Đi nặng ra máu hay nói cách khác là đi đại tiện ra máu. Đây là triệu chứng phổ biến dễ gặp phải ở nhiều người nhất là những đối tượng thường gia tăng áp lực lên vùng hậu môn. Đa số người bệnh khi thấy triệu chứng này thường để tự khỏi, thế nhưng nếu do nguyên nhân bệnh lý hậu môn thì cần chữa trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân đi nặng ra máu là do bệnh gì?
Đi nặng ra máu có thể xuất phát từ nguyên nhân khác nhau, từ trực tràng hoặc hậu môn. Căn cứ vào triệu chứng như: đi ngoài ra máu sau khi đi đại tiện, đi đại tiện ra máu lẫn trong phân hoặc màu sắc máu là màu đỏ, thẫm, đen mà sẽ cảnh báo các căn bệnh khác nhau.
Tình trạng đi đại tiện ra máu có thể gặp ở mọi đối tượng: đàn ông, phụ nữ, phụ nữ mang thai, sau sinh và trẻ nhỏ. Để xác định đi ngoài ra máu là do đâu bạn nên chú ý những triệu chứng kèm theo và những nguy cơ tiềm ẩn khi mắc phải tình trạng này.
- Đại tiện ra máu đau rát hậu môn là bệnh trĩ
Hiện nay trong số các bệnh ở hậu môn thì bệnh trĩ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Ở giai đoạn đầu, khi mới mắc trĩ thường người bệnh sẽ không thấy chảy máu nhiều mỗi lần đi đại tiện nhưng nếu để lâu thì tình trạng này sẽ diễn ra thường xuyên và phổ biến hơn.
Khi bị bệnh trĩ người bệnh sẽ thấy kèm theo các triệu chứng khó chịu như: hậu môn chảy dịch, đau rát hoặc ngứa ngáy hậu môn, hậu môn có cục thịt thừa, hậu môn vướng víu, khó chịu...
- Đi nặng ra máu do táo bón
Táo bón cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đi ỉa ra máu. Đây có thể chỉ là triệu chứng bình thường nhưng nếu không sớm chữa trị chuyển sang giai đoạn mãn tính thì có thể là bệnh lý ở hậu môn nguy hiểm
Theo thống kê có 50% người bị táo bón bị đi ngoài ra máu trong đó có hơn 60% người mắc bệnh trĩ. Khi bị táo bón ngoài triệu chứng đại tiện ra máu người bệnh còn thấy đau rát hậu môn, phân cứng, khô, vón cục, phải rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện, buồn đi đại tiện mà không đi được...
- Đi cầu ra máu không đau là do polyp hậu môn, trực tràng
Polyp hậu môn, trực tràng cũng là một trong số những căn bệnh phổ biến và thường gặp. Thông thường polyp có hình tròn, nhẵn, có cuống thậm chí có thể di chuyển được. Bệnh thực chất lành tính nhưng để lâu có thể dẫn đến ung thư hậu môn – trực tràng.
Khi bị polyp hậu môn trực tràng bạn sẽ thấy có các triệu chứng kèm theo như: lượng máu chảy theo từng đợt, kể cả không bị táo bón nhưng cũng có thể bị chảy máu.
- Đi đại tiện ra máu không đau do viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là tình trạng bất thường do đại tràng kéo dài và không diễn ra liên tục dẫn đến viêm loét.
Nếu đi nặng ra máu do viêm loét đại tràng thường không đau ở vùng hậu môn mà đau quặn bụng dưới, tiêu chảy, sốt, phân lỏng có lẫn máu, máu trong phân có dịch nhầy, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Đi ngoài ra máu có mùi tanh do ung thư đại trực tràng
Thông thường tình trạng đi ngoài ra máu do mắc bệnh ung thư đại trực tràng thường sẽ có màu đỏ tươi, máu phủ trên phân có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra người bệnh cũng có thể nhận biết triệu chứng căn bệnh này qua các triệu chứng kèm theo như: táo bón, tiểu tiện không tự chủ, đi tiểu rắt, tiểu buốt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn, giảm cân không rõ lý do...
- Viêm, nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn thực tế là căn bệnh không quá nguy hiểm trong số những căn bệnh có triệu chứng đi đại tiện ra máu nêu trên. Tình trạng này có thể là do bị táo bón lâu ngày gây nên, phân cứng tích tụ ở trong đường ruột và khiến vùng hậu môn bị nứt kẽ.
Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu bệnh nứt kẽ để lâu có thể dẫn đến sự tích tụ độc tố trong ruột, cơ thể mệt mỏi, sa trực tràng...
- Đi nặng ra máu là do viêm túi thừa
Túi thừa là một chiếc túi nhỏ, chúng phồng lên mỗi khi đẩy ra ngoài từ thành ruột kết. Vị trí túi thừa có thể rải suốt đại tràng nhưng phổ biến hơn cả là ở đại tràng bên trái và thường được gọi là đại tràng sigma.
Túi thừa có thể xuất hiện phổ biến hơn ở những người ăn ít chất xơ. Khi bị viêm túi thừa người bệnh sẽ thấy chảy máu và thường tự dừng, gián đoạn nhưng cũng có thể liên tục và kéo dài. Nếu bệnh nặng có thể cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.
Ngoài những bệnh lý nêu trên khi bị đi nặng ra máu thì triệu chứng này còn có thể là dấu hiệu khi bạn bị xuất huyết đường tiêu hóa, nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo, nhiễm khuẩn đường ruột, dạ dày... để biết chính xác nguyên nhân đồng thời có biện pháp khắc phục phù hợp bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Đi nặng ra máu khi nào cần khám bác sĩ
Do tình trạng đi nặng ra máu do nhiều nguyên nhân gây nên chính vì vậy người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân. Mỗi nguyên nhân sẽ có 1 phương pháp điều trị khác nhau.
Có những nguyên nhân đi nặng ra máu không quá nguy hiểm nhưng cũng có nguyên nhân cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nhiều người bị đi đại tiện ra máu thường xuyên lại e ngại, không dám đi khám dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
- Nếu thấy có các triệu chứng dưới đây kèm theo đi ngoài ra máu bạn nên thăm khám các bác sĩ, chuyên khoa càng sớm càng tốt.
- Bị đi ngoài ra máu kéo dài, thời gian bị đi ngoài ra máu có thể lên đến từ 1 đến 2 tuần.
- Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Đi nặng ra máu và sốt
- Đau bụng, bụng có cục nổi lên bất thường, sưng bụng
- Đi đại tiện mất kiểm soát, són phân hoặc không đi đại tiện được
- Hình dạng phân có sự thay đổi, không tròn đều mà nhọn ở 1 góc
- Phân có màu đen, cục và sẫm hơn bình thường
Tốt nhất, để tránh biến chứng cũng như những nguy hiểm cho sức khỏe ngay khi có triệu chứng đi nặng ra máu bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ, chuyên khoa uy tín càng sớm càng tốt.
Chữa trị nặng ra máu bằng phương pháp nào?
Tình trạng đi nặng ra máu tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó hãy tư vấn bác sĩ ngay khi có triệu chứng để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Các phương pháp phổ biến và hiệu quả để điều trị đi đại tiện ra máu hiệu quả hiện nay, thường được áp dụng như:
Dùng thuốc Tây y: Thường áp dụng với những trường hợp bị viêm nhiễm, nứt kẽ... Các loại thuốc này phải được chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc sẽ có nguy cơ bị tác dụng phụ.
- Các loại thuốc tây sẽ có chứa các hoạt chất như: Phenylephrine, Epinephrine, Hydrocortisone…
- Kháng sinh: Penicillin, Cephalosporins, Aspirin…
- Thuốc bôi có chứa: Trimebutine, Ruscogenins, Titan dioxide…
Dùng phẫu thuật: Với những trường hợp bị bệnh trĩ nặng, các búi trĩ sa hoặc lòi ra ngoài, polyp hậu môn, ung thư... có thể sẽ cần tiến hành phẫu thuật. Tùy từng bệnh lý bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Hiện nay phương pháp phẫu thuật phổ biến được áp dụng chữa các bệnh hậu môn – trực tràng là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II. Phương pháp này được đánh giá giúp hạn chế sưng đau, chảy máu, nhanh chóng hồi phục, tổn thương ít và nhanh chóng được ra viện.
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, để giảm thiểu tình trạng đi nặng ra máu người bệnh cần chú ý: vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, không rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện, không ăn nhiều chất béo, chất kích thích, không nên quan hệ bằng đường hậu môn, vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện, không tự ý chữa trị tại nhà...
Đi nặng ra máu là triệu chứng phổ biến, thường gặp và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan, dấu diếm bệnh mà nên sớm thăm khám các chuyên gia, bác sĩ hậu môn trực tràng. Nếu muốn được giải đáp miễn phí, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo số điện thoại: 0243.9656.999.