Trĩ hỗn hợp độ 4 : Nguyên nhân, triệu chứng và cách nhận biết giai đoạn

July 12, 2023
Bệnh Trĩ
Mục lục chính [Ẩn]

    Trĩ hỗn hợp độ 4 chính là giai đoạn nặng nhất của bệnh, rất khó chữa và gây ra nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Vậy trĩ hỗn hợp cấp độ 4 nguy hiểm thế nào, đâu là cách điều trị hiệu quả? Những vấn đề này sẽ được các chuyên gia hậu môn - trực tràng giải đáp ngay thông qua bài viết dưới đây.

    Những nguy hại mà trĩ hỗn hợp độ 4 mang lại cho người bệnh

    Trĩ hỗn hợp độ 4 nguy hiểm thế nào, thực tế, so với trĩ nội hay trĩ ngoại thông thường thì trĩ hỗn hợp được xem là diện bệnh nguy hiểm hơn cả. Mức độ nguy hiểm của trĩ hỗn hợp còn tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh lý và tình trạng sức khỏe của từng người bệnh. Nếu càng để bệnh diễn biến lâu, nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao, cụ thể như sau:

    1. Đau hậu môn dữ dội

    Càng về giai đoạn mãn tính, người bị trĩ hỗn hợp càng có cảm giác đau đớn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt.

    2. Nhiễm trùng hoại tử

    Hậu môn của người bị trĩ hỗn hợp luôn trong tình trạng ngứa ngáy, sưng phồng, ra nhiều dịch nhầy làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Nếu không kịp thời xử lý có thể gây bội nhiễm hoặc hoại tử hậu môn.

    3. Thiếu máu

    Trĩ hỗn hợp có thể gây chảy máu khi đi đại tiện, dù chảy ít máu nhưng nếu tình trạng này tiếp diễn lâu ngày, người bệnh vẫn phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu cấp tính, đặc biệt là ở giai đoạn 4. Khi bị thiếu máu, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt…

    4. Sa nghẹt búi trĩ

    Búi trĩ hỗn hợp càng to thì các tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng càng bị chèn ép khiến máu khó lưu thông mà ứ đọng lại trong các búi trĩ khiến chúng sưng to hơn và làm tăng nguy cơ hoại tử. Khi các búi trĩ sa xuống sẽ khiến hậu môn bị chít hẹp, dẫn đến khó khăn khi đi đại tiện.

    5. Viêm phụ khoa

    Biến chứng này thường xảy ra với phụ nữ, do vị trí của âm đạo gần với hậu môn. Vì vậy, nếu vệ sinh vùng kín và hậu môn không đúng cách, vi khuẩn từ trĩ sẽ lây lan tới những vùng lân cận và gây ra viêm nhiễm âm hộ, âm đạo,…

    Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp độ 4 đúng cách sẽ cho kết quả khả quan

    Trĩ hỗn hợp độ 4 được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc chữa tại nhà bởi bệnh trĩ hỗn hợp có tính chất phức tạp, cần được điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

    Khi trĩ hỗn hợp chuyển sang độ 4, búi trĩ rất to và triệu chứng cũng nghiêm trọng nên cắt bỏ búi trĩ là giải pháp khả quan nhất. Có rất nhiều phương pháp ngoại khoa để loại bỏ trĩ, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng đảm bảo mang tới sự an toàn và hiệu quả. Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (Số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang áp dụng các phương pháp cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, cụ thể như sau:  

    1. HCPT II cắt trĩ bằng sóng cao tần

    Đây là phương pháp sử dụng sóng điện từ cao tần với nhiệt độ từ 70-80 độ C để hỗ trợ làm đông mạch máu, cản trở máu từ tĩnh mạch lưu thông đến nuôi các búi trĩ. Khi không được cung cấp máu, búi trĩ hỗn hợp sẽ teo dần và sau đó được cắt bỏ ít xâm lấn bằng dao điện, nhờ đó hạn chế đau, ít chảy máu, người bệnh hồi phục nhanh chóng.

    2. Kẹp cắt trĩ PPH II

    Đối với phương pháp PPH II, bác sĩ sẽ sử dụng máy kẹp để ngăn cản các mạch nuôi búi trĩ hỗn hợp độ 4, đồng thời cắt bỏ phần niêm mạc phía trên đường lược, sau đó khâu xếp nếp tạo hình hậu môn. Sau khi điều trị, bệnh nhân rút ngắn được thời gian hồi phục, ngoài ra cơ vòng hậu môn được bảo toàn, hạn chế biến chứng.

    3. Khâu triệt mạch trĩ THD

    Ở phương pháp THD, bác sĩ sử dụng dây thắt vào gốc búi trĩ hỗn hợp để ngăn cản dòng máu tới nuôi dưỡng búi trĩ. Khi đó, tế bào không nhận được chất dinh dưỡng sẽ chết đi, từ đó búi trĩ teo dần và tự rụng. Người bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 4 với nhiều búi trĩ nằm tách biệt nhau thường được áp dụng điều trị bằng phương pháp này.

