Đi cầu ra máu nên uống gì , ăn và không nên làm những gì luôn là những từ khóa được tìm kiếm số lượng lớn trên google. Triệu chứng đi ngoài ra máu không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh mà còn cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, song song với việc điều trị bệnh tại các cơ sở uy tín, người bệnh có thể tham khảo thêm những lưu ý về thực đơn hằng ngày để “thổi bay” hiện tượng chảy máu hậu môn.
Những điều cần biết về triệu chứng đi cầu ra máu
Trước khi tìm hiểu đi cầu ra máu nên uống gì chúng ta cần biết đi ngoài ra máu là hiện tượng phân có lẫn máu có thể thành giọt, thành tia máu hoặc dính trên giấy lau. Khi bị xuất huyết khi đại tiện không nên chủ quan mà cần quan sát kỹ màu sắc của máu để biết hưởng xử lý, thăm khám và điều trị kịp thời:
- Đi ngoài ra máu đỏ tươi: dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hậu môn, trực tràng như trĩ, nứt hậu môn, polyp trực tràng, u xơ,
- Đi cầu ra máu đỏ thẫm, chảy máu hậu môn màu thâm đen: xuất huyết do viêm nhiễm đường tiêu hóa trên ví dụ như thực quản, dạ dày - tá tràng hoặc ruột non…
Đi cầu ra máu là triệu chứng của bệnh gì?
Để biết đi cầu ra máu nên uống gì chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đi cầu ra máu. Triệu chứng chảy máu hậu môn có thể xuất hiện khi người bệnh bị táo bón, cố rặn dẫn đến nứt kẽ hậu môn và xuất huyết. Tuy nhiên nếu tình trạng đi cầu ra máu xuất hiện đến 2 tuần thì nên đi khám ngay bởi đó có thể là biểu hiện của các căn bệnh sau:
1. Bệnh trĩ
Trĩ là căn bệnh phổ biến và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng đi cầu ra máu. Đại tiện bị chảy máu nhưng không đau có thể chỉ thấy máu thấm trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu có thể là biểu hiện của căn bệnh trĩ.
2. Viêm túi thừa
Túi thừa là những cấu trúc nhỏ hình thành trong đại tràng, nguyên nhân hình thành nên túi thừa chưa được xác định tuy nhiên viêm túi thừa cũng gây ra hiện tượng xuất huyết khi đại tiện. Viêm túi thừa không quá nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị kịp thời tuy nhiên nếu cứ để tình trạng đi ngoài ra máu diễn ra lâu dài sẽ tồn tại các ổ viêm nhiễm khiến người bệnh bị sốt, xuất huyết nhiều có thể bị ngất hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
3. Viêm đại tràng
Polyp hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng, đây là những khối u lồi lành tính xuất hiện bám vào trong lòng đại trực tràng. Khi polyp tồn tại ở lớp lót đại trực tràng gây kích ứng, viêm sau đó dẫn tới tình trạng máu theo phân ra ngoài khi bài tiết. Vì vậy khi bị đi ngoài ra máu không thể loại trừ nguyên nhân viêm đại-trực tràng hoặc polyp đại tràng.
4. Ung thư đại tràng, trực tràng
Đi cầu ra máu còn có thể là biểu hiện của ung thư đại tràng khi những tế bào mang mầm bệnh ung thư hình thành trong đại tràng sẽ gây ra hiện tượng máu theo phân ra ngoài khi đại tiện. Nếu đi cầu ra máu kèm theo các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiểu buốt hoặc tiểu không tự chủ,.. nên đi khám ngay để điều trị tránh để ung thư đại tràng phát triển sang giai đoạn sau.
5. Rò ống tiêu hóa
Rò tiêu hóa là sự kết nối từ ruột đến các cơ quan khác gặp vấn đề. Với biểu hiện đi ngoài ra máu, cũng có thể hậu môn xuất hiện vết rò nhưng người bệnh không để ý, cho đến khi thấy máu khi đại tiện mới phát hiện. Rò ống tiêu hóa thường được điều trị với kháng sinh đối với các ca bệnh nhẹ, nếu không đi khám kịp thời để chữa, bệnh nhân có thể phải can thiệp một số thủ thuật, phẫu thuật.
6. Viêm dạ dày ruột
Nguyên nhân chủ yếu của viêm dạ dày, ruột là vi khuẩn qua đường ăn uống. Một trong những biểu hiện của viêm dạ dày ruột là đi ngoài ra máu và lẫn nhiều chất nhầy trong phân. Viêm dạ dày rất dễ phát hiện và điều trị dễ dàng bằng thuốc uống.
7. Sa trực tràng
Sa trực tràng có biểu hiện khá giống với trĩ, cũng gây ra hiện tượng đại tiện ra máu. Tuy nhiên sa trực tràng thường xuất hiện ở người lớn, phụ nữ trải qua nhiều kỳ sinh nở và kèm với hiện tượng đau bụng dưới. Sa trực tràng nếu không chữa sớm có thể phải can thiệp phẫu thuật để tránh các biến chứng.
8. Xuất huyết tiêu hóa
Vì nhiễm khuẩn hoặc các nguyên nhân khác khiến đường tiêu hóa có vấn đề, khi tình trạng đại tiện ra máu xuất hiện, rất có thể bạn đã bị xuất huyết đường tiêu hóa trong và cần theo dõi, thăm khám và can thiệp kịp thời.
9. Nhiễm trùng do các viêm nhiễm lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn dễ dẫn đến những viêm nhiễm như trực tràng, viêm hậu môn gây chảy máu khi đại tiện. Các viêm nhiễm này đa phần không triệu chứng hoặc có triệu chứng rất khó phát hiện nên nếu đi cầu ra máu hơn 3 ngày không tự khỏi, người bệnh cần đến thăm khám để điều trị sớm.
Đi cầu ra máu nên uống gì, ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh việc điều trị, ăn uống đúng cách sẽ giúp cho tình trạng đại tiện ra máu nhanh chóng được khắc phục. Vậy đi cầu ra máu nên uống gì, ăn gì, kiêng gì sẽ được giải đáp ngay phía dưới đây:
Các thực phẩm nên bổ sung để cải thiện tình trạng đi cầu ra máu
1. Nhóm thực phẩm giàu magie:
Khi bị đi ngoài ra máu người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giúp nhuận tràng để việc đại tiện được dễ chịu hơn. Các thực phẩm giàu magie giúp cho quá trình tiêu hóa, kích thích đại tràng hoạt động hiệu quả hơn.
Những thực phẩm chứa nhiều magie là sữa, thịt, hải sản, ngũ cốc, rau xanh,...
2. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ:
Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng đại tiện ra máu là táo bón, vậy nên để cải thiện tình trạng này người bệnh cần bổ sung thêm nhiều rau, củ, quả, nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ để nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa.
Những loại rau củ quả giàu chất xơ bạn có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày là: rau diếp cá, mồng tơi, bầu, bí, khoai lang, cà rốt, đu đủ, bưởi, các loại đậu, thanh long,...
3. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C:
Ngoài tác dụng chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa, vitamin C còn góp phần giúp thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ quá trình đại tiện được dễ chịu hơn.
Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C là các loại quả cam, chanh, bưởi, ổi, xoài, táo,...
4. Nhóm thực phẩm giàu rutin như:
Rutin là chất được sử dụng nhiều để thải độc và tăng cường sức đề kháng nên đối với những bệnh nhân gặp vấn đề về hậu môn, trực tràng, trĩ nên bổ sung thêm lúa mạch, gạo lứt, rau diếp cá, hạt kiều mạch, trái mãng cầu
5. Nhóm thực phẩm giàu probiotic:
Thực phẩm giàu probiotics chính là một câu trả lời cho vấn đề đi cầu ra máu nên uống gì. Probiotics là một dạng lợi khuẩn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của đường ruột khi tiến vào ruột già bằng đường uống. Probiotics mang các lợi khuẩn đến để tăng nhu động ruột, làm mềm phân và hỗ trợ quá trình đại tiện, cải thiện tình trạng táo bón và đi cầu ra máu.
Bạn có thể bổ sung probiotics bằng các thực phẩm rau củ lên men, muối chua; sữa chua, men tiêu hóa, sữa chua uống lợi khuẩn,...
Một số thực phẩm người bị đi ngoài ra máu không nên ăn
Bên cạnh những loại thực phẩm nên bổ sung, người bị đại tiện ra máu cũng nên chú ý những món ăn này để kiểm soát tình hình tránh để tình trạng đi ngoài ra máu trầm trọng hơn:
- Không ăn các thực phẩm khi chế biến có quá nhiều gia vị, dầu mỡ, cay nóng.
- Hạn chế sử dụng socola, thức uống quá nhiều đường.
- Không nên uống nhiều trà, cà phê, hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có cồn, dễ gây mất nước, táo bón, đi ngoài.
- Hạn chế sử dụng sữa tươi, bơ, phô mai các thực phẩm nhiều đường lacoste.
- Không nên sử dụng thức ăn đóng gói, đồ chế biến sẵn chứa nhiều hương liệu, chất phụ gia.
- Không nên ăn quá nhiều các loại thịt đỏ vì protein làm chậm quá trình tiêu hóa gây ra táo bón.
- Các loại hoa quả như chuối tiêu xanh, đu đủ xanh cũng nên tránh sử dụng vì chúng có chứa pectin hút nước trong đường ruột, khiến phân khô cứng gây ra tình trạng đi cầu ra máu.
Người bị đại tiện ra máu cần lưu ý:
Song song với khám và điều trị đi ngoài ra máu từ bác sĩ, thay đổi thực đơn ăn uống để giảm biểu hiện thì người bệnh rất nên chú ý một số vấn đề sau đây:
- Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, khô ráo; vệ sinh thật kỹ sau khi đi ngoài tránh viêm nhiễm
- Mặc đồ lót thoải mái, không nên mặc quá rộng hoặc quá chật; ưu tiên những chất liệu thoáng mát, khử khuẩn
- Không được sử dụng vải thô, giấy ráp để lau chùi hoặc cọ xát hậu môn
- Giữ tâm lý thoải mái, tích cực không nên để tình trạng căng thẳng, stress kéo dài
- Không nhịn đi đại tiện, nếu có nhu cầu cần giải quyết ngay
- Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn .
Đi cầu ra máu bao lâu thì cần gặp bác sĩ?
Thực đơn đi cầu ra máu nên uống gì chỉ hỗ trợ giúp giảm triệu chứng của tình trạng xuất huyết hậu môn. Thông thường trường hợp đi cầu ra máu do táo bón thường sẽ biến mất sau vài ngày, tuy nhiên nếu đi ngoài ra máu do mắc các bệnh lý khác thì người có triệu chứng cần gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả. Những biểu hiện cho thấy người bệnh cần đi khám ngay:
- Đi cầu ra máu hơn 2 tuần không khỏi
- Trẻ nhỏ đại tiện ra phân thẫm màu lẫn máu
- Đi cầu ra máu kèm theo các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, suy nhược cơ thể, sốt cao, sưng bụng
- Các triệu chứng như sờ thấy cục nổi lên vùng bụng, đại tiện và tiểu tiện không kiểm soát
- Tiêu chảy lẫn máu nhiều lần trong ngày
Đi cầu ra máu không phải bệnh khó chữa, không quá nguy hiểm nếu như được thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình, ngay khi có triệu chứng đi ngoài ra máu kéo dài, người mắc cần đến địa chỉ uy tín để khám và chữa bệnh.
Xem thêm : [ Giải Đáp ] Đi đại tiện ra máu đỏ tươi là dấu hiệu cảnh báo 5 bệnh hậu môn
Chữa khỏi đi cầu ra máu nhanh chóng, uy tín tại Quốc Tế Cộng Đồng
Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng là địa chỉ chữa đi cầu ra máu uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Phòng khám còn là cơ sở y tế chuyên hậu môn trực tràng nam-phụ khoa, các bệnh vùng kín, duy nhất tại Hà Nội được Bộ Y Tế chính thức cấp phép hoạt động và điều trị.
Bệnh nhân đi ngoài ra máu chữa trị tại đây sẽ hoàn toàn an tâm, tin tưởng vì:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao với hơn 20 năm chẩn đoán và điều trị đại tiện ra máu, rò hậu môn, các bệnh hậu môn trực tràng
- Luôn cập nhật các phương pháp điều trị đại tiện ra máu hiện đại nhất, kết hợp thủ thuật và sử dụng thuốc chuyên khoa tùy vào từng ca bệnh để có kết quả tốt nhất cho bệnh nhân
- Đăng kí khám, tư vấn trực tuyến - đến khám không cần xếp hàng
- Khám 1-1 với bác sĩ chuyên khoa và được hỗ trợ bởi 1 điều dưỡng có chuyên môn cao
- Được chữa trị tại phòng khám có cơ sở vật chất khang trang, các máy móc thiết bị nhập ngoại nguyên chiếc tân tiến nhất
- Quá trình điều trị bệnh nhân luôn được bảo mật danh tính
- Cam kết mức độ chữa trị và chi phí không chênh lệch nhiều với giá đã thông báo trước với người bệnh, các phụ phí công khai minh bạch với người bệnh.
Là địa chỉ được nhiều người bệnh tin tưởng điều trị khỏi đi ngoài ra máu, phòng khám Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng ngày một cải tiến và nâng cao trình độ cũng như mang đến cho người bệnh chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh xứng đáng với giá tiền nhất.
Bài viết trên đã giải quyết câu hỏi đi cầu ra máu nên uống gì. Nếu có nhu cầu chữa khỏi đi cầu ra máu liên hệ ngay đường dây nóng 0243 9656 999 để được bác sĩ chuyên khoa Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tư vấn và điều trị. Nếu chưa có điều kiện đến khám, hãy để lại số điện thoại và đội ngũ chăm sóc sẽ chủ động liên hệ và tư vấn những gói khám phù hợp nhất.