Dấu hiệu băng huyết sau phá thai là một biến chứng nguy hiểm thường do phá thai không an toàn hoặc tự ý phá thai bằng thuốc gây ra. Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm vì khiến cơ thể mất máu quá nhiều, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vậy băng huyết là hiện tượng như thế nào? Làm sao để hết ra máu sau khi phá thai?
Dấu hiệu băng huyết sau phá thai như thế nào ?
Dấu hiệu băng huyết sau phá thai là tình trạng tử cung bị chảy máu do việc phá thai không an toàn, can thiệp dụng cụ tử cung không đảm bảo hoặc do việc tự ý uống thuốc phá thai mà không có sự theo dõi của bác sĩ. Băng huyết chiếm đến 25% tổng nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ sau khi phá thai.
Một số dấu hiệu của băng huyết sau phá thai mà chị em có thể nhận biết bao gồm:
- Âm đạo chảy máu với số lượng lớn, máu chảy ồ ạt, có thể là máu loãng lẫn cục máu đông.
- Kích thước tử cung tăng bất thường, to ngang và mềm nhão; không thấy khối cầu an toàn ở xương bệ do tử cung đang bị ứ đọng máu.
- Bụng dưới đau quặn và dữ dội, kéo dài nhiều ngày.
- Các triệu chứng toàn thân bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, choáng váng, sốc mất máu, ngất xỉu…
Nguyên nhân gây dấu hiệu băng huyết sau khi phá thai
Các dấu hiệu băng huyết sau phá thai thực tế không hiếm gặp và thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phải kể đến:
- Tự phá thai bằng thuốc tại nhà: Nhiều chị em vì sợ người quen bắt gặp nên tự mua thuốc phá thai tại nhà mà không thăm khám, không xác định tuổi thai, vị trí thai…dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc, trong đó có băng huyết.
- Tay nghề bác sĩ kém: Phá thai ngoại khoa khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao, chuyên môn tốt và dày dặn kinh nghiệm. Nếu phá thai tại địa chỉ kém uy tín, địa chỉ chui, bác sĩ chuyên môn kém thì chị em sẽ phải đối mặt với hệ lụy băng huyết.
- Do tử cung yếu: Chị em đã có tiền sử phá thai, tử cung dị dạng, tử cung yếu mỏng, đang mắc u xơ tử cung…rất dễ bị tổn thương khi phá thai dẫn đến băng huyết.
- Thuốc phá thai kém chất lượng: Việc tự mua thuốc phá thai tại nhà nếu mua phải thuốc giả, thuốc hết hạn sử dụng…sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, đặc biệt là dấu hiệu bị băng huyết sau phá thai.
Dấu hiệu băng huyết sau phá thai có nguy hiểm không ?
Dấu hiệu băng huyết sau phá thai vô cùng nguy hiểm, nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến hệ lụy đáng tiếc:
- Mất máu quá nhiều dẫn đến sốc mất máu, cuối cùng dẫn đến tử vong. Trên thực tế đã có không ít trường hợp phá thai không an toàn dẫn tới băng huyết và nguy kịch, đây là lời cảnh tỉnh cho chị em với tính mạng của mình.
- Băng huyết kéo dài dẫn đến những di chứng như nguy cơ vô sinh hiếm muộn về sau ở nữ giới.
- Tình trạng ra huyết sau khi phá thai kéo dài khiến cơ thể bị mất máu, thiếu máu dẫn đến hàng loạt hiện tượng như ngất xỉu, choáng váng, suy nhược, xanh xao…
- Mất máu quá nhiều khiến vùng kín luôn bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng, viêm âm đạo, viêm vùng chậu…
Phải làm sao khi gặp dấu hiệu băng huyết sau phá thai ?
Làm sao để hết ra máu sau khi phá thai? Khi gặp các dấu hiệu băng huyết sau phá thai việc quan trọng và cấp thiết nhất là nhanh chóng tới các cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ cấp cứu, người nhà có thể thực hiện sơ cứu cho thai phụ theo các bước sau đây:
- Đặt thai phụ nằm ngửa, giữ chân cao hơn đầu.
