Bệnh trĩ có nguy hiểm không là câu hỏi thắc mắc và lo lắng của không ít người bệnh khi mang trong mình căn bệnh khó nói này. Bên cạnh việc gây ra những triệu chứng khó chịu như đại tiện ra máu, đau rát hậu môn thì bệnh trĩ còn gây ra các biến chứng và tác hại khôn lường đe doạ sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Việc nắm được các tác hại của bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh cảnh giác và có biện pháp chữa trị cũng như phòng ngừa hiệu quả.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không, tác hại của bệnh trĩ đến sức khỏe
Bệnh trĩ là một dạng bệnh lý hình thành ở vùng hậu môn trực tràng do các tĩnh mạch trong ống hậu môn vì phải chịu áp lực quá lớn nên bị căng phồng, gãy gập và tạo thành các bũi trĩ.
Các thói quen ăn uống không hợp lý, sinh hoạt không lành mạnh, chế độ làm việc và nghỉ ngơi không tốt, tâm trạng không ổn định…là những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
Người cao tuổi, phụ nữ mang thai và sau sinh, trẻ em còi cọc suy dinh dưỡng là những đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ cao nhất.
Căn cứ vào đặc điểm hình thành và các triệu chứng biểu hiện mà các chuyên gia đã phân loại thành 3 dạng của bệnh trĩ là: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Mỗi dạng bệnh trĩ sẽ có những triệu chứng biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau.
1. Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ hình thành ở phía dưới đường lược trong ống hậu môn, búi trĩ nằm ở rìa hậu môn gần các tế bào thần kinh cảm giác nên gây cho người bệnh cảm giác đau đớn khó chịu.
Người bệnh có thể nhận biết triệu chứng của bệnh trĩ ngoại bằng cách quan sát hoặc cảm nhận bằng tay. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh thờ ở và chủ quan với các dấu hiệu biểu hiện sớm của bệnh khiến trĩ ngoại có điều kiện và thời gian phát triển nặng hơn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng máu: Bệnh trĩ ngoại nếu để lâu ngày, búi trĩ phát triển to sẽ gây tắc nghẽn hậu môn, cản trở quá trình lưu thông máu, trĩ huyết khối gây nứt và rách kẽ hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, dẫn đến nhiễm trùng máu.
- Hoại tử hậu môn: Tình trạng búi trĩ phát triển to và căng phồng lòi ra khỏi hậu môn gây bít tắc hậu môn, quá trình lưu thông máu đến búi trĩ bị cản trở sẽ dẫn đến nguy cơ hoại tử búi trĩ.
- Ung thư hậu môn trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh trĩ ngoại gây ra đối với sức khỏe của người bệnh, tình trạng viêm nhiễm và tiết dịch hậu môn tạo điều kiện cho các tế bào ác tính phát triển thành ung thư, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh.
- Gây rối loạn chức năng của hậu môn: tình trạng búi trĩ ngoại phát triển to và bị xơ cứng khiến người bệnh gặp khó khăn khi đại tiện, vệ sinh không tự chủ
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về da: Búi trĩ ngoại sa ra khỏi hậu môn kèm theo hiện tượng tiết dịch và chảy máu hậu môn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi phát triển gây kích ứng vùng da xung quanh hậu môn dẫn đến viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu.
- Nguy hiểm đối với phụ nữ: Nữ giới nếu bị mắc bệnh trĩ ngoại sẽ tăng nguy cơ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do sức đề kháng cơ thể giảm, cáu tạo cơ quan sinh dục lại gần hậu môn khiến các vi khuẩn có hại từ hậu môn dễ dàng tấn công xâm nhập sang âm đạo gây viêm nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.
Những tác hại nguy hiểm mà bệnh trĩ ngoại gây ra đối với sức khỏe cơ thể của người bệnh là rất nghiêm trọng, vì vậy mọi người không nên chủ quan mà cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và chữa trị ngay khi có dấu hiệu của bệnh.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh trĩ cần cảnh giác để tránh biến chứng nguy hiểm
2. Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không, có phải ai cũng biết?
Trĩ nội là dạng bệnh trĩ hình thành phía trên đường lược bên trong ống hậu môn do sự giản nở của các tĩnh mạch khiến dây chằng bị thoái hóa dẫn đến việc hình thành búi trĩ.
Các thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, ít vận động, ngồi lâu một chỗ, áp lực cuộc sống và công việc là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ nội.
Quá trình hình thành và phát triển của bệnh trĩ nội tương đối phức tạp cho nên mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội tùy theo từng giai đoạn cũng sẽ có sự khác nhau:
+ Trĩ nội cấp độ 1: Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ nội, mặc dù chưa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng ở thời điểm này người bệnh sẽ có biểu hiện đi ngoài ra máu. Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không? Ban đầu lượng máu có thể ra ít và chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân, Khi bệnh nặng hơn, lượng máu sẽ chảy nhiều hơn, khiến người bệnh bị mất máu và thiếu máu nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, tim đập nhanh, tụt huyết áp, dẫn đến ngất xỉu, suy giảm trí nhớ…
+ Trĩ nội cấp độ 2: Bệnh trĩ nội cấp độ 1 nếu không được chữa trị hiệu quả bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang cấp độ 2 với biểu hiện đi ngoài ra máu gia tăng, búi trĩ phát triển lớn và sa xuống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện nhưng sau đó có thể co lại được. Hậu môn xuất hiện tình trạng tiết dịch nhầy và cảm giác đau khi đi đại tiện hoặc ngồi lâu một chỗ.
+ Trĩ nội cấp độ 3: Đây là giai đoạn nguy hiểm thứ 3 của bệnh trĩ nội, cũng là giai đoạn cuối cùng có thể chữa trị bệnh bằng thuốc mà không cần đến dao mổ cắt trĩ nhưng nếu người bệnh bỏ qua giai đoạn này cũng đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội chữa bệnh tốt nhất.
Thời điểm này, búi trĩ đã phát triển to hơn và sa xuống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hay di chuyển, ngồi xổm…nhưng không tự co lại được mà người bệnh phải dùng tay để ấn búi trĩ vào. Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Lúc này máu sẽ chảy nhiều hơn, có thể chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia khiến người bệnh bị mất máu nghiêm trọng. Cảm giác đau xuất hiện nhiều hơn, hậu môn có thể bị sưng và phù nề.
+ Trĩ nội cấp độ 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nội, búi trĩ phát triển to và sa hẳn xuống hậu môn, thường trực ở bên ngoài gây đau rát khó chịu cho người bệnh và thường xuyên tiết dịch ẩm ướt tăng nguy cơ nhiễm trùng hoại tử hậu môn.
Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội ở từng cấp độ khác nhau sẽ có sự khác nhau. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh, mọi người nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị, tránh để lâu kéo dài sẽ gây ra biến chứng nặng nề hơn.
Bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không?
Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Bệnh trĩ là bệnh lý cần phải được thăm khám và điều trị ngay, nếu để kéo dài lâu ngày sẽ càng nguy hiểm hơn:
- Làm tăng thời gian bị đi ngoài ra máu dẫn đến mất máu và thiếu máu
- Tình trạng đau rát hậu môn càng trở nên nghiêm trọng hơn
- Tăng nguy cơ gây ngứa ngáy và nhiễm trùng hậu môn
- Búi trĩ để lâu sẽ sa ra khỏi hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây viêm nhiễm dẫn đến hoại tử hậu môn.
- Nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hậu môn dẫn đến nhiễm trùng máu
- Làm giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể, người bệnh dễ bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục như HIV, lậu, sùi mào gà, giang mai…
- Gây bội nhiễm, hoại tử búi trĩ và ung thư hậu môn trực tràng
- Tình trạng sa búi trĩ sẽ làm tăng nguy cơ bị trĩ huyết khối
Bệnh trĩ mặc dù nguy hiểm nhưng không phải không có cách chữa, điều quan trọng là người bệnh cần chủ động và tích cực thăm khám để có biện pháp chữa trị kịp thời
Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không?
Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Bệnh trĩ nếu để lâu ngày không chữa trị kịp thời và hiệu quả sẽ dẫn đến các bệnh ung thư, đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Tình trạng sa búi trĩ ra khỏi hậu môn sẽ làm nguy cơ bị xơ hóa và cứng ở búi trĩ, điều này sẽ kích thích các tế bào ác tính phát triển thành bệnh ung thư hậu môn trực tràng, nguy cơ tử vong rất lớn. Đây là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ 4 ở Việt Nam, có số người mắc rất cao, chỉ sau ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết: Ung thư hậu môn trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh trĩ gây ra đối với sức khỏe người bệnh. Điều này hình thành từ một số triệu chứng biểu hiện sa búi trĩ, thuyên tắc hậu môn, nhiễm trùng nhiễm khuẩn hậu môn, bội nhiễm…
Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị mắc bệnh trĩ nhất do chế độ ăn uống không hợp lý thiếu chất xơ, uống ít nước, ngồi bô quá lâu, ít vận động, các cơ quan trong cơ thể phát triển chưa ổn định, tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài, rối loạn tiêu hóa, cha mẹ không vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho trẻ.
Bệnh trĩ ở trẻ em nếu kéo dài không chữa trị sẽ khiến trẻ phải đối mặt với các vấn đề nguy hiểm như:
- Cơ thể không phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ
- Trẻ lười ăn, quấy khóc, ít ngủ
- Thới quen vệ sinh thay đổi thất thường
- Khả năng hấp thu kém
- Gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa
- Tăng nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn
- Gây viêm nhiễm hậu môn
Những tác hại mà bệnh trĩ gây ra đối với sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ là không thể lường hết được. Do đó, khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, mọi người không nên chủ quan mà cần chủ động thăm khám bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Xem thêm: Bệnh trĩ có lây không? Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Cách phòng tránh tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ
Để phòng tránh tác hại nguy hiểm do bệnh trĩ gây ra, bên cạnh việc điều trị bệnh tích cực thì người bệnh cần chú ý thêm các vấn đề sau:
- Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ
- Rèn thói quen đi vệ sinh đúng giờ, không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, uống đủ nước mỗi ngày
- Tăng cường vận động thể dục thể thao để kích thích quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể
- Không sử dụng đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như rượu bia thuốc lá, cà phê
- Hạn chế làm việc nặng quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
- Duy trì tâm lý thoải mái vui vẻ
Tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đây là bệnh lý cần thăm khám và điều trị ngay, không nên để lâu kéo dài. Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh trĩ hay các vấn đề liên quan khác, mọi người hãy gọi ngay đến số 0243.9656.999 để được các chuyên gia hỗ trợ kịp thời.