Áp xe hậu môn : Nguyên nhân, triệu chứng và 3 câu hỏi thường gặp

March 9, 2020
Hậu môn - trực tràng
Mục lục chính [Ẩn]

    Áp xe hậu môn : Nguyên nhân, triệu chứng và 3 câu hỏi thường gặp

    Áp xe hậu môn là bệnh lý phổ biến xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng mà rất nhiều người có thể mắc phải. Bệnh nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể gây nhiễm trùng hoại tử và rò hậu môn, đe dọa sức khỏe của người bệnh. Tìm hiểu về bệnh áp xe cạnh hậu môn là cách tốt nhất để có thể phòng tránh và chữa trị bệnh hiệu quả.

    Nguyên nhân gây áp xe hậu môn là do đâu?

    Áp xe hậu môn là gì? Các chuyên gia hậu môn trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Áp xe ở hậu môn là tình trạng nhiễm trùng và mưng mủ xảy ra tại vùng hậu môn do các tác nhân gây viêm nhiễm bên trong hậu môn hoặc tại các vị trí xung quanh đường lược.

    Các nguyên nhân gây áp xe hậu môn phải kể đến là:

    • Tình trạng viêm nhiễm kéo dài: Vệ sinh không sạch sẽ và quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn là những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị viêm nhiễm và mắc các bệnh lây qua đường tình dục tại hậu môn dẫn đến tình trạng áp xe.
    • Sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém: Đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị áp xe ở khu vực hậu môn do chức năng hậu môn chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu chưa có khả năng chống chọi lại các tác nhân gây viêm nhiễm dẫn đến tình trạng áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ. Người lớn có hệ miễn dịch suy giảm cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh viêm nhiễm dẫn đến áp xe hậu môn.
    • Thực hiện các thủ thuật tại hậu môn: Việc thực hiện các thủ thuật tại hậu môn nếu không được tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín do bác sĩ giỏi chuyên môn thực hiện trong điều kiện đảm bảo vô trùng thì người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề viêm nhiễm, áp xe ở hậu môn trực tràng. Do sau khi thực hiện thủ thuật, sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm, kết hợp với việc vệ sinh không sạch sẽ, khử trùng không đảm bảo sẽ tạo điều kiện vi khuẩn gây viêm nhiễm dẫn đến áp xe hậu môn.
    • Do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh: Một số loại thuốc điều trị bệnh lâu ngày có thể gây bất lợi cho các chức năng của hậu môn trực tràng gây kích ứng không có lợi, người bệnh có thể đối mặt với các nguy cơ bị viêm nhiễm, áp xe ở cạnh hậu môn.

    Xem thêm: Áp xe hậu môn có tự khỏi không [ Muốn khỏi xem ngay cách này ]

    Các triệu chứng nhận biết bệnh áp xe hậu môn

    Thông thường, bệnh áp xe hậu môn xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng xảy ra tại hậu môn. Do đó, khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng biểu hiện như:

    1. Xuất hiện các khối cứng

    Triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của bệnh áp xe gần hậu môn là xuất hiện các khối cứng, sưng đỏ vùng da xung quanh hậu môn, giữa các khối cứng thường có chứa mủ, theo thời gian sẽ tăng nhanh về kích thước sau đó sẽ tự vỡ ra và chảy dịch mủ có mùi hôi tanh khó chịu.

    2. Đau vùng hậu môn

    Khi bị áp xe hậu môn người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, căng tức khó chịu. Mỗi khi đứng lên ngồi xuống hay di chuyển, cảm giác đau lan ra các vùng xung quanh. Đặc biệt là khi các ổ áp xe hậu môn bị vỡ ra, cảm giác đau sẽ tăng lên rất nhiều.

    3. Chảy dịch mủ

    Các khối áp xe khi phát triển to đến một mức độ nhất định sẽ tự động vỡ ra, dịch mủ cũng chảy ra bên ngoài gây ẩm ướt và ngứa ngáy ở hậu môn.

    Dịch mủ áp xe thường chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại nên dịch chảy ra đến đâu thường gây viêm lỗ chân lông hoặc tạo thành áp xe khác tại đó.

    4. Ngứa ngáy hậu môn

    Tình trạng tiết dịch do áp xe hậu môn gây ra khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, gây kích ứng da, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi và gây ngứa ngáy, đau rát ở hậu môn.

    5. Triệu chứng toàn thân

    Bên cạnh các triệu chứng nêu trên, khi bị áp xe hậu môn người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân như sốt cao, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe suy giảm, mất ngủ, tinh thần căng thẳng.

    Xem thêm: Cách điều trị áp xe hậu môn hiệu quả không biến chứng

    Áp xe hậu môn có tự khỏi không?

    Trên thực tế không có một bệnh lý nào có thể tự khỏi nếu không có các biện pháp can thiệp y tế nào, kể cả bệnh áp xe hậu môn. Theo TS. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng chuyên khoa hậu môn trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì các ổ áp xe cạnh hậu môn sẽ tự vỡ và gây lở loét ở vùng da xung quanh hậu môn.

    Sau một thời gian dịch mủ chảy ra nếu không được chữa trị có thể dẫn đến biến chứng sang rò hậu môn.

    Nguy hiểm hơn là các khối mủ áp xe hậu môn có khả năng lây nhiễm sang các bộ phận khác trong cơ quan sinh dục và gây ra các bệnh viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa, đe dọa sức khỏe, chức năng sinh sản của người bệnh.

    Một số tác hại của bệnh áp xe gần hậu môn là:

    • Nguy cơ biến chứng thành rò hậu môn
    • Gây hẹp ống hậu môn, ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện
    • Gây viêm nang lông vùng da xung quanh hậu môn
    • Gây nhiễm trùng, chảy dịch mủ

    Như vậy, bệnh áp xe hậu môn không những không thể tự khỏi được mà còn gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, khi dấu hiệu bị áp xe hậu ở môn, mọi người cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.

    Áp xe hậu môn có phải mổ không?

    Trên thực tế, áp xe hậu môn không thể tự cải thiện mà không cần chữa trị. Phương pháp chữa trị phổ biến nhất là tiến hành phẫu thuật thực hiện dẫn lưu mủ ra khỏi ổ áp xe. Tùy vào tình trạng cụ thể của ổ áp xe vùng hậu môn lớn hay nhỏ mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chọc dẫn lưu mủ hoặc phẫu thuật.

    Đối với các trường hợp có ổ áp xe nhỏ thì bác sĩ sẽ đặt ống dẫn mủ bên trong áp xe ra ngoài một cách an toàn. Kỹ thuật dẫn lưu ít xâm lấn nên không gây tổn thương nhiều do đó không cần khâu. Nếu có dấu hiệu bị nhiễm trùng thì cần kết hợp điều trị bằng thuốc kháng sinh chống viêm.

    Đối với các trường hợp ổ áp xe cạnh hậu môn lớn, chứa nhiều mủ bên trong thì buộc bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật, mổ áp xe để nạo vét mủ ra ngoài.

    Các phương pháp mổ áp xe hậu môn là thủ thuật hoặc dẫn lưu mủ, có thể điều trị ngoại trú. Bác sĩ sẽ gây tê tại vùng áp xe và thực hiện dẫn lưu mủ ra ngoài. Sau khi thực hiện xong, người bệnh có thể ra về và nghỉ ngơi, dùng thuốc tại nhà theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

    Nếu có nhiều ổ áp xe thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật để điều trị áp xe ở hậu môn. Các ca phẫu thuật bác sĩ sẽ gây tê tủy sống để thực hiện, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn.

    Sau khi mổ áp xe vùng hậu môn, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc giảm đau kết hợp thuốc kháng sinh chống viêm.

    Quy trình mổ áp xe hậu môn

    Quy trình mổ áp xe hậu môn được tiến hành qua các bước sau:

    Bước 1: Khám lâm sàng trước khi mổ

    Trước khi tiến hành mổ áp xe ở hậu môn, bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng quát cho người bệnh, kiểm tra tình trạng cụ thể của ổ áp xe và cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm thường quy là xét nghiệm máu, xét nghiệm men gan, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh ổ áp xe, điện tâm đồ và nội soi hậu môn.

    Bước 2: Thực hiện chế độ dinh dưỡng trước khi phẫu thuật

    Người bệnh không nên ăn hoặc uống trong vòng 6 tiếng trở lại, không sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

    Bước 3: Vệ sinh hậu môn và tiến hành gây tê

    Sau khi có chỉ định mổ áp xe hậu môn, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tủy sống nhằm giúp người bệnh không bị đau đớn trong quá trình mổ.

    Việc vệ sinh hậu môn được thực hiện để đảm bảo vô trùng và phòng tránh nhiễm trùng sau mổ.

    Bước 4: Tiến hành phẫu thuật

    Tùy vào tình trạng cụ thể của khối áp xe ở hậu môn to hay nhỏ mà bác sĩ sẽ áp dụng thủ thuật dẫn lưu mủ áp xe hoặc phẫu thuật, sau đó loại bỏ các tế bào chết  hoặc bị tổn thương để tránh nhiễm trùng tái phát.

    Bước 5: Hoàn thành phẫu thuật

    Sau khi lấy sạch mủ ra khỏi áp xe ở hậu môn, bác sĩ sẽ vệ sinh lại vết thương một lần cuối, sau đó người bệnh được quay trở về phòng hồi sức để nghỉ ngơi và theo dõi thêm.

    Mổ áp xe gần hậu môn cần được tiến hành tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và phải được thực hiện một cách chính xác để tránh nhiễm trùng.

    Áp xe hậu môn sau mổ bao lâu thì khỏi?

    Áp xe hậu môn sau mổ người bệnh có thể sẽ bị đau 2-3 ngày, sau đó sẽ giảm dần. Người bệnh có thể sẽ cần phải sử dụng thêm thuốc kháng sinh và giảm đau trong vòng 5-7 ngày.

    Mổ áp xe vùng hậu môn bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc tình trạng bệnh cụ thể, vết thương lớn hay nhỏ, tình trạng sức khỏe của người bệnh, thời gian hồi phục. Nếu người bệnh có sức khỏe và sức đề kháng tốt thì thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn. Ngược lại, nếu người bệnh có sức khỏe và sức đề kháng kém thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.

    Áp xe hậu môn kiêng ăn gì? Để việc mổ áp xe cạnh hậu môn nhanh khỏi, người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng sau mổ.

    Người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm như: Thức ăn nhiều dầu mỡ, gia bị cay nóng, không ăn các món ăn mặn, thực phẩm tanh và các chất kích thích như rượu bia cà phê.

    Bên cạnh việc ăn kiêng, người bệnh cũng nên chú ý bổ sung một số loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như: Rau chân vịt, cam quýt, nho, bí đỏ, chuối, cải xanh, bông cải, thức ăn nhạt, thực phẩm giàu vitamin, các loại sữa, ngũ cốc, thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, lòng đỏ trứng…

    Ngoài ra, để việc chữa trị áp xe cạnh hậu môn nhanh khỏi, người bệnh cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ chủ trị, giữ vệ sinh sạch sẽ khô thoáng và dành thời gian nghỉ  ngơi nhiều hơn, tái khám định kỳ.

    Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh áp xe hậu môn hay các bệnh lý hậu môn trực tràng khác mọi người hãy gọi ngay đến số máy 0243.9656.999 để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Trịnh Tùng

    Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần. Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng có gần 20 năm công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn, 8 năm công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương.

    Hiện tại TS. Bác sĩ Trịnh Tùng đang phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (ở 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    Tại phòng khám, bác sĩ Trịnh Tùng đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng về thăm khám, tư vấn, chữa bệnh:

    • Tư vấn các bệnh lý về tiêu hóa, hậu môn trực tràng, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị hiệu quả, cách phòng ngừa và tái phát.
    • Thăm khám lâm sàng trực tiếp cho người bệnh và chỉ định các xét nghiệm, nội soi hậu môn nhằm đưa ra kết luận chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
    • Trực tiếp điều trị và phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Bệnh Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…
    • Chăm sóc hỗ trợ người bệnh sau điều trị

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status