Phụ nữ bị tiểu buốt sau sinh nguyên nhân do đâu? Có ảnh hưởng gì không? là thắc mắc của không ít mẹ bầu hiện nay. Trên thực tế, sau khi các thiên thần nhỏ ra đời, đa số các mẹ thường gặp phải một số bất tiện như sưng phù, vệ sinh khó khăn, sản dịch…gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trong đó sau sinh bị tiểu buốt là một hiện tượng không hiếm gặp, có thể xảy ra ở cả phụ nữ sinh thường & sinh mổ. Vậy sau sinh bị đi tiểu buốt là do đâu? Cách điều trị như thế nào?
Tiểu buốt sau sinh là gì?
Tiểu buốt là cảm giác đau buốt, khó chịu, nóng hay châm chích mỗi khi tiểu tiện, một số trường hợp chị em sẽ bị tiểu khó hay tiểu rắt, tiểu nhiều lần hơn bình thường.
Hầu hết các chị em phụ nữ sau sinh đều sẽ gặp phải tình trạng này, bao gồm cả sinh thường và sinh mổ. Trong đó những chị em sinh mổ thường có tỷ lệ mắc cao hơn. Sau sinh đi tiểu bị buốt thường sẽ kéo dài từ 5-6 tuần. Vậy hiện tượng tiểu buốt ở phụ nữ sau sinh xuất phát từ nguyên nhân nào?
Nguyên nhân đi tiểu buốt sau sinh là do đâu?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng phụ nữ sinh xong bị tiểu buốt xảy ra có thể là do ở giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu xuống dưới, từ đó tạo áp lực và gây chèn ép bàng quang. Sau khi sinh, cơ thể mẹ chưa thể hồi phục ngay được và đồng thời bàng quang cũng chưa trở về được trạng thái ban đầu, từ đó dẫn đến tình trạng tiểu buốt sau sinh.
Bên cạnh đó, với những mẹ bầu sinh mổ, bác sĩ sẽ cần rạch mổ ở tử cung để lấy bài thai, chính điều này đã gây ảnh hưởng lên hệ tiết niệu. Cũng chính vì vậy mà những phụ nữ sinh thường rất dễ bị tiểu buốt tiểu rắt sau sinh mổ.
Ngoài những nguyên nhân trên, chứng đi tiểu đau buốt sau sinh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Cụ thể bao gồm:
1. Dính bàng quang
Bệnh lý này rất phổ biến ở những phụ nữ sau sinh mổ hoặc những người đã thực hiện phẫu thuật tại vùng bụng. Khi tổ chức mô sẹo hình thành tại vị trí mổ, các mô có khả năng dính lại với nhau, từ đó gây dính bàng quang.
Sau các ca phẫu thuật, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc để ngăn ngừa tình trạng bị dính bàng quang. Bởi khi bàng quang bị dính, người bệnh cần được thực hiện một phẫu thuật nội soi nhằm loại bỏ phần mô sẹo bị dính này.
2. Bệnh sa bàng quang
Sa bàng quang là hiện tượng bàng quang bị phình to, giãn nở và lọt vào âm đạo. Không ít chị em phụ nữ sau sinh đã gặp phải tình trạng này. Do trong quá trình mang thai, phần cơ hỗ trợ giữa bàng quang & âm đạo bị chèn ép và trở nên yếu hơn đã làm bàng quang bị sa lọt vào trong âm đạo.
Ngoài ra, bệnh sa bàng quang còn xảy ra do các nguyên nhân sau: Phẫu thuật cắt tử cung, suy giảm nội tiết tố hoặc xuất hiện ở phụ nữ lớn tuổi. Sa bàng quang không chỉ gây tình trạng sau sinh mổ bị tiểu buốt mà còn gây triệu chứng đau bụng và tiểu rắt vô cùng khó chịu.
3. Bàng quang bị tổn thương
Bàng quang là một cơ quan dễ tổn thương nhất sau khi sinh ở phụ nữ. Khi các mẹ bầu sinh mổ, vùng niệu đạo sẽ hình thành 1 lỗ nhỏ, chính lỗ rò này đã gây nên tình trạng tiểu buốt, tiểu không kiểm soát và nghiêm trọng hơn là tổn thương bàng quang.
Khi gặp phải tình trạng tiểu buốt sau sinh, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để điều trị dứt điểm bệnh.
4. Viêm đường tiết niệu
Lượng sản dịch sau sinh đối với cả 2 hình thức sinh mổ và sinh thường đều có thể gây viêm nhiễm nếu mẹ bầu không vệ sinh sạch sẽ & đúng cách. Hoặc có thể, trong quá trình sinh mổ mà mẹ bầu bị nhiễm trùng. Những nguyên nhân này đều có thể khiến vi khuẩn tấn công niệu đạo và gây hiện tượng tiểu buốt sau sinh.
