Trường hợp thai nhi 8 tháng có não phát triển không bình thường như chậm phát triển, chỉ tương đương não của thai 25 tuần.
- Trường hợp được phát hiện dư ối hay nhiễm độc thai nghén.
- Trường hợp thai phụ có thai 32 tuần sốt cao, gây dị tật thai nhi hoặc ảnh hưởng đến não…
Bên cạnh thắc mắc thai 8 tháng có phá được không, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo, khi thực hiện phá thai thì thai phụ nên chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Trước khi quyết định phá thai, cần thăm khám, chia sẻ và lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo nếu phá thai sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
- Tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ phá thai uy tín, nhất là phá thai 8 tháng bắt buộc phải thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu. Tuyệt đối không “cố” phá thai hay vì ham rẻ lựa chọn cơ sở y tế chui, kém uy tín dẫn đến những rủi ro đáng tiếc.
- Không tự ý mua thuốc phá thai tại nhà, tránh tình trạng phá thai bị sót, phá thai không an toàn dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
- Lựa chọn bác sĩ uy tín, có tên tuổi, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để đảm bảo rằng quá trình phá thai diễn ra thuận lợi nhất.
- Việc phá thai dù thai lớn hay thai nhỏ, bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe thai phụ. Do đó, sau khi phá thai, chị em cần đặc biệt lưu ý chăm sóc cơ thể, chế độ ăn uống - sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học để cơ thể hồi phục sớm.
- Sau khi phá thai, cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 4-6 tuần để tránh gây tổn thương, chảy máu tử cung, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng.
- Sau phá thai, nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường như sốt cao, chảy máu khó cầm, đau bụng…cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và xử lý kịp thời.
Hy vọng bài viết trên đây về vấn đề thai 8 tháng có phá được không đã giúp chị em có được câu trả lời cho bản thân, cũng như tìm hiểu thêm về những vấn đề cần lưu ý khi tiến hành đình chỉ thai nghén. Mọi thắc mắc chưa được giải đáp, chị em có thể liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí.