Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục - dấu hiệu 6 bệnh nguy hiểm

August 10, 2020
Hậu môn - trực tràng
Mục lục chính [Ẩn]

    Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục không phải là triệu chứng bình thường mà là triệu chứng cảnh báo nhiều dấu hiệu bệnh nguy hiểm, đặc biệt là những căn bệnh ở hậu môn – trực tràng. Vậy đi ngoài ra chất nhầy có màu trắng là bệnh gì, những căn bệnh này có nguy hiểm không, triệu chứng kèm theo là như thế nào?

    Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là gì?

    Chất nhầy màu trắng đục thường xuất hiện ở âm đạo chị em phụ nữ trong một số thời điểm của chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp chúng tiết ra ở hậu môn. Ở hậu môn chất nhầy thường là chất mỏng có tác dụng giúp bôi trơn và bảo vệ các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.

    Ở cơ thể người khỏe mạnh, chất nhầy ở hậu môn thường có tác dụng giúp bôi trơn, sản xuất từ màng nhầy của ruột già. Chúng cũng có tác dụng giúp quá trình đào thải phân ra bên ngoài được dễ dàng hơn. Mỗi lần đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục thường lượng tiết ra không nhiều, tần suất ít, mắt thường không thể quan sát được. 

    Nếu lượng chất nhầy tiết ra với tần suất dày đặc, lượng nhiều, có mùi hôi khó chịu thậm chí có máu thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Đó có thể là các bệnh lý ở hậu môn, trực tràng, rối loạn hệ thống tiêu hóa, nhiễm trùng...

    Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là bệnh gì?

    Tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều những căn bệnh khác nhau, Đó có thể chỉ là sự thay đổi khi chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt mất cân bằng. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của một số các bệnh lý như: viêm loét đại tràng, nhiễm khuẩn, trĩ, nứt kẽ hậu môn, hội chứng ruột kích thích, cụ thể: 

    1. Bệnh trĩ

    Tình trạng đi ị ra chất nhầy là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ – một trong những căn bệnh ở hậu môn có số người mắc nhiều nhất hiện nay. Bệnh trĩ có thể gặp ở mọi đối tượng nhất là tài xế, dân văn phòng...

    Nguyên nhân gây bệnh trĩ là do những đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn nở quá mức, có thể là do người bệnh đứng hoặc ngồi lâu 1 tư thế, ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ chất béo, thường xuyên bị táo bón...

    Bệnh trĩ nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến tình trạng ung thư hậu môn trực tràng, viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, tắc búi trĩ thậm chí hoại tử hậu môn...

    2. Rò hậu môn

    Khi thấy có dấu hiệu đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục không ngoại trừ nguyên nhân người bệnh bị mắc bệnh rò hậu môn. Bệnh rò hậu môn là tình trạng các tuyến hậu môn bị tắc do hại khuẩn tấn công và xâm nhập hình thành nên những khối áp xe. 

    Bệnh rò hậu môn nếu mắc sẽ làm xuất hiện các lỗ rò có mụn mủ nếu cọ xát mạnh có thể dẫn đến chảy mủ. Mủ có thể sẽ có màu trắng đục hoặc màu vàng nhạt. Ngoài ra người bệnh còn thấy có các triệu chứng kèm theo như: ngứa ngáy hậu môn, chất nhầy có mùi hôi khó chịu, hậu môn bị đau rát...

    Rò hậu môn cần sớm được thăm khám và điều trị kịp thời tránh nguy cơ làm xuất hiện các lỗ rò hậu môn lan rộng, nhiều lỗ rò hậu môn ở ngách khó tìm để chữa trị, hoại tử hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng. 

    3. Ung thư hậu môn – trực tràng

    Đây là một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm ở hậu môn – trực tràng. Ngoài dấu hiệu đại tiện ra chất nhầy màu trắng đục thì người bệnh có thể thấy các triệu chứng khác nhất là chất nhầy đặc hơn và có màu trắng đục, phân dẹt và có màu trắng đục. 

    Triệu chứng này có thể chỉ xuất hiện 1 thời gian ngắn sau đó biến mất. Tuy nhiên, bạn nên đặc biệt chú ý đến nó vì có thể sớm nhận biết ung thư – trực tràng giai đoạn đầu. 

    4. Viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là tình trạng các tế bào niêm mạc ở đại tràng bị tổn thương gây viêm nhiễm. Lúc này lượng chất nhầy sẽ được tiết ra không bình thường và không ổn định, có thể tiết ra nhiều hoặc tiết ra ít, không ổn định ở mỗi người. Do đó người bệnh sẽ thấy phân có kèm chất nhầy, chất nhầy có màu trắng trong hoặc màu trắng đục. Ngoài ra người bệnh sẽ thấy khó đi đại tiện, đau rát mỗi lần đi đại tiện. 

    5. Hội chứng ruột kích thích

    Hội chứng ruột kích thích là tình trạng hoạt động ruột bị thay đổi bất thường, kích thích quá trình hoạt động có thể nhiều hoặc ít hơn. Người bệnh có thể thấy các triệu chứng tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ hai tình trạng này. 

    Do đó người bệnh sẽ thấy lượng chất nhầy được điều tiết ra nhiều hơn bình thường. Hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh hội chứng ruột kích thích có thể là do đường ruột hoặc do thực phẩm...

    6. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

    Nhiễm khuẩn có thể là do các loại vi khuẩn tấn công vào đường ruột khiến người bệnh bị đi ngoài ra chất nhầy màu trắng hoặc có màu trắng đục. Có rất nhiều vi khuẩn khiến bạn gặp phải tình trạng này như: Salmonella, Shigella, Campylobacter, Yersinia...

    Những loại vi khuẩn này cũng là nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng khác trong đó có đau dạ dày, tiêu chảy... đa số những trường hợp này đều có thể tự cải thiện nhưng nếu nặng có thể đe dọa đến tính mạng nhất là khi người bệnh thấy chất nhầy có mùi hôi. 

    Ngoài nguyên nhân đi ngoài ra chất nhầy có màu trắng đục do bệnh lý trên đây tình trạng này có thể còn là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc chống tiêu chảy, bismuth subsalicylate khi dùng với liều lượng lớn, thuốc hóa trị, xạ trị...

    Khi bị đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục cần làm gì?

    Nếu bạn gặp phải triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục kèm theo các triệu chứng như: lượng chất nhầy ra nhiều, tần suất liên tục, có mủ và máu lẫn trong phân, đi đại tiện nhiều lần, tiêu chảy, đau vùng bụng dưới và dạ dày