[ Trĩ ngoại ở bà bầu ] Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả cho các mẹ

January 26, 2021
Bệnh Trĩ
Mục lục chính [Ẩn]

    Trĩ ngoại ở bà bầu là hiện tượng khá phổ biến, chiếm tỉ lệ khá cao. Bà bầu bị bệnh trĩ thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này gây nên nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt. Vậy bà bầu bị bệnh trĩ nên làm gì để cải thiện hiệu quả hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

    Trĩ ngoại ở bà bầu là như thế nào?

    Bệnh trĩ ngoại là một trong những cấp độ của bệnh trĩ khi các tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn bị sưng đau, chảy máu, đau nhức. Thống kê cho thấy có khoảng 50% phụ nữ mang thai bị mắc bệnh trĩ trong đó bệnh trĩ ngoại ở bà bầu chiếm tỉ lệ cao.

    Các búi trĩ ngoại xuất hiện ở bà bầu thường ở phía dưới đường lược, ở phần rìa hậu môn. Bà bầu sẽ thấy có những dấu hiệu khó chịu, đau rát vì đây là nơi tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác.

    Khi mắc bệnh trĩ người bệnh sẽ thấy có những dấu hiệu khó chịu như:

    • Vùng hậu môn có dấu hiệu nóng rát, khó chịu đặc biệt là mỗi lần đi đại tiện hoặc đứng lên, ngồi xuống.
    • Đi đại tiện ra máu, thời gian đầu lượng máu chỉ là 1 vết nhỏ trên giấy vệ sinh nhưng sau đó sẽ thấy lượng máu xuất hiện nhiều hơn.
    • Xuất hiện búi trĩ ngoại có hình dáng giống như cục thịt thừa ở nếp gấp hậu môn. Người bệnh có thể sờ thấy các cục thịt thừa này, sau 1 thời gian các cục thịt này sẽ phát triển ngày càng to
    • Khi các búi trĩ phát triển to sẽ thấy có cảm giác nặng ở hậu môn, gây khó khăn cho bà bầu mỗi lần di chuyển.
    • Vùng hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt, khó chịu do bị tiết dịch từ búi trĩ

    Trong một số trường hợp bị mắc trĩ ngoại ở bà bầu các triệu chứng của búi trĩ còn gây khó chịu, thường xuyên sa xuống và xuất hiện thường trực ở ống hậu môn.

    Nguyên nhân gây trĩ ngoại ở bà bầu là do đâu?

    Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất, tình trạng này có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trĩ ngoại ở bà bầu có thể là do các nguyên nhân dưới đây:

    • Thay đổi nội tiết tố đột ngột trong quá trình mang thai dẫn đến sự lỏng lẻo các mô ở bên trong hậu môn, các tĩnh mạch hậu môn không vững chắc như bình thường, phần tĩnh mạch có xu hướng to và dễ hình thành búi trĩ.
    • Kích thước thai nhi phát triển càng ngày càng to ở cuối thai kỳ, lượng nước ối tăng lên, làm tăng tĩnh mạch ở vùng xương chậu cũng như khu vực liên quan.
    • Nồng độ progesterone tăng cao khi mang thai cũng sẽ khiến các tĩnh mạch trĩ bị phình to, tình trạng táo bón xuất hiện làm chậm nhu động ruột. Điều này sẽ khiến mẹ bầu phải rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện.

    Ngoài những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình mang thai trên đây thì trĩ ngoại ở bà bầu còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên như: mẹ bầu tăng cân quá nhiều khi mang thai, thường xuyên đứng hoặc ngồi lâu, ăn nhiều đồ ăn có chất béo dẫn đến nguy cơ bị táo bón cao.

    Trĩ ngoại ở bà bầu có nguy hiểm không?

    Trĩ ngoại ở bà bầu hay trĩ nội ở bà bầu đều có thể dẫn đến những ảnh hưởng nếu không được chữa trị sớm và kịp thời. Đa phần chị em bị mắc trĩ khi mang thai đều không gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp chị em cũng có thể gặp phải những rắc rối như:

    • Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ bầu và em bé ở trong bụng mẹ. Chị em sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi, đau đớn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi
    • Khi các búi trĩ xuất hiện bị chảy máu trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bà bầu, mặc dù tình trạng này hiếm khi xảy ra.
    • Nguy cơ tắc nghẽn hậu môn nếu kích thước búi trĩ lớn hoặc bị trĩ huyết khối. Búi trĩ ngoại quá to sẽ dẫn đến hậu môn tiết dịch ẩm ướt và có nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng hậu môn thậm chí áp xe, viêm nhiễm hậu môn.

    Khi bị bệnh trĩ ngoại ở bà bầu chị em không nên chủ quan vì ngoài việc đối mặt với biến chứng, bệnh trĩ ngoại còn gây nên những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn nên sớm tìm các biện pháp khắc phục ngay khi có dấu hiệu bệnh.

