【 Trĩ ngoại tắc mạch 】Nguyên nhân, triệu chứng và 5 phương pháp điều trị hiệu quả
Trĩ ngoại tắc mạch được xem như biến chứng của người mắc bệnh trĩ ngoại khi người bệnh không có biện pháp chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Tình trạng tắc mạch trĩ ngoại nếu không sớm có biện pháp can thiệp và chữa trị có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, nguy cơ bị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hậu môn thậm chí là hoại tử hậu môn.
Trĩ ngoại tắc mạch là gì?
Trĩ ngoại tắc mạch hay còn gọi là triệu chứng nhồi máu trĩ. Thực chất đây là tình trạng các tĩnh mạch trong mạng lưới mạch máu, trong ống hậu môn bị chèn ép, phá vỡ và làm hình thành các cục máu đông và làm tắc nghẽn mạch.
Các búi trĩ có dấu hiệu bị sưng to, xung huyết ở bên trong nên được gọi là tắc mạch trĩ ngoại, nhồi máu hoặc trĩ ngoại tắc mạch. Khi các khối máu đông phát triển từ tĩnh mạch, chúng sẽ ngăn dòng máu chảy ra ngoài trong khi đó các động mạch trĩ vẫn tiếp tục bơm máu vào búi trĩ do đó các búi trĩ ngoại sẽ căng phồng nhanh và xuất hiện cục máu đông.
Trĩ ngoại tắc mạch được đánh giá không phải cấp độ nhẹ của bệnh trĩ ngoại, người bệnh bị đau buốt đột ngột, mức độ đau nhức càng ngày càng tăng. Nếu để lâu không có biện pháp điều trị người bệnh không chỉ khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây trĩ ngoại tắc mạch là do đâu?
Có rất nhiều giả thiết về sự xuất hiện trĩ ngoại tắc mạch. Tuy nhiên, nghiên cứu tại Viện y học cổ truyền quân đội thì tình trạng này xuất hiện khi có máu đi đại tiện khi vùng hậu môn bị gia tăng áp lực. Các yếu tố, nguyên nhân khiến hậu môn bị tăng áp lực có thể kể đến như:
Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo: một chế độ dinh dưỡng không khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Nếu bạn ăn nhiều đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, ít ăn rau củ, chất xơ, uống ít nước... thì sẽ khiến phân cứng và khó đào thải ra bên ngoài.
Bị táo bón lâu ngày: người bệnh thường xuyên bị táo bón nhưng không có biện pháp điều trị và không cải thiện trong thời gian dài do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ hình thành cũng như gia tăng áp lực ở hậu môn.
Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh: phụ nữ mang thai, có trọng lượng thai nhi lớn sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn. Ngoài ra những phụ nữ mới sinh con xong, nhất là sinh con qua đường âm đạo sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn
Do tính chất công việc: với những người có đặc thù công việc thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều hoặc thường xuyên phải mang vác vật nặng sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn bình thường.
Do mắc các bệnh lý mãn tính: trong đó có các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh phổi và viêm nhiễm trực tràng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở nhiều người.
Ngoài những nguyên nhân gây trĩ ngoại tắc mạch trên đây, người bệnh gặp phải tình trạng này còn có thể do táo bón, áp xe hậu môn, chấn thương hậu môn...
Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại tắc mạch
Trĩ ngoại tắc mạch sẽ khiến người bệnh đau đớn theo mức độ sưng phồng ngày càng tăng cao của búi trĩ. Người bệnh sẽ thấy có những cơn đau buốt mỗi ngày 1 tăng trong khoảng từ 3 đến 5 ngày đầu. Sau đó người bệnh sẽ thấy có 1 mảng hoại tử khô trên bề mặt. Diện tích vùng hoại tử và cục máu đông sẽ được loại bỏ cùng triệu chứng chảy máu.
- Người bệnh sẽ thấy có những cơn đau dữ dội thường xuất hiện và kéo dài trong khoảng từ 4 đến 6 ngày đầu ở vùng hậu hôn
- Cảm giác khó khăn khi đi đại tiện, muốn đi đại tiện nhưng không đi được
- Tắc mạch trĩ khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại vì cơ vòng hậu môn bị khép lại khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại hoặc khi ngồi
- Vùng hậu môn xuất hiện dấu hiệu chảy máu, chảy dịch, thậm chí hoại tử hậu môn. Các cục máu đông bị vỡ sẽ gây sưng đau, dịch chảy ra làm người bệnh lở loét, nhiễm trùng thậm chí hoại tử hậu môn.
Mặc dù các triệu chứng trĩ ngoại tắc mạch gây đau nhức cho người bệnh nhưng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nếu tình trạng chảy máu nhiều sẽ kèm theo dấu hiệu thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, tâm trạng mệt mỏi...
Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?
Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng của bệnh trĩ ngoại, tình trạng này rất phổ biến và thường gặp. Nếu không được sớm điều trị và khắc phục người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng như:
- Nguy cơ bị viêm nhiễm và nhiễm trùng vùng hậu môn
- Nguy cơ hoại tử hậu môn
- Nhiễm trùng máu
- Nữ giới dễ bị viêm nhiễm phần phụ
- Nguy cơ ung thư trực tràng
Bệnh trĩ ngoại tắc mạch khiến người bệnh khó chịu, đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Nếu để lâu người bệnh còn thấy choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt, chảy dịch, chảy máu mất tự tin, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Trĩ ngoại tắc mạch có chữa được không?
Với những trường hợp bị trĩ ngoại tắc mạch, các triệu chứng sẽ mỗi ngày 1 tăng nhiều hơn. Do đó các biện pháp chữa trị nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của người bệnh.
1. Điều trị nội khoa ở giai đoạn nhẹ
Nếu người bệnh bị tắc mạch ở giai đoạn nhẹ các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị nội khoa. Các loại thuốc được chỉ định có thể là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống táo bón hoặc thuốc chống phù nề.
Khi sử dụng những loại thuốc này người bệnh có thể được chỉ định dưới dạng thuốc uống hoặc dùng thuốc bôi. Song song với đó người bệnh nên giữ gìn vệ sinh, kết hợp sinh hoạt lành mạnh.
2. Điều trị ngoại khoa ở giai đoạn nặng
Với những trường hợp người bệnh bị trĩ ngoại tắc mạch giai đoạn nặng, sử dụng thuốc không hiệu quả có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông.
Trước khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ cục máu đông người bệnh cần điều trị nhiễm trùng. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật tắc mạch trĩ ngoại hiệu quả. Một trong những phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại tắc mạch là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu bằng sóng cao tần HCPT.
Chữa bệnh trĩ ngoại bằng sóng cao tần HCPT là hiện đại, ít xâm lấn, hạn chế chảy máu, ít đau, người bệnh nhanh chóng phục hồi. Không những thế, phương pháp này ít xâm lấn, không ảnh hưởng đến những vùng da lân cận nên người bệnh nhanh chóng hồi phục và không ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ.
Cho dù chữa trĩ ngoại tắc mạch bằng phương pháp nào người bệnh cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định mà bác sĩ đưa ra, không nên tự ý thay đổi phác đồ sẽ làm ảnh hưởng đến việc chữa trị sau này.
Phòng ngừa trĩ ngoại tắc mạch hiệu quả
Trĩ ngoại tắc mạch có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, việc chữa trị đòi hỏi các bác sĩ chuyên môn tay nghề cao. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, không nên sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, không nên ăn nhiều đồ ăn có nhiều gia vị, uống nhiều nước mỗi ngày, tăng cường rau xanh và trái cây.
- Tăng cường tập luyện các bài tập thể thao để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và nhu động ruột
- Hạn chế các hoạt động làm tăng áp lực lên búi trĩ như: khuân vác, lao động nặng, ngồi quá lâu.
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, luôn giữ vùng hậu môn khô ráo, sạch sẽ
- Nếu có dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn bạn nên thăm khám ngay các bác sĩ chuyên khoa
- Không quan hệ bằng đường hậu môn
Trĩ ngoại tắc mạch là tình trạng biến chứng nặng của bệnh trĩ ngoại, do đó bạn nên sớm thăm khám và có biện pháp chữa trị hiệu quả. Nếu cần được các bác sĩ hỗ trợ, tư vấn bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0243.9656.999.