5. Kích ứng niệu đạo
Với những phụ nữ sinh mổ, hiện tượng buốt lỗ tiểu sau sinh thường sẽ dễ gặp phải hơn do tác động của quá trình phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông tiểu để tránh bàng quang đầy nước và ống này sẽ được lấy ra ngoài sau khi đã hết thuốc tê. Sau khi ống được lấy ra, niệu đạo có thể sẽ bị phản ứng kích thích nhẹ, từ đó gây cảm giác buốt và nóng ran ở lỗ tiểu.
6. Co thắt bàng quang
Trong quá trình sinh đẻ, có thể nói bàng quang là một bộ phận phải chịu tác động lớn nhất. Các cơ bàng quang bỗng nhiên bị co bóp mạnh hơn, kích thích mẹ bầu phải đi tiểu ngay, tiểu gấp. Từ đó gây ra hiện tượng đi tiểu đau buốt sau sinh.
Tiểu buốt sau sinh có ảnh hưởng gì không?
Hiện tượng tiểu buốt sau sinh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả tâm lý, cuộc sống hàng ngày cũng như sức khỏe của phụ nữ. Ngoài ra, nó cũng có thể là một cảnh báo cho bệnh lý tiết niệu nào đó. Do vậy, có thể khẳng định tiểu rát buốt sau sinh là một triệu chứng mang tính nguy hiểm.
Tiểu buốt thường không xuất hiện đơn lẻ mà nó sẽ đi kèm thêm các triệu chứng khác như nóng rát, tiểu đau, tiểu rắt, tiểu gấp. Khi phát hiện những triệu chứng này, mẹ bầu cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chỉ định cách khắc phục hiệu quả. Các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn điều trị sao cho không ảnh hưởng đến việc cho bú của mẹ,
Nếu phụ nữ sau sinh bị tiểu buốt do hiện tượng sinh lý thường thấy, triệu chứng sẽ mất đi sau vài ngày, tùy theo thể trạng của người mẹ mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào. Nhưng nếu kéo dài lâu ngày và kèm theo triệu chứng bất thường khác, đó có thể do bệnh lý gây ra và mẹ cần đi khám và có thời gian điều trị triệt để.
Xem thêm : [ Tìm hiểu ] 5+ Cách trị tiểu buốt cho bà bầu an toàn & hiệu quả
Làm sao để hết tiểu buốt sau sinh?
Như đã nói, khi xuất hiện triệu chứng tiểu buốt sau sinh, các mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Hiện tượng này sẽ trở nên nguy hiểm nếu xuất hiện kèm theo buồn nôn, sốt cao, có mùi hôi khó chịu ở “cô bé”, bí tiểu, tiểu khó, tiểu đau, nước tiểu sẫm màu…
Sau khi thăm khác và xác định đúng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa sau sinh bị tiểu rắt, tiểu buốt hiệu quả nhất. Đối với các trường hợp tiểu buốt rát sau sinh do bệnh lý, phác đồ thường được chỉ định sẽ bao gồm kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh cần có sự chỉ định, kê đơn từ bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn, đa số chị em đang gặp phải hiện tượng này đều rất ngại đi khám, dấu diếm không điều trị và hy vọng bệnh để lâu sẽ tự khỏi. Ngoài ra, nhiều mẹ lo lắng rằng nếu điều trị sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ nên ngần ngại không chữa trị.
Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh thường hay sinh mổ bị tiểu buốt cũng tuyệt đối không tự ý áp dụng các biện pháp dân gian vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và bé.
Cách chữa tiểu buốt sau sinh thường và sinh mổ tốt nhất là tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tiến hành thăm khám sớm ngay từ đầu đồng thời thực hiện theo một số khuyến cáo dưới đây:
- Không tự mua kháng sinh về điều trị tại nhà hoặc tự dùng thuốc bán tràn lan trên mạng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sức khỏe của bản thân.
- Những chị em sinh mổ cần hết sức lưu ý chăm sóc vết mổ để tránh nhiễm trùng làm kéo dài thời gian hồi phục.
- Không vận động quá mạnh vì dễ khiến vết mổ tổn thương, gây đau đớn.
- Vệ sinh vùng kín, đặc biệt là tầng sinh môn (đối với chị em sinh thường)
- Kiêng quan hệ tình dục để tránh gây viêm âm đạo cũng như viêm nhiễm phụ.
- Bổ sung các thực phẩm xanh, rau củ quả đồng thời uống đủ lượng nước cần thiết để lợi tiểu và bài tiết tốt hơn/
- Nên kê gối sau lưng và nằm ở tư thế nghiêng để hạn chế đau đớn cũng như ảnh hưởng đến hệ tiết niệu.
Tiểu buốt sau sinh thường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả cuộc sống của chị em sau khi sinh. Nếu lo lắng về cách khắc phục, chị em có thể liên hệ tư vấn chuyên môn tại tổng đài 0243.9656.999 để được giải đáp ngay.