[ Tổng hợp ] 4 loại thuốc chữa bệnh giang mai phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay
Thuốc chữa bệnh giang mai cần phải được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Bệnh giang mai là căn bệnh nguy hiểm, có nhiều biến chứng nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Chính vì vậy nên sử dụng thuốc điều trị giang mai thế nào cho đúng và thuốc chữa giang mai nào hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên tắc sử dụng thuốc chữa bệnh giang mai
Giang mai là một trong những căn bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên, chủ yếu là lây qua đường tình dục. Ngoài lây qua đường tình dục, vi khuẩn gây bệnh giang mai có thể lây qua nhiều con đường khác như tiếp xúc với vết thương hở trên da, dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc dùng chung đồ đạc cá nhân.
Bệnh giang mai có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, sau khoảng 90 ngày nhiễm bệnh xoắn khuẩn giang mai sẽ gây nên những triệu chứng khó chịu. Ở mỗi giai đoạn của bệnh giang mai người bệnh sẽ thấy có những dấu hiệu khác nhau. Việc sử dụng thuốc chữa bệnh giang mai cũng tùy theo từng giai đoạn bệnh.
Dù chữa bệnh giang mai ở giai đoạn nào cũng cần tuân theo nguyên tắc:
- Điều trị bệnh sớm nhất là khi ở giai đoạn đầu bệnh vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khó chịu, điều trị kiên trì, sử dụng đủ liều, đúng nguyên tắc, đúng thời gian quy định
- Tuân thủ theo đúng phác đồ mà các bác sĩ đưa ra theo từng giai đoạn bệnh. Mỗi mức độ lây nhiễm, hệ miễn dịch bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc, liều thuốc khác nhau.
- Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, sau khi điều trị khỏi bệnh nên sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn cho cả 2.
- Điều trị giang mai đồng thời cho bạn tình để hạn chế nguy cơ tái phát
- Theo dõi chặt chẽ sau khi điều trị bệnh giang mai.
- Trong quá trình dùng thuốc chữa bệnh giang mai nếu bạn thấy có những dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với các bác sĩ điều trị
Việc sử dụng thuốc chữa bệnh giang mai cần phải được theo dõi chặt chẽ cũng như đánh giá hiệu quả của thuốc khi sử dụng. Do đó bạn không nên chủ quan mà nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Các loại thuốc chữa bệnh giang mai hiệu quả và phổ biến hiện nay
Trên thực tế, tùy tình trạng và giai đoạn của bệnh giang mai sẽ có chỉ định dùng thuốc chữa bệnh giang mai khác nhau. Thuốc điều trị bệnh giang mai vẫn được coi là giải pháp đơn giản và hiệu quả để chữa bệnh. Thuốc sẽ có tác dụng giúp tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai, dưới tác dụng của thuốc các triệu chứng bệnh sẽ được giảm thiểu và biến mất hoàn toàn.
1. Thuốc Benzylpenicillin (penicillin G)
Thuốc Benzylpenicillin (penicillin G) thường được chỉ định với những trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công. Loại thuốc này có thể sử dụng với cả những trường hợp bị giang mai giai đoạn đầu, giai đoạn muộn, giai đoạn bẩm sinh và là loại thuốc được ưu tiên sử dụng đầu tiên khi mắc bệnh giang mai.
Hoạt động của thuốc penicillin G ngăn chặn sự phát triển của xoắn khuẩn gây bệnh giang mai:
- Với trường hợp mắc bệnh giang mai giai đoạn sớm sẽ sử dụng Penicilin G 2,4 triệu đơn vị dùng tiêm toàn thân mỗi bên mông 1,2 triệu đơn vị. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng Procain Penixilin G tan trong nước tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày và dùng duy trì trong vòng 10 ngày.
- Với trường hợp mắc bệnh giang mai muộn (giang mai đã tiến triển trên 1 năm, giang mai kín muộn) sẽ sử dụng Penicilin G 2,4 triệu đơn vị dùng 4 liều, mỗi liều cách nhau từ 3 đến 4 tuần. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng Procain Penicilin G tan trong nước tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị và dùng duy trì từ 3 đến 4 tuần.
- Với trường hợp mắc bệnh giang mai bẩm sinh có thể sử dụng Benzathin penicilin G 50 triệu đơn vị/ kg cân nặng, tiêm bắp 1 lần duy lần. Nếu như có dấu hiệu dịch não tủy bất thường có thể sử dụng benzyl penicilin G 50 triệu đơn vị/ kg cân nặng dùng tiêm tĩnh mạch mỗi ngày 2 lần và dùng trong 10 ngày.
- Với trường hợp mắc bệnh giang mai bẩm sinh muộn (>2 tuổi) sử dụng mỗi ngày Benzyl penicilin G 20-30 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp ngày 2 lần và dùng trong 14 ngày.

2. Thuốc Doxycyline
Doxycyline cũng là loại thuốc chữa bệnh giang mai thường được sử dụng nhưng trong trường hợp dùng penicillin G không mang lại hiệu quả. Đây là loại kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline được sử dụng như một loại kháng sinh kìm khuẩn.
Thuốc Doxycyline thường được sử dụng trong trường hợp bị giang mai giai đoạn nhẹ với liều 100mg mỗi ngày 2 lần và dùng trong 15 ngày. Nếu sử dụng Tetracycline liều 500mg uống ngày 4 lần và duy trì trong vòng 15 ngày.
Thuốc chống chỉ định với trường hợp mẫn cảm với tetracyclin, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 8 tuổi, người bị suy gan nặng

3. Thuốc erythromycin
Erythromycin là loại thuốc được sử dụng trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn ở cơ quan hô hấp, cơ quan sinh dục, người mắc bệnh giang mai bị dị ứng với penicillin và sử dụng với những trường hợp là phụ nữ đang mang thai hoặc giang mai bẩm sinh.
- Với phụ nữ mang thai ở giai đoạn sớm thì có thể dùng Erythromycin 500 mg uống ngày 4 lần và duy trì trong vòng 15 ngày.
- Với trường hợp giang mai bẩm sinh sử dụng thuốc erythromycin từ 7,5 đến 12,5mg/kg mỗi ngày 4 lần và dùng trong 30 ngày

4. Thuốc Ceftriaxone
Thuốc Ceftriaxone cũng được điều trị các bệnh do nhiễm trùng gây nên, đây là loại thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin. Thuốc kháng sinh sẽ ngăn chặn sự tăng trưởng vi khuẩn. Thuốc Ceftriaxone thường được sử dụng chữa bệnh giang mai nếu bệnh nhân bị dị ứng penicilline G.
Những loại thuốc chữa bệnh giang mai trên đây phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do đó bạn không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không chỉ định.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc chữa bệnh giang mai
Sử dụng thuốc chữa bệnh giang mai vẫn được xem là phương pháp hiệu quả và được ưu tiên sử dụng hiện nay. Trong đó thuốc penicillin là lựa chọn hàng đầu, nếu bạn bị dị ứng với penicillin thì sẽ được dùng thuốc kháng sinh khác thay thế. Để quá trình sử dụng thuốc được hiệu quả bạn cần chú ý những lưu ý dưới đây:
- Trong quá trình điều trị cần được tiến hành làm lại các xét nghiệm RPR vào các thánh thứ 3, thứ và tháng 12.
- Việc điều trị bệnh giang mai hiệu quả khi định lượng kháng thể sau khi điều trị giảm xuống
- Sau khi điều trị đủ liều cần chẩn đoán VDRL (Venereal Disease Research Laboratory) thêm 3 tháng nữa nhằm xác định đã khỏi bệnh hoàn toàn cưa
- Bệnh giang mai được đánh giá khỏi hoàn toàn khi xét nghiệm VDRL giảm và âm tính trong 6 – 12 tháng tiếp theo
- Trong quá trình điều trị không tự ý điều chỉnh loại thuốc đang sử dụng, không nên ngừng thuốc khi thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm
- Không chia sẻ đơn thuốc, phác đồ điều trị bệnh giang mai của mình cho người khác
- Không dùng thêm các loại thuốc Đông y, thuốc Nam mà không có không có sự chỉ định.
- Trong quá trình sử dụng thuốc sẽ có sự tương tác với 1 số loại thức ăn, rượu bia, thuốc lá do đó nên tư vấn các bác sĩ của bạn về việc dùng thuốc cùng thuốc, thuốc lá
- Một số loại thuốc chữa trị bệnh giang mai sẽ không hiệu quả với một số căn bệnh như huyết áp, ung thư, trầm cảm, thần kinh…
Trên đây là một số loại số thuốc chữa bệnh giang mai được sử dụng hiệu quả hiện nay. Việc sử dụng thuốc này cần phải có sự chỉ định của bác sĩ cũng như theo dõi hiệu quả mà nó mang lại. Một số loại thuốc cũng có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn do đó cần tư vấn các bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.