[ Giải Đáp ] Đi cầu ra máu khám khoa nào và địa chỉ uy tín nhất Hà Nội
Đi cầu ra máu khám khoa nào là một trong những thắc mắc chung của nhiều người. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, để tìm hiểu do đâu mà xảy ra hiện tượng đi cầu ra máu và nên đi khám ở địa chỉ nào, bạn đọc hãy theo dõi những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau đây.
Đi ngoài ra máu là gì, xảy ra khi nào?
Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc đi cầu ra máu khám khoa nào cho bạn đọc, hãy cùng tìm hiểu tình trạng đi cầu ra máu là gì.
Những dấu hiệu điển hình để nhận biết bản thân đang gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu là khi mới đại tiện xong bạn quan sát thấy trong phân có lẫn một chút máu, hoặc cuối bãi thấy có máu chảy ra.
Máu chảy ra có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, đôi khi có màu sẫm đen và triệu chứng có máu lẫn trong phân khi đi đại tiện cũng tùy thuộc vào loại bệnh lý mà bạn mắc phải.
Nếu bạn bị đi ngoài ra máu do bị táo bón, chế độ ăn ít chất xơ, trường hợp này hầu như không nguy hiểm đối với sức khỏe, có thể tự khỏi nếu thay đổi khẩu phần ăn. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét đến khả năng tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý nếu bị đi cầu ra máu kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường khác.
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đi cầu ra máu
Để biết được đi cầu ra máu khám khoa nào, chúng ta cần tìm hiểu đâu là nguyên nhân của tình trạng đi cầu ra máu, cụ thể như sau:
1. Bệnh trĩ
Bệnh lý này không hiếm gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, với biểu hiện đặc trưng là đi ngoài ra máu. Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ có thể là do táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày, ngồi quá lâu hoặc rặn quá mạnh khi đi đại tiện, phụ nữ mang thai hoặc sinh thường, chế độ thiếu chất xơ, do stress, béo phì,...
2. Nứt niêm mạc đường tiêu hóa
Các vết nứt trên niêm mạc hậu môn, ruột kết hoặc trực tràng cũng có thể dẫn tới chảy máu, máu từ các khu vực này sẽ phân ra ngoài mỗi khi người bệnh đi đại tiện.
3. Polyp đường ruột
Polyp hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc, tạo thành các khối u nhú. Trong trường hợp các khối polyp mọc trong lòng trực tràng sẽ sinh ra phản ứng kích thích gây chảy máu.
4. Rò hậu môn trực tràng
Các lỗ rò hình thành giữa hậu môn và trực tràng có thể khiến dịch tiêu hóa bị rỉ ra ngoài. Chất dịch nhầy này có thể chứa máu hoặc mủ nên khi đi ngoài sẽ thấy trong phân có lẫn máu tươi.
5. Viêm đại tràng, trực tràng
Đại tràng nằm ở cuối đường ống tiêu hóa, tiếp đó là trực tràng nối với hậu môn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu là do các bộ phận này bị viêm nhiễm.
6. Sa trực tràng
Bệnh này có nguy cơ cao hơn xảy ra với người cao tuổi so với người trẻ tuổi. Bệnh sa trực tràng sẽ gây ra triệu chứng đặc trưng là đau bụng dưới dữ dội và đi cầu ra máu.
7. Ung thư trực tràng
Các tế bào ác tính gây ung thư ở đại tràng, trực tràng tao ra các tác động kích ứng, viêm nhiễm, dẫn tới hiện tượng xuất huyết tại cơ quan này và khiến người bệnh có biểu hiện đi cầu ra phân lẫn máu. Không ít trường hợp người bệnh có tiền sử bị polyp đại trực tràng tiến triển thành ung thư.
Gợi ý cho người bị đi cầu ra máu khám khoa nào, tới địa chỉ nào uy tín?
Đối với vấn đề đi cầu ra máu khám khoa nào, các chuyên gia có lời khuyên rằng, khi gặp phải các vấn đề như đi cầu ra máu, táo bón, tiêu chảy, bệnh trĩ,… người bệnh cần đến khám ở khoa Ngoại Tiêu hóa hoặc khoa Hậu môn - Trực tràng tại các bệnh viện, phòng khám uy tín.
