Triệu chứng giang mai ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau, các biểu hiện bệnh giang mai thường khó nhận biết, khiến cho người bệnh thường không chú ý và phát hiện kịp thời cho nên khi bệnh chuyển sang đoạn muộn việc điều trị thường khó khăn hơn.
Tìm hiểu: Bệnh giang mai lây truyền qua con đường nào ?
Giang mai là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan thông qua các hoạt động tình dục. Đa phần người bệnh thường vô lây truyền sang cho người khác bởi họ cũng không biết mình mắc căn bệnh này.
Bệnh giang mai được gây ra bởi xoắn khuẩn giang mai, xoắn khuẩn giang mai thường rất yếu nếu ra bên ngoài môi trường chúng sẽ không sống được trong vài giờ. Chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết thương hở miệng, hậu môn, âm đạo bởi các hoạt động tình dục. Trong một số trường hợp giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con.
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ và nam
Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở nữ và nam không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể tự biến mất mà không cần điều trị, cho nên nhiều khi người bệnh thường bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh ở giai đoạn sớm.
Những biểu hiện thường thấy ở bệnh giang mai như là:
- Dương vật, âm đạo, xung quanh hậu môn hoặc miệng xuất hiện những vết loét nhỏ thường không đau.
- Nổi các nốt ban quanh lòng bàn tay và bàn chân
- Phát triển mụn ở âm hộ và hậu môn
- Xuất hiện mảng trắng ở trong khoang miệng
- Cơ thể mệt mỏi, sốt, nổi hạch ở cổ hoặc háng, nhức đầu và đau khớp.
Giang mai không được điều trị trong nhiều năm sẽ lây sang các bộ phận khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Người bệnh nên chú ý nhận biết sớm các triệu chứng giang mai ở từng giai đoạn để có phương án điều trị bệnh kịp thời.
Nhận biết triệu chứng giang mai qua các giai đoạn
Triệu chứng giang mai sẽ có dấu hiệu và biểu hiện khác nhau theo từng giai đoạn. Các giai đoạn có thể chồng lên nhau và các triệu chứng không phải lúc nào cũng xảy ra theo thứ tự.
Người bệnh có thể nhiễm giang mai mà không có bất kỳ biểu hiện nào trong nhiều năm.
1. Triệu chứng giang mai giai đoạn 1
Sau thời gian ủ bệnh, người mắc sẽ nhận thấy hình ảnh bệnh giang mai thông qua một hay nhiều vết loét nhỏ, vết loét này được gọi là săng giang mai ở âm đạo, hậu môn, dương vật, bìu hoặc môi và miệng. Bệnh giang mai ở nữ giới đôi khi khó nhận biết và phát hiện khi săng mai nằm trong âm đạo, cổ tử cung, không gây đau.
Ngoài ra các săng giang mai có thể tự lành sau khoảng 3 – 5 ngày khởi phát. Chính vì điều này mà nhiều người chủ quan bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh giang mai trong giai đoạn đầu, bởi khi được điều trị trong giai đoạn này, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn rất cao. Cũng giúp cho người bệnh ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
2. Triệu chứng giang mai giai đoạn 2
Khi người bệnh chuyển sang giai đoạn 2, sau khoảng vài tuần sẽ xuất hiện các nốt ban trên da. Phát ban bắt đầu từ thân và lan toàn bộ cơ thể, thường không ngứa, có thể kèm theo mụn ở vùng miệng và sinh dục.
Người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như, mệt mỏi, đau họng, sưng hạch, đau cơ, nhức đầu. Có một vài trường hợp đau ở miệng, hậu môn, âm đạo và rụng tóc.
Những triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2 có thể kéo dài từ 2 – 6 tuần hoặc đến 2 năm. Các triệu chứng giang mai trong giai đoạn này có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Rồi có thể tái phát và biến mất.
Ở giai đoạn 2 thì bệnh giang mai có chữa được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể chữa được, nếu nhận thấy các triệu chứng này bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị càng sớm. càng tốt, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.
3. Triệu chứng giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Khi bệnh giang mai không được điều trị, sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn, trong giai đoạn này người bệnh sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng giang mai nào, bởi các xoắn khuẩn bắt đầu xâm nhập và gây tổn thương cơ thể ở bên trong, nếu không được điều trị bệnh chuyển sang giai đoạn cuối sẽ rất nguy hiểm.
