Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng mà rất nhiều người có thể mắc phải nhưng lại không biết nguyên nhân vì sao. Đây là căn bệnh dễ mắc nhưng rất khó chữa khỏi hoàn toàn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tìm hiểu về bệnh trĩ sẽ giúp mọi người có biện pháp chữa trị và phòng ngừa hiệu quả.
Nhận diện bệnh trĩ và nguyên nhân gây bệnh là gì?
TS.Bác sĩ CKII Trịnh Tùng chuyên gia hậu môn trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Bệnh trĩ là bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trong ống hậu môn do thường xuyên phải chịu áp lực quá lớn nên bị căng phình gãy gập tạo thành các búi trĩ bên trong ống hậu môn.
Dựa vào đặc điểm hình thành của búi trĩ nên các chuyên gia y tế đã phân loại thành 2 dạng chính của bệnh trĩ là:
Trĩ nội: hình thành ở phía trên đường lược trong ống hậu môn, người bệnh thường khó phát hiện sớm cho đến khi bệnh chuyển nặng khiến người bệnh gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu.
Trĩ ngoại: hình thành ở phía dưới đường lược trong ống hậu môn, búi trĩ nằm ở ngay mép ngoài hậu môn, ban đầu là cục thịt nhỏ màu hồng người bệnh có thể cảm nhận được bằng tay khi sờ vào.
Các nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu là do:
- Tình trạng táo bón kéo dài, người bệnh phải dùng sức rặn khi đi đại tiện, gây áp lực mạnh lên thành hậu môn, hình thành các búi trĩ.
- Do đặc thù công việc, những người ngồi lâu một chỗ ít vận động hoặc làm việc quá sức, mang vác nặng gây áp lực dồn xuống vùng xương chậu và hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Thói quen ăn uống không khoa học, ăn ít chất xơ uống ít nước, ăn nhiều chất béo và dầu mỡ làm cho tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng, gây ra bệnh trĩ.
- Những người tuổi cao, phụ nữ có thai và sau sinh là đối tượng dễ mắc trĩ nhất.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn, quan hệ đồng giới cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Các nguyên nhân bệnh trĩ rất đa dạng và phức tạp, do đó mọi người cần đặc biệt chú ý. Việc nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất giúp chúng ta tránh xa căn bệnh khó nói này.
Đối với câu hỏi “Bệnh trĩ có lây không?” TS.Bác sĩ CKII Trịnh Tùng khẳng định là KHÔNG LÂY nhưng đối với những người trong cùng một gia đình sẽ có khả năng bị mắc trĩ do cùng một chế độ sinh hoạt, ăn uống.
Xem thêm: Bệnh trĩ nội : Nguyên nhân và cách chữa trị tận gốc
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ người bệnh cần lưu ý
Các chuyên gia y tế cho biết: bệnh trĩ là bệnh lý có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất trong các bệnh lý về hậu môn trực tràng. Bởi sự thiếu nhận thức mà đôi khi chúng ta phải gánh chịu hậu quả và sống chung với căn bệnh khó nói này.
Khi bị mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ có một số triệu chứng biểu hiện như:
- Ngứa ngáy và đau rát hậu môn, cảm giác đau tăng lên khi đi đại tiện
- Đi ngoài ra máu, đi vệ sinh thấy đau, người bệnh đứng lên ngồi xuống hoặc di chuyển cũng cảm thấy đau
- Xuất hiện u cục ở hậu môn do các tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép, có chỗ bị giãn ra, chỗ bị tắc nghẽn, máu tập trung tại một chỗ có thể tạo thành trĩ huyết khối, hình thành các u cục ở hậu môn gây cảm giác đau đớn khó chịu.
- Sa búi trĩ là hiện tượng phổ biến của bệnh trĩ khi chuyển nặng, tùy theo từng cấp độ nặng nhẹ mà búi trĩ sa nhiều hay ít, nhưng dù ở mức độ nào cũng gây đau rát cho người bệnh.
Các dấu hiệu bệnh trĩ rất rõ ràng và cụ thể, đặc biệt là tình trạng đi ngoài ra máu và đau hậu môn khi đi đại tiện là triệu chứng điển hình rõ nhất, nếu người bệnh thực sự chú ý thì có thể dễ dàng phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ không có điều kiện để phát triển nặng thêm hay gây ra biến chứng.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
TS. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng cho biết: bệnh trĩ không nguy hiểm nếu người bệnh có sự phát hiện sớm và chữa trị kịp thời tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Tuy nhiên, nếu chúng ta lơ là chủ quan với các dấu hiệu biểu hiện của bệnh, không thăm khám mà để lâu kéo dài thì sẽ rất nguy hiểm, người bệnh có thể phải đối mặt với các vấn đề như:
Viêm nhiễm hậu môn: Khi bệnh trĩ chuyển nặng, búi trĩ sa ra khỏi hậu môn và tiết dịch ẩm ướt tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển gây viêm nhiễm, thậm chí là nhiễm trùng hoại tử hậu môn.
Thiếu máu nghiêm trọng: Tình trạng đi ngoài ra máu do trĩ gây ra nếu để lâu kéo dài cơ thể sẽ bị mất máu và thiếu máu nghiêm trọng, dẫn đến hoa mắt chóng mặt, thậm chí ngất xỉu, suy giảm trí nhớ.
Tắc nghẽn hậu môn: Khi búi trĩ phát triển to và sa xuống dưới sẽ gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ống hậu môn, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu, gặp nhiều khó khăn mỗi khi đi đại tiện.
Nguy cơ dẫn đến ung thư đại trực tràng: bệnh trĩ giai đoạn nặng khi không được điều trị hiệu quả sẽ dễ chuyển thành ung thư đại trực tràng, một căn bệnh nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh, cao thứ thứ 4 trên thế giới chỉ sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan.
Nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn: tình trạng này thường xảy ra khi bị trĩ khiến người bệnh đau đớn khó chịu và bị chảy máu hậu môn dẫn đến nhiễm trùng.
Các biến chứng mà bệnh trĩ để lại đối với sức khỏe người bệnh là rất nghiêm trọng. Do đó, ngay khi phát hiện bản thân có dấu hiệu bệnh thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng để thăm khám và điều trị.
Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
TS. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng khẳng định: Trĩ không thể tự khỏi mà thậm chí còn có nguy cơ chuyển nặng hơn. Không có một bệnh lý nào tự đến rồi tự đi mà không có biện pháp can thiệp y tế. Do đó người bệnh không nên nuôi tâm lý chờ bệnh tự khỏi mà không thăm khám điều trị. Điều này sẽ chỉ khiến bệnh kéo dài và chuyển nặng thêm, việc chữa trị sẽ càng khó khăn tốn kém hơn.
Vậy, bệnh trĩ có chữa được không? TS. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng cho biết thêm: Mặc dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng không phải là không có cách chữa. Việc chữa trị bệnh muốn đạt hiệu quả thì cần căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể. Bệnh đến đâu thì chữa trị đến đó. Tùy từng giai đoạn cụ thể của bệnh mà chúng ta có thể áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
Xem thêm:Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng & cáchđiều trị hiệu quả
Một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản hiệu quả
TS. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng cho biết: Đối với các trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ, búi trĩ còn nhỏ chưa có biểu hiện viêm nhiễm hay sa búi trĩ thì người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa bệnh tại nhà để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra trước khi thăm khám bác sĩ.
1. Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Rau diếp cá được coi là thần dược đối với người mắc bệnh trĩ. Rau diếp cá vị chua và mát có tác dụng sát khuẩn và chống viêm, giải độc, thanh nhiệt rất hiệu quả.
Để áp dụng cách chữa trĩ tại nhà bằng rau diếp cá, người bệnh chỉ cần lấy nắm lá diếp cá tươi rửa sạch rồi xay lấy nước uống và dùng bã đắp vào búi trĩ hoặc đun nước lá diếp cá dùng để xông rửa búi trĩ.
Nên thực hiện 2-3 lần/ tuần để có hiệu quả thực sự.
2. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Lá trầu không vị chát nên có tác dụng sát khuẩn, làm lành vết thương rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng lá trầu không để chữa trị bệnh trĩ tại nhà.
Cách làm: lấy lá trầu không tươi rửa sạch rồi cho vào nồi nấu chín thêm một ít muối biển, chờ cho nước nguội bớt thì dùng để xông rửa hậu môn vùng bị trĩ, có tác dụng làm co búi trĩ rất hiệu quả.
3. Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam
Bài thuốc nam chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tử vỏ quả lựu được rất nhiều người áp dụng bởi hiệu quả, an toàn và dễ làm.
Trong vỏ quả lựu có chứa rất nhiều hoạt chất pelletierin, isopelletierin, ac.betulic, ac.ursolic và iso quercetin có tác dụng sát khuẩn vết thương, kháng viêm và làm co búi trĩ hiệu quả.
Cách làm: Lấy 50-100gr vỏ lựu cho vào ấm sắc với khoảng 300ml nước. Chờ cho nước nguội thì dùng để xông rửa hậu môn. Nên thực hiện đều đặn hàng ngày để có kết quả tốt nhất.
Cách điều trị bệnh trĩ như thế nào cho an toàn và hiệu quả
Đối với các trường hợp mắc bệnh trĩ giai đoạn nặng thì việc chữa trị tại nhà hầu như không mang lại hiệu quả. Vì vậy phải cần đến phương pháp điều trị khác tiên tiến và phù hợp hơn.
1. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa
Các trường hợp bị mắc bệnh trĩ và có dấu hiệu viêm nhiễm hậu môn thì cần sử dụng thuốc chuyên khoa đặc trị trĩ.
Bệnh trĩ uống thuốc gì? Thuốc chữa trĩ có thể là thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống co buộc, cầm máu và giúp co búi trĩ hiệu quả.
Việc sử dụng loại thuốc nào và liều lượng ra sao cần phải theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà sẽ gây rối loạn các triệu chứng của bệnh khiến bác sĩ gặp khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh về sau.
2. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa
Đối với các trường hợp bị trĩ nặng, búi trĩ sa ra khỏi hậu môn và có dấu hiệu viêm nhiễm, sa búi trĩ thì cần phải điều trị bằng biện pháp can thiệp ngoại khoa.
Hiện nay có một số phương pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến là: phương pháp Longo, PPH, HCPT…
Tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ đang điều trị trĩ bằng kỹ thuật HCPT, thời gian thực hiện chỉ khoảng 30 phút.
Kỹ thuật HCPT không sử dụng dao mổ cắt trĩ mà bằng nguồn nhiệt nội sinh, xâm lấn tối thiểu theo công nghệ cao với mức nhiệt độ hoạt động từ 80ºC - 900ºC sẽ làm đông và thắt nút các mạch máu làm cho búi trĩ lập tức rụng đi và chữa lành những tổn thương vùng hậu môn mà không gây tổn hại đến những tổ chức xung quanh.
Nếu người bệnh không biết bệnh trĩ khám ở đâu uy tín chất lượng thì phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng chính là địa chỉ uy tín mà mọi người có thể yên tâm lựa chọn.
Bệnh trĩ là căn phổ biến và rất nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để phòng ngừa các biến chứng phức tạp có thể xảy ra. Nếu cần tìm hiểu thêm về trĩ nội, trĩ ngoại hay các bệnh lý liên quan, mọi người có thể liên hệ đến số máy 0243.9656.999 để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ miễn phí.