    Cách chữa bệnh trĩ ngoại ở bà bầu an toàn và hiệu quả

    Đa phần trĩ ngoại ở bà bầu đều có thể cải thiện tình trạng của mình sau khi sinh con mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp các triệu chứng khó chịu của bà bầu không được cải thiện, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như nguy cơ đối mặt với biến chứng thì mẹ bầu nên tìm các biện pháp điều trị hiệu quả.

    Để khắc phục tình trạng bệnh trĩ ở bà bầu có nhiều cách, tùy tình trạng của mỗi người mà các sẽ có biện pháp hiệu quả, phù hợp. Tốt nhất bạn nên thăm khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra biện pháp phù hợp nhất.

    1. Cách làm co búi trĩ cho bà bầu hiệu quả

    Khi thấy vùng hậu môn có dấu hiệu khó chịu của bệnh trĩ, bà bầu có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ và cải thiện triệu chứng 1 cách an toàn. Bạn có thể tham khảo 1 số các triệu chứng an toàn giúp làm co các búi trĩ và giảm triệu chứng khó chịu như:

    • Ngâm hậu môn trong nước ấm: bạn có thể chuẩn bị 1 chiếc chậu, nước ấm và 1 chút muối sau đó đặt vùng mông ngồi vào trong chậu khoảng 15 phút. Lưu ý không nên sử dụng xà phòng, các loại sản phẩm khác sẽ làm vùng hậu môn bị kích ứng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
    • Chườm đá ở hậu môn: bạn hãy chuẩn bị 1 túi đá lạnh được bọc trong vải mỏng để chườm ở hậu môn khoảng 10 phút để cải thiện tình trạng đau nhức. Mỗi ngày bạn có thể áp dụng cách này 4 lần mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng sưng đau và hỗ trợ làm co búi trĩ.
    • Áp dụng các bài tập thể dục tại nhà: các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga sẽ giúp hỗ trợ và làm co búi trĩ hiệu quả. Vận động thể dục thể thao còn giúp tăng cường, kích thích quá trình hoạt động của nhu động tốt.
    • Áp dụng một số mẹo dân gian: một số mẹo dân gian cũng có thể giúp bà bầu cải thiện tình trạng bệnh của mình. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ ngoại như dùng rau má, rau diếp cá... tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ nên áp dụng với liều lượng ít, không nên áp dụng quá nhiều.

    2. Điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

    Trong 1 số trường hợp người bệnh mắc trĩ ngoại có thể sẽ được chỉ định điều trị y tế để hạn chế những rủi ro mong muốn, cũng như giảm thiểu những triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây nên. Bạn có thể tham khảo 1 số phương pháp như:

    Thắt dây cao su: Phương pháp này các bác sĩ sẽ sử dụng 1 băng y tế cao su để quấn qanh búi trĩ. Điều này sẽ giúp hạn chế dòng máu cung cấp cho búi trĩ và khiến búi trĩ tự rơi ra sau khoảng 10 đến 12 ngày. Các mô sẹo được hình thành sẽ giúp ngăn ngừa sự tái phát của bệnh trĩ ở cùng 1 vị trí.

    Tiêm chất gây teo búi trĩ: Khi tiêm vào các búi trĩ sẽ làm các búi trĩ co lại và hình thành các mô sẹo. Tuy nhiên, có thể tái phát sau khi tiêm ở vị trí khác.

    Cắt trĩ: Thủ thuật cắt bỏ búi trĩ này có thể dẫn đến những rủi ro như làm tổn thương vùng hậu môn, nguy cơ bị nhiễm trùng hơn nữa sẽ phải gây mê toàn thân. Do đó sẽ được chỉ định trong những trường hợp chị em bị bệnh trĩ nặng, các triệu chứng ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. .

    Trĩ ngoại ở bà bầu không nên chủ quan sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất chị em hãy xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể, thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ đồng thời tư vấn các bác sĩ các phương pháp chữa trĩ phù hợp với tình trạng của mình.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Lê Thị Nhài

    Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Lê Thị Nhài hiện đang là một trong những bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa được nhiều bệnh nhân biết đến và tin tưởng lựa chọn. Bác sĩ là một trong những tấm gương tiêu biểu, có chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, uy tín đứng đầu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    Bác sĩ Lê Thị Nhài đã có nhiều thành tích tốt trong công tác về tuyên truyền, thăm khám, điều trị các bệnh ở chị em phụ nữ:

    • 3 lần được bằng khen của bộ Y Tế cùng với nhiều bằng khen của UBND tỉnh.
    • Có huy chương về sự nghiệp dân số trong thời gian làm việc cho cộng đồng.
    • Bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc nhất tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.
    • Top 10 bác sĩ Sản phụ khoa giỏi nhất khu vực miền Bắc.
    • Top 5 bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc tại Hà Nội.
    • Bác sĩ xuất sắc về áp dụng phương pháp RFA trong điều trị viêm lộ tuyến.

    Sở trường chuyên môn của bác sĩ CKI Lê Thị Nhài

    • Tư vấn và điều trị các bệnh về sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
    • Thực hiện thẩm mỹ vùng kín theo kỹ thuật hiện đại.
    • Tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh xã hội ở nữ giới.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status