- Đặt thai phụ ở nơi thông thoáng, hạn chế tiếng ồn, khô ráo, sạch sẽ.
- Nằm cố định, bắt chéo chân để hạn chế chảy máu thêm.
- Không nằm gối đầu cao.
- Nhanh chóng đưa thai phụ đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Cách cầm máu khi phá thai bằng thuốc
Khi đã được cấp cứu tại cơ sở y tế, sau khi đã được thăm khám và kiểm tra, căn cứ vào mức độ băng huyết và tình trạng sức khỏe, các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp khắc phục dưới đây:
- Xoa bóp tử cung, dùng thuốc kích thích co thắt tử cung.
- Nạo buồng tử cung nhằm loại bỏ rau thai bị sót lại trong tử cung.
- Thăm khám, kiểm tra tử cung và vùng chậu nhằm giúp tìm được nguyên nhân gây băng huyết và khắc phục kịp thời.
- Sử dụng dụng cụ chuyên dụng nhằm kích thích lòng tử cung, ngăn chặn chảy máu.
- Tiến hành phẫu thuật nội soi ổ bụng ddeertifm ra nguyên nhan gây chảy máu tử cung.
- Trường hợp đã áp dụng các phương pháp nhưng không hiệu quả, bắt buộc bác sĩ sẽ phải tiến hành cắt bỏ tử cung để bảo vệ tính mạng cho chị em.
Xem thêm : [ Giải Đáp ] Phá thai khi đang cho con bú có sao không và cách nào an toàn ?
Phòng ngừa dấu hiệu băng huyết sau phá thai
Như đã chia sẻ, hiện tượng băng huyết sau phá thai không hiếm gặp mà chủ yếu xảy ra ở những chị em phá thai không an toàn, tự ý uống thuốc phá thai tại nhà. Do đó, để phòng ngừa những dấu hiệu của băng huyết sau khi phá thai, cách tốt nhất là nên thực hiện phá thai an toàn khi quyết định đình chỉ thai.
Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo chị em nên lựa chọn địa chỉ chuyên khoa uy tín, đáp ứng đầy đủ điều kiện về tay nghề bác sĩ, trang thiết bị y tế, môi trường vô khuẩn…để đảm bảo thành công và an toàn cao nhất cho ca phá thai.
Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang là địa chỉ y tế chuyên Sản phụ khoa uy tín ở Hà Nội, đã được Sở Y tế cấp phép trong lĩnh vực đình chỉ thai nghén an toàn 5-7 tuần tuổi. Phòng khám hội tụ đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa gần 30 năm kinh nghiệm, chuyên môn cao mang đến sự an tâm đối với người bệnh.
Trang thiết bị y tế được đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn, cập nhật tiên tiến nhất hỗ trợ đem lại kết quả chính xác nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, để chủ động bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho bản thân, sau khi phá thai chị em cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Tìm hiểu biện pháp tránh thai ngoài ý muốn an toàn, hạn chế mang thai dẫn đến phá thai.
- Tuyệt đối không chủ quan tự mua thuốc phá thai tại nhà hoặc phá thai bằng mẹo dân gian vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây băng huyết sau phá thai ở nữ giới.
- Nếu đi đến quyết định bỏ thai, cần đến cơ sở y tế thăm khám cụ thể, xác định vị trí - tuổi thai - kích thước thai cũng như tình trạng sức khỏe có đủ để tiến hành bỏ thai không và được tư vấn phương pháp phá thai phù hợp.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trước, trong cũng như sau khi phá thai, hạn chế biến chứng, rủi ro không mong muốn xảy ra.
- Sau phá thai, cần chú ý chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học, thường xuyên theo dõi tình trạng cơ thể.
- Nếu phát hiện vấn đề bất thường, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Trên đây là giải đáp của bác si về dấu hiệu băng huyết sau phá thai cũng như gợi ý về cách khắc phục các dấu hiệu bị băng huyết sau phá thai chị em nên tham khảo. Để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám, chị em có thể liên hệ ngay số điện thoại 0243.9656.999 để nhận giải đáp ngay hôm nay.