    Như vậy, điều trị trĩ hỗn hợp độ 4 cần ưu tiên lựa chọn các phương pháp cắt bỏ búi trĩ hoàn toàn, đảm bảo hạn chế đau đớn cho người bệnh cũng như ngăn ngừa tái phát. Bạn hãy trao đổi thêm với bác sĩ về mong muốn của bản thân cũng như tình trạng bệnh lý để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

    Xem thêm : [ Giải Đáp ] Trĩ hỗn hợp đi ngoài ra máu có nguy hiểm không và cách chữa hiệu quả ?

    Phòng ngừa trĩ hỗn hợp tái phát sau điều trị như thế nào?

    Sau phẫu thuật điều trị trĩ hỗn hợp độ 4, để tổn thương nhanh chóng phục hồi, ngừa nhiễm khuẩn và biến chứng hậu phẫu thì việc chăm sóc vết thương là rất quan trọng. Dưới đây là những lời khuyên của các bác sĩ phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho bệnh nhân sau khi điều trị bệnh trĩ:

    1. Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

    Bệnh nhân sau khi cắt trĩ cần bổ sung đủ nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng cách ăn các thực phẩm như rau xanh, hoa quả,... Ngoài ra, bạn cần rèn luyện thói quen đi đại tiện đúng khung giờ cố định, tốt nhất là đi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

    Thay vì đi xe máy, xe đạp gây chèn ép hậu môn, khiến vết thương có thể nứt miệng và đau đớn, người bệnh nên ưu tiên đi bộ hoặc di chuyển bằng phương tiện công cộng.

    2. Tái khám đúng lịch

    Dù búi trĩ đã được cắt bỏ nhưng vết thương sẽ cần thời gian lâu hơn để phục hồi. Trong thời gian này, chất dịch nhầy có thể vẫn tiết ra từ hậu môn nhưng thường hết sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chảy dịch hoặc chảy máu từ vết cắt trĩ kéo dài lâu ngày, kèm theo đau đớn, sưng viêm hậu môn,… thì rất có thể đã bị nhiễm trùng, lúc này bạn cần tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.

    Ngoài ra, sau khi điều trị, người bệnh nên đi tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh, phát hiện sớm các nguy cơ biến chứng nếu có và chủ động phòng ngừa.

    3. Tuân thủ liệu trình

    Thuốc uống được chỉ định sau điều trị trĩ hỗn hợp thường có tác dụng đẩy mạnh sự hồi phục, ngừa nhiễm trùng, giảm đau,… Người bệnh không được tự ý dừng thuốc hay thay đổi liều lượng thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

    4. Vận động nhẹ nhàng

    Trong thời gian hồi phục sau khi cắt trĩ, việc vận động mạnh như đi lại nhiều, chạy nhảy, chơi thể thao,… có thể khiến vết thương rách miệng và chảy máu, có thể dẫn đến viêm nhiễm do hậu môn là khu vực dễ bị vi khuẩn tấn công.

    Do vậy, việc nghỉ ngơi hậu phẫu là vô cùng quan trọng. Ngày đầu tiên sau khi mổ trĩ, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, những ngày kế tiếp có thể vận động nhẹ nhàng và tăng dần cường độ hoạt động. Nếu cảm thấy đau hậu môn khi vận động thì nên tạm nghỉ, bạn cũng không nên nằm quá lâu khiến cơ thể uể oải.

    5. Tránh xa chất kích thích

    Các thực phẩm chứa chất gây kích thích hậu môn như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn cay nóng,… đều gây ra tác động xấu, làm tổn hại vết cắt trĩ và ngăn cản quá trình hồi phục. Do đó, bạn không nên sử dụng các chất kích thích này trong thời gian vết thương do mổ trĩ chưa lành.

    Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia về bệnh trĩ hỗn hợp độ 4, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc phòng tránh hoặc có phương án đối phó kịp thời nếu nghi ngờ mắc bệnh. Nếu anh em còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để nhận hỗ trợ.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Trịnh Tùng

    Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần. Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng có gần 20 năm công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn, 8 năm công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương.

    Hiện tại TS. Bác sĩ Trịnh Tùng đang phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (ở 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    Tại phòng khám, bác sĩ Trịnh Tùng đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng về thăm khám, tư vấn, chữa bệnh:

    • Tư vấn các bệnh lý về tiêu hóa, hậu môn trực tràng, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị hiệu quả, cách phòng ngừa và tái phát.
    • Thăm khám lâm sàng trực tiếp cho người bệnh và chỉ định các xét nghiệm, nội soi hậu môn nhằm đưa ra kết luận chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
    • Trực tiếp điều trị và phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Bệnh Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…
    • Chăm sóc hỗ trợ người bệnh sau điều trị

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status