[ GIẢI ĐÁP ] Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không ? 3 lưu ý cần biết
Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đặc biệt là mức độ bệnh cũng như thể trạng của người bệnh. Mặc dù, hiện nay sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại được xem là một trong những giải pháp hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà. Vậy bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không, hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ ngoại là như thế nào?
Trĩ ngoại là một trong những loại bệnh trĩ rất phổ biến và thường gặp. Đặc điểm của bệnh trĩ ngoại là xuất hiện ở phía dưới đường lược, các búi trĩ ở rìa ngoài hậu môn. Tại đây có rất nhiều tế bào thần kinh cảm giác nên khiến người bệnh đau đớn và khó chịu hơn với các loại bệnh trĩ khác.
Nghiên cứu cho thấy những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại thì cơ trơn của ống hậu môn có xu hướng chặt hơn. Do đó nếu có sự ảnh hưởng của các táo bón, tiêu chảy sẽ làm tăng áp lực lên hậu môn và làm hình thành các búi trĩ. Các mô liên kết hỗ trợ sẽ suy yếu dần.
Đối tượng có thể mắc bệnh trĩ ngoại thường gặp là người già, người quan hệ bằng đường hậu môn, người béo phì, người có thói quen ngồi nhiều, chế độ dinh dưỡng theo cân bằng đặc biệt là thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn.
Khi mắc bệnh trĩ ngoại, người bệnh sẽ thấy có những dấu hiệu khó chịu như: táo bón, đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu, rìa hậu môn ngứa ngáy, khó chịu, viêm nhiễm hậu môn...
Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Không những thế bạn còn có thể đối mặt với nhiều biến chứng như: viêm nhiễm hậu môn, tinh thần sa sút, nguy cơ bị thiếu máu, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng...
Chính bởi vậy, nếu có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc bệnh trĩ ngoại bạn nên có biện pháp và kế hoạch chữa trị sớm tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không?
Với câu hỏi bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không, chuyên gia hậu môn – trực tràng của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: bệnh trĩ xuất hiện do sự giãn tĩnh mạch ở hậu môn nên hình thành các búi trĩ. Bệnh trĩ ngoại có mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào kích thước của búi trĩ, việc dùng thuốc chữa trĩ ngoại thường chỉ định với trường hợp bệnh trĩ nhẹ, kích thước búi trĩ nhỏ.
Không những thế, để quá trình sử dụng thuốc hiệu quả cũng như bệnh trĩ ngoại khỏi hoàn toàn bạn cũng cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà, điều chỉnh thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt.
Với những trường hợp bệnh trĩ ngoại đã chuyển sang giai đoạn nặng, kích thước búi trĩ to người bệnh cần có biện pháp kết hợp điều trị. Tùy vào tình trạng kích thước búi trĩ mà bác sĩ sẽ sử dụng thuốc uống kết hợp thuốc bôi hoặc các loại thuốc đạn dược khác. Nếu kích thước búi trĩ quá to thậm chí bạn có thể phải can thiệp ngoại khoa để cắt búi trĩ.
Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không, không chỉ phụ thuộc vào tình trạng hay kích thước của búi trĩ mà còn phụ thuộc vào loại thuốc mà bạn sử dụng. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại. Mỗi loại thuốc lại có những thành phần và công dụng khác nhau, do đó hiệu quả điều trị cũng khác nhau/
Đặc biệt, người mắc bệnh trĩ ngoại cũng cần chú ý, bệnh trĩ uống thuốc có hết không còn cần phụ thuộc vào quá trình sử dụng thuốc của người bệnh. Bạn nên dùng thuốc đúng liều, đúng chỉ dẫn, không nên tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều dùng kết hợp thói quen sinh hoạt và thói quen dinh dưỡng cân bằng.
Một số loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả?
Yếu tố quan trọng và quyết định đến việc bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không chính là loại thuốc mà bạn sử dụng cũng như liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải. Những loại thuốc dưới đây không thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ, bởi vậy bạn hãy thăm khám các bác sĩ, chuyên gia để được đưa ra chỉ định điều trị hiệu quả nhất.
- Thuốc co mạch: có tác dụng giúp co mạch máu, làm thu nhỏ búi trĩ khiến búi trĩ teo nhỏ dần và biến mất. Bạn có thể tham khảo thuốc norepinephrine, phenylephrine, epinephrine... tuy nhiên loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như: tăng huyết áp, mất ngủ, run hoặc căng thẳng,
- Thuốc giảm đau: có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng đau rát, khó chịu do bệnh trĩ gây nên. Một số loại thuốc giảm đau như: NSAIDs, paracetamol... Lưu ý không nên sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài và không sử dụng nhóm thuốc giảm đau opioid.
- Thuốc làm bền thành mạch: bệnh trĩ do sự giãn tĩnh mạch ở hậu môn nên các loại thuốc làm bền thành mạch được sử dụng phổ biến như: Daflon, flavonoid (diosmin, OPCs, hesperidin) có tác dụng giúp làm trương lực mạch máu, làm bền thành mạch và đối kháng tác dụng chất trung gian hóa học trong viêm.
- Thuốc chống viêm: NSAIDs, alphachymotrypsin, glucocorticoid... các loại thuốc này thường được sử dụng trong những trường hợp mắc trĩ ngoại kèm theo triệu chứng viêm nhiễm, phù nề hạn chế sưng ngứa, khó chịu, đau nhức... nhưng chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn vì có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, đau cơ.
- Thuốc kháng sinh: có tác dụng giúp chống lại sự phát triển của các loại vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm hậu môn. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc giảm đau như: acetaminophen, aspirine... ngoài ra có thể kết hợp một số loại thuốc cần thiết.
- Thuốc táo bón: thường được sử dụng trong một số trường hợp bị táo bón, đại tiện khó.
Dùng thuốc uống chữa bệnh trĩ ngoại phải có sự đồng ý, chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Do đó người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc uống chữa bệnh trĩ ngoại
Chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc có hiệu quả không hay bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi chữa bệnh trĩ ngoại người bệnh cần chú ý đến những lưu ý sau:
- Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại chỉ nên áp dụng với những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ hoặc sử dụng kết hợp khi bệnh chuyển nặng với các phương pháp ngoại khoa khác.
- Thông tin về các loại thuốc, cách sử dụng thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
- Một số loại thuốc uống chữa trị ngoại sẽ gây nên tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn... bạn nên thận trọng trước khi sử dụng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa điều trị để được hỗ trợ.
- Cùng với việc sử dụng thuốc bạn nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng và chế độ sinh hoạt lành mạnh: thường xuyên vận động, bổ sung thêm chất xơ trong thực đơn hàng ngày, không nên ngồi hoặc đứng lâu 1 tư thế, không nên sử dụng chất kích thích...
Tóm lại bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn hãy chủ động thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tìm loại thuốc phù hợp cũng như việc sử dụng thuốc hiệu quả nhất.