Dưới đây là tổng hợp một số địa chỉ chuyên khoa uy tín để người bệnh có thể tham khảo và tìm tới thăm khám, khắc phục tình trạng đại tiện ra máu hiệu quả:
1. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng
Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là một trong những cơ sở y tế đầu tiên ứng dụng công nghệ xâm lấn tối thiểu tiên tiến trong điều trị các bệnh lý hậu môn - trực tràng. Không chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao mà còn nhận về nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh, do đó phòng khám ngày càng phát huy tốt những lợi thế trong quá trình khám chữa bệnh, cụ thể:
- Hội tụ các bác sĩ chuyên khoa trình độ cao, được đào tạo chuyên sâu, từng công tác lâu năm tại các bệnh viện tuyến đầu cả nước.
- Đội ngũ y tá, nhân viên đều được đào tạo bài bản, nhiệt tình, chu đáo khi hỗ trợ người bệnh.
- Dịch vụ tư vấn và đặt hẹn khám online hỗ trợ người bệnh 24/7 giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho người bệnh.
- Chú trọng đầu tư về trang thiết bị, máy móc được nhập khẩu hiện đại, hệ thống phòng ốc khang trang sạch sẽ.
- Giá thành hợp lý, chi phí luôn được niêm yết công khai rõ ràng.
Nếu có nhu cầu thăm khám và tầm soát nguy cơ bệnh lý hậu môn - trực tràng nào gây ra triệu chứng đi cầu ra máu, người bệnh có thể tìm đến địa chỉ số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc hẹn lịch khám trước qua tổng đài 0243.9656.999.
2. Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai nằm tại số 78, Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội là một cơ sở y tế uy tín với nhiều chuyên khoa, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn giỏi, cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao.
Người bị đi đại tiện ra máu có thể tới thăm khám tại khoa Tiêu hóa của bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các y bác sĩ rất tận tâm, chu đáo trong quá trình khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Hệ thống trang thiết bị hiện đại và dụng cụ y tế cũng được trang bị đầy đủ nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh khi tới khám tại Bệnh viện Bạch Mai cần chuẩn bị tâm lý phải xếp hàng, chờ đợi rất lâu mới đến lượt, bởi bệnh viện nổi tiếng với tình trạng quá tải bệnh nhân mỗi ngày.
3. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tại số 40, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội là một cơ sở công lập uy tín đi đầu trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Nơi đây quy tụ các y bác sĩ trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm, với các trang thiết bị, máy móc chuyên khoa hiện đại sẽ góp phần mang tới hiệu quả cao trong việc khám và điều trị.
Người bệnh mắc phải các vấn đề như đi cầu ra máu, táo bón, trĩ,… có thể đến khám tại khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Việt Đức, tuy nhiên cần cân đối thời gian phù hợp vì nơi đây luôn trong tình trạng quá tải.
4. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tọa lạc tại số 1, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị kết hợp giữa đào tạo và khám chữa bệnh, nơi hội tụ đội ngũ bác sĩ có danh tiếng trong ngành.
Khoa Tiêu hóa của bệnh viện được trạng bị đầy đủ máy móc chuyên dụng, cung cấp nhiều dịch vụ y tế,… vì vậy nơi đây được coi là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín.
Tương tự như các bệnh viện công lập tuyến đầu khác, những người tới khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thường mất rất nhiều thời gian xếp hàng chờ đợi.
Xem thêm : [ Giải Đáp ] Đi đại tiện ra máu có bị sao không và chữa như nào hiệu quả ?
5. Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108
Với địa chỉ tại số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội, bệnh viện 108 là một điểm đến uy tín mà người bệnh có thể cân nhắc tới khám nếu gặp tình trạng đi cầu ra máu.
Bệnh viện có khoa Phẫu thuật hậu môn - trực tràng và sàn chậu cùng viện điều trị bệnh tiêu hóa sẽ giúp giải quyết chứng bệnh mà bạn mắc phải.
Tuy nhiên, nếu người bệnh lựa chọn đi khám tại Bệnh viện 108, bạn chắc chắn cần thu xếp đến sớm bởi lượng người đến khám chữa tại đây rất đông đúc, càng đến muộn thì càng phải xếp hàng chờ đợi lâu hơn.
Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề đi cầu ra máu khám khoa nào mà chuyên gia gửi đến người đọc, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn phòng ngừa và khắc phục bệnh lý hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ.