[ Giải Đáp ] Đi đại tiện ra máu có bị sao không và chữa như nào hiệu quả ?

August 18, 2023
Hậu môn - trực tràng
Mục lục chính [Ẩn]

    Đi đại tiện ra máu có bị sao không là một vấn đề được quan tâm sâu sắc hiện nay bởi rất nhiều người. Lý do là bởi nguyên nhân gây ra tình trạng đại tiện ra máu có thể bắt nguồn từ nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Để xác định căn nguyên và tác hại của hiện tượng chảy máu khi đi ngoài, hãy cùng theo dõi các chia sẻ chuyên môn của bác sĩ hậu môn - trực tràng đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng trong bài viết sau đây.

    Đi đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh lý gì ?

    Muốn tìm hiểu về vấn đề đi đại tiện ra máu có bị sao không, bạn đọc trước tiên cần nắm được những nguyên nhân bệnh lý gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu tươi là gì.

    Theo các chuyên gia, các dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa sẽ thể hiện phần nào thông qua hoạt động bài tiết chất thải. Khi đi đại tiện, tình trạng ra máu tươi lẫn trong phân không hề hiếm gặp.

    Đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh trĩ. Đây là một chứng bệnh có liên quan đến hậu môn và trực tràng. Khi các tĩnh mạch tại vùng trực tràng, hậu môn bị giãn căng ra quá nhiều, máu sẽ tụ lại và hình thành những khối u trên niêm mạc, chúng được gọi là búi trĩ.

    Khi búi trĩ xuất hiện bên dưới đường lược của hậu môn, người bệnh có thể quan sát và sờ nắn được, đó chính là bệnh trĩ ngoại. Mặt khác, nếu búi trĩ nằm bên trong trực tràng, không thể quan sát thấy, trường hợp này gọi là trĩ nội.

    Thông thường, người bị đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh trĩ nội. Khi các búi trĩ nội nằm bên trên đường lược bị vỡ ra gây chảy máu, từ đó máu lẫn vào trong phân khi đi đại tiện. Bên cạnh triệu chứng chảy máu khi đi cầu, người mắc bệnh trĩ nội còn có thể gặp phải những biểu hiện khác như sau:

    • Đi ngoài ra máu tươi nhưng không kèm theo cảm giác đau;
    • Ban đầu có một chút máu lẫn trong phân, nhưng càng về sau, máu có thể chảy nhiều hơn, bắn thành tia;
    • Cảm giác ngứa râm ran, nóng rát thường trực ở hậu môn, trực tràng;
    • Búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn, không thể tự co về vị trí cũ.

    Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể gây ra chứng đi ngoài ra máu tươi đó là bệnh lý viêm loét đại tràng hoặc trực tràng. Khi đại trực tràng bị viêm nhiễm, lở loét, tổn thương sâu sẽ khiến máu chảy lẫn vào trong phân và ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết hậu môn. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn, polyp đại trực tràng,… cũng có khả năng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi đại tiện ra máu.

    Khi phát hiện thấy trong phân có kèm theo máu tươi, người bệnh không nên chủ quan mà cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm. Lý do là bởi khi mắc bệnh viêm loét trực tràng, sa búi trĩ,… mà không tiến hành chữa trị kịp thời, vi khuẩn trú ngụ trong phân sẽ tấn công vào vết thương hở và gây nhiễm trùng máu, tình trạng này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh.

    Giải đáp từ chuyên gia: Đi đại tiện ra máu có bị sao không?

    Để giải thích cho vấn đề đi đại tiện ra máu có bị sao không, bạn đọc cần hiểu rằng, tương tự như tình trạng đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ vị, chảy máu khi đi ngoài không phải bệnh mà là một triệu chứng của các bệnh lý cần được chẩn đoán chính xác và can thiệp điều trị kịp thời.

    Mức độ nguy hiểm của tình trạng đại tiện kèm máu phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Do đó, người bệnh cần đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng đi ngoài ra máu để được bác sĩ kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời. Dưới đây là một số tác hại trực tiếp của tình trạng đi ngoài ra máu đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh:

    1. Mất máu trầm trọng

    Tình trạng chảy máu khi đi ngoài kéo dài có thể gây tụt huyết áp, sốc phản vệ, ngất xỉu,... Nếu chỉ bị mất máu ít thì các triệu chứng kèm theo có thể kể đến như hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái, chân tay lạnh, tim đập nhanh,...

    2. Suy giảm đề kháng

    Cơ thể mất máu sẽ mất đi các yếu tố cần thiết như hồng cầu, chất điều hòa miễn dịch và các chất đông máu. Điều này có thể gây ra tác động tiêu cực với sức khỏe và làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh.

    3. Bất tiện trong sinh hoạt

    Cảm giác đau, ngứa ngáy khó chịu do đi ngoài ra máu có thể gây khó khăn cho người bệnh khi làm việc, vận động, tham gia vào các hoạt động xã hội,...

    4. Giảm cân đột ngột

    Tình trạng thiếu máu cấp tính do đi ngoài ra máu kéo dài có thể khiến người bệnh chán ăn, suy nhược cơ thể, từ đó sút cân không rõ nguyên nhân.

    5. Nguy cơ ung thư ác tính

    Đa số các bệnh lý hậu môn - trực tràng gây chảy máu khi đi ngoài nếu không điều trị kịp thời sẽ kích thích các tế bào ác tính phát triển và gây ra ung thư trực tràng.

    Xem thêm : [ Giải Đáp ] Có thai đi đại tiện ra máu nguy hiểm không và khi nào cần gặp bác sĩ ?

    Đề xuất cách khắc phục tình trạng đi đại tiện ra máu hiệu quả

    Sau khi có câu trả lời cho vấn đề đi đại tiện ra máu có bị sao không, chắc hẳn bạn đọc cũng nóng lòng muốn tìm hiểu cách xử lý hiệu quả khi gặp phải tình trạng chảy máu khi đi đại tiện.

    Đối với trường hợp xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu, đau bụng, thay đổi về tính chất của phân và số lần đại tiện, người bệnh không nên tự ý chẩn đoán cũng như tự lựa chọn phương pháp điều trị mà hãy đi khám ngay. Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm, nội soi đại tràng, chụp X-quang hoặc làm các xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp.

    Khi bị đi đại tiện ra máu, người bệnh không nên chủ quan, hãy tìm tới cơ sở chuyên khoa uy tín như Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại đây, các bác sĩ luôn tận tâm, chu đáo trong việc tư vấn, thăm khám và điều trị bằng phương pháp thích hợp tùy vào nguyên nhân, mức độ bệnh lý. Máy móc, thiết bị và dụng cụ y tế được trang bị đầy đủ, hiện đại, sẵn sàng phục vụ quá trình khám chữa bệnh.

    Với mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa thuốc đặc trị để giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng đau hậu môn. Tuy nhiên, trường hợp nặng cần được can thiệp điều trị bằng các phương pháp hiện đại, ít xâm lấn.

    Ngoài ra, các bác sĩ khuyến nghị người bệnh phòng ngừa đi ngoài ra máu bằng những cách sau:

    • Ăn bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi để cung cấp chất xơ, đồng thời uống đủ lượng nước cần thiết để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
    • Hạn chế ăn đồ chiên, thực phẩm cay nóng và đồ uống chứa chất kích thích.
    • Không làm việc riêng trong khi đi đại tiện, nên tập thói quen đi ngoài đúng giờ, tuyệt đối không nhịn đi ngoài,…
    • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc sao cho hợp lý, kết hợp rèn luyện thể dục điều độ để nâng cao sức khỏe.
    • Không nên ngồi một chỗ quá lâu, bạn nên đứng dậy đi lại 10-15 phút sau mỗi 2 tiếng.
    • Chú trọng vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng cách lau rửa nhẹ nhàng.

    Vừa rồi là đáp án cho vấn đề đi đại tiện ra máu có bị sao không mà các chuyên gia gửi đến người đọc, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn phòng ngừa và khắc phục bệnh lý hiệu quả. Nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu hẹn lịch thăm khám, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ ngay.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Trịnh Tùng

    Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần. Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng có gần 20 năm công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn, 8 năm công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương.

    Hiện tại TS. Bác sĩ Trịnh Tùng đang phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (ở 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    Tại phòng khám, bác sĩ Trịnh Tùng đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng về thăm khám, tư vấn, chữa bệnh:

    • Tư vấn các bệnh lý về tiêu hóa, hậu môn trực tràng, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị hiệu quả, cách phòng ngừa và tái phát.
    • Thăm khám lâm sàng trực tiếp cho người bệnh và chỉ định các xét nghiệm, nội soi hậu môn nhằm đưa ra kết luận chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
    • Trực tiếp điều trị và phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Bệnh Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…
    • Chăm sóc hỗ trợ người bệnh sau điều trị

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status