4. Triệu chứng giang mai giai đoạn cuối
Khi mắc bệnh giang mai trong một khoảng thời gian dài, người bệnh sẽ nhận thấy sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người mắc bệnh giang mai, khi không được điều trị sẽ gây tổn thương não, hệ thần kinh, hoặc mắt. Người bệnh sẽ gặp các vấn đề về não như nhiễm trùng, viêm màng não và tủy sống; tê điếc, sa sút trí tuệ, gặp các chứng phình động mạch và van tim, xuất hiện các khối u trong cơ thể, mù lòa, tê liệt, thậm chí gây tử vong.
Phụ nữ khi mắc bệnh giang mai có thể truyền bệnh sang thai nhi gây ra hiện tượng giang mai bẩm sinh, khi không được điều trị, thai nhi có nguy cơ chết lưu, trẻ em khi sinh ra có nguy cơ tử vong cao.
Trẻ em mắc bệnh giang mai bẩm sinh thường không có triệu chứng cụ thể nào, có thể bị phát ban ở lòng bàn tay hoặc bàn chân và có các biểu hiện như gan to bất thường, vàng da, viêm tuyến, xương phát triển không bình thường, não bị ảnh hưởng.
Để giang mai không ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và cộng đồng, người mắc bệnh giang mai cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Thông tin: Cách chữa bệnh giang mai hiệu quả
Giai mai ở từng giai đoạn sẽ có cách chữa bệnh giang mai khác nhau, khi giang mai trong giai đoạn 1, giang mai giai đoạn 2 và giang mai kín sớm được chỉ định điều trị như sau:
Dùng Xanh methylen 2% bôi lên các vết loét và các nốt ban trên da
Dùng Benzathin Penicilin G 2,4 triệu đơn vị chia làm hai tiêm vào hai bên mông một liều duy nhất, hoặc dùng Procain Penicillin G 1,2 triệu đơn vị tan trong nước uống trong 10 ngày.
Nếu dị ứng với Penicilin G có thể thay thế bằng 500mg Tetracyclin uống trong 15 ngày mỗi ngày 4 lần, 100mg Doxycycline uống trong 15 ngày mỗi ngày 2 lần.
Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú dùng Erythromycin 500mg thay thế
Đối với giang mai ở giai đoạn muộn thì được điều trị như sau
Benzathin Penicilin 2,4 triệu đơn vị dùng để tiêm mông 4 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. Hoặc dùng Procain Penicillin 1,2 triệu đơn vị tiêm bắp liên tục từ 3 – 4 tuần.
Có thể thay thế bằng Ceftriaxone khi bệnh nhân bị dị ứng với Penicilin G
Khi điều trị bệnh ở giai đoạn cuối chỉ có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa sự phát triển của bệnh chứ không thể điều trị khỏi hoàn toàn các tổn thương mà bệnh đã gây ra, vì vậy người bệnh cần chủ động chữa trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu.
Sau khi được điều trị có thể bị mắc giang mai nữa không?
Người mắc bệnh giang mai sau khi điều trị khỏi vẫn có khả năng tái phát, nếu như người bệnh không tuân thủ các biện pháp phòng chống bệnh, hơn nữa khi mắc bệnh giang mai người bệnh cũng cần chủ động đi chữa cùng bạn tình để không còn khả năng tái nhiễm giang mai.
Bạn đọc có thể tham khảo khám chữa giang mai tại phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là một trong những đơn vị uy tín trong chẩn trị các bệnh xã hội đặc biệt là giang mai. Hiện nay gói khám các bệnh xã hội tại phòng khám đang được áp dụng với giá ưu đãi chỉ 950k (giá cũ 2050k) cho các hạng mục: thăm khám bệnh lý lâm sàng, xét nghiệm dịch tìm lậu cầu khuẩn, định tuýp HPV, test nhanh HIV, test nhanh giang mai. Với gói khám này bệnh nhân đã được miễn phí hoàn toàn chi phí khám lâm sàng, và được giảm 30% phí thực hiện thủ thuật.
Mong rằng thông qua chia sẻ trên, sẽ giúp bạn đọc nắm được các thông tin liên quan đến triệu chứng bệnh giang mai. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này vui lòng liên hệ theo số 0243.9656.999 để nghe giải đáp từ chuyên gia.