Xét nghiệm bệnh giang mai là gì và xét nghiệm phương pháp nào chính xác là điều bệnh nhân quan tâm. Mục đích việc xét nghiệm để kiểm tra cơ thể có sự xuất hiện của xoắn khuẩn giang mai hay không. Thực tế, số lượng người nhiễm giang mai đang tăng theo cấp số nhân với mức độ trẻ hóa ngày càng cao. Chính vì vậy, xét nghiệm giang mai cần thiết hơn bao giờ hết.
Bệnh giang mai và triệu chứng nhận biết từng giai đoạn
Trước khi tìm hiểu xét nghiệm bệnh giang mai là gì, mọi người cần nhận biết triệu chứng căn bệnh này qua từng giai đoạn.
Giang mai là bệnh xã hội có lượng người mắc phải ngày một tăng. Bệnh do vi khuẩn có tên Treponema Pallidum gây ra. Con đường lây nhiễm chính của bệnh là quan hệ tình dục không lành mạnh.
Giang mai có thời gian ủ bệnh khá lâu, khoảng 3 – 4 tuần kể từ khi xoắn khuẩn xâm nhập cơ thể.
Bác sĩ chuyên khoa thường chia giang mai thành 3 giai đoạn phát triển với triệu chứng nhận biết khác nhau:
Giai đoạn 1. Triệu chứng ban đầu là xuất hiện vết loét nhỏ ở bộ phận sinh dục, lưỡi, môi,... Vết loét có hình bầu dục hoặc hình tròn, không đau, không có mủ. Khoảng 6 tuần, vết loét tự biến mất khiến nhiều người nghĩ bệnh tự khỏi.
Giai đoạn 2. Cơ thể xuất hiện nốt ban màu đỏ, hơi sần giống vết bỏng nước. Xuất hiện triệu chứng này, xoắn khuẩn đã trú ngụ trong cơ thể 6 – 9 tháng.
Giai đoạn 3. Là giai đoạn nguy hiểm nhất. Lúc này, xoắn khuẩn xâm nhập vào nhiều cơ quan của cơ thể: Não, tim, phổi, gan,...
Như vậy, nói giang mai là bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm quả không sai. Đa phần giang mai được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Điều này không chỉ khiến việc chữa trị gặp khó khăn. Nhiều chức năng trong cơ thể khó phục hồi như ban đầu. Vì vậy, bác sĩ khuyên bệnh nhân xét nghiệm giang mai sớm để phát hiện bất thường của cơ thể.
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán giang mai
Xét nghiệm bệnh giang mai là thủ thuật y khoa sử dụng trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ. Từ đó, phát hiện kịp thời xoắn khuẩn giang mai đang trú ngụ trong cơ thể. Giúp người bệnh có phương án điều trị sớm, tránh nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình.
Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai khác nhau. Tùy thuộc mức độ bệnh, nhu cầu của bệnh nhân, bác sĩ chỉ định phương pháp xét nghiệm thích hợp.
1. Xét nghiệm giang mai bằng kính hiển vi trường tối
Xét nghiệm chẩn đoán giang mai bằng kính hiển vi trường tối là phương pháp áp dụng cho bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh giai đoạn đầu.
Khi bệnh nhân mới xuất hiện vết loét trên cơ thể. Lúc này, xoắn khuẩn giang mai chỉ ở bên ngoài da, chưa xâm nhập vào máu và bộ phận quan trọng khác.
Có thể nói, phương pháp xét nghiệm chẩn đoán giang mai bằng kính hiển vi trường tối vô cùng đơn giản. Cụ thể:
- Bác sĩ lấy trực tiếp mẫu bệnh phẩm ở vết loét trên da, dịch âm đạo (nữ), dịch niệu đạo (nam).
- Soi dưới kính hiển vi trường tối.
- Bác sĩ quan sát mẫu bệnh phẩm để kiểm tra xoắn khuẩn có xuất hiện không.
Mặc dù thao tác đơn giản, cho kết quả nhanh,... Tuy nhiên, xét nghiệm này yêu cầu bác sĩ có trình độ cao thực hiện. Không quan sát kỹ hoặc không nắm rõ triệu chứng của xoắn khuẩn thì rất dễ bỏ qua bệnh hoặc nhầm với bệnh khác.
Kết luận: Kết quả xét nghiệm chẩn đoán giang mai bằng kính hiển vi trường tối mang tính chủ quan, phụ thuộc tay nghề bác sĩ.
2. Xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR
Xét nghiệm bệnh giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR là phương pháp phát hiện kháng thể giang mai trong máu bệnh nhân. RPR là tên viết tắt của cụm từ Rapid Plasma Reagin – là phản ứng huyết tương nhanh.
Nguyên lý hoạt động: Dựa trên kháng thể của cơ thể. Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập, cơ thể tự sản sinh các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.
Cách thực hiện:
- Bác sĩ lấy khoảng 2ml máu ở tĩnh mạch bệnh nhân đem đi xét nghiệm
- Khoảng 2h sau, kết quả được thông báo tới bệnh nhân
Phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn 2. Nguyên nhân bởi lúc này xoắn khuẩn bắt đầu xâm nhập vào máu. Vì vậy xét nghiệm huyết tương mới có kết quả chính xác.
Kết luận: Nếu xét nghiệm chẩn đoán giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR từ giai đoạn đầu, sẽ cho kết kết quả âm tính giả.
3. Xét nghiệm giang mai bằng TPHA
Tương tự RPR, xét nghiệm bệnh giang mai bằng TPHA cũng là xét nghiệm huyết thanh học. Đây là xét nghiệm hiệu quả và chính xác nhất hiện nay, áp dụng cho tất cả giai đoạn bệnh.
Nguyên lý hoạt động: Dựa trên phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động.
Xét nghiệm này nhanh chóng tìm ra kháng thể kháng vi khuẩn giang mai có trong huyết thanh hoặc trong dịch não tủy của bệnh nhân.
Có 2 xét nghiệm TPHA là: Xét nghiệm TPHA định tính và định lượng.
Xét nghiệm TPHA định tính :
Là xét nghiệm tìm ra kháng thể kháng xoắn khuẩn gây bệnh trong huyết thanh.
Nhược điểm: Chỉ xét nghiệm bệnh nhân có bị giang mai không. Không biết được mức độ, sự phát triển của xoắn khuẩn.
Xét nghiệm TPHA định lượng :
Là xét nghiệm dựa trên nguyên lý ngưng kết hồng cầu gián tiếp.
Ưu điểm: Không chỉ phát hiện nhanh các xoắn khuẩn giang mai, xét nghiệm này còn định lượng hiệu giá kháng thể giang mai trong máu. Từ đó, bác sĩ nắm bắt được mức độ bệnh, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nhìn chung, xét nghiệm TPHA mang lại kết quả chính xác cao hơn hẳn so với xét nghiệm trên kính hiển vi trường tối hay xét nghiệm bằng phản ứng sàng lọc RPR. Tuy nhiên, chi phí xét nghiệm TPHA khá cao. Bệnh nhân nên cân nhắc phù hợp với điều kiện kinh tế bản thân và lắng nghe ý kiến tư vấn từ bác sĩ.
Xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả?
Khi đi xét nghiệm bệnh giang mai, bên cạnh việc lo lắng quá trình thực hiện. Thời gian xét nghiệm bao lâu có kết quả cũng là vấn đề nhiều người quan tâm.
Theo bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội, khó có thể đưa ra chính xác thời gian xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả. Vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố:
1. Tình trạng bệnh
Thời gian ủ bệnh giang mai khoảng 3 – 4 tuần. Tuy nhiên, có trường hợp 3 tháng mới phát bệnh. Nếu xét nghiệm thời gian ủ bệnh, có thể kết quả không chính xác. Bác sĩ cần thực hiện nhiều xét nghiệm liên quan.
Điều này khiến thời gian xét nghiệm giang mai của những trường hợp này lâu có kết quả hơn bệnh nhân có triệu chứng bên ngoài.
2. Phương pháp xét nghiệm
Phương pháp xét nghiệm giang mai bằng kính hiển vi trường tối cho thời gian nhanh, khoảng 30 phút kể từ khi lấy mẫu. Tuy nhiên, tính chính xác của xét nghiệm này không cao.
Phương pháp xét nghiệm hiện đại, nhiều thao tác phức tạp thì thời gian cho kết quả lâu hơn. Cụ thể, xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR và xét nghiệm TPHA mất khoảng 2h đồng hồ cho kết quả chính xác.
3. Địa chỉ y tế thực hiện xét nghiệm bệnh giang mai
Lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ giỏi, thiết bị kỹ thuật hiện đại,... không chỉ mang lại kết quả thăm khám chính xác, còn rút ngắn thời gian thực hiện.
Ngược lại, địa chỉ y tế không đảm bảo, trình độ bác sĩ kém, thiết bị y tế không đáp ứng tiêu chuẩn,... thời gian cho kết quả xét nghiệm giang mai lâu, thậm chí kết quả sai lệch.
Tại Hà Nội, bên cạnh những bệnh viện lớn như Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,... bệnh nhân có thể đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) để thực hiện xét nghiệm.
Ưu điểm của phòng khám là hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, phương pháp xét nghiệm tân tiến,... Từ đó cho kết quả chính xác.
Ngoài ra, đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, người bệnh không phải chờ đợi lâu. Không phải chen lấn, xếp hàng như bệnh viện công lập.
Đặc biệt, tất cả thông tin của bệnh nhân được đảm bảo tuyệt đối. Thêm nữa, phòng khám điều trị các bệnh lý nói chung, bệnh giang mai nói riêng thường kết hợp cho bệnh nhân sử dụng thuốc đông y để tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, thải độc gan, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...
Hy vọng thông tin về xét nghiệm bệnh giang mai là gì, xét nghiệm bằng phương pháp nào và bao lâu có kết quả đã giúp bệnh nhân hiểu rõ vấn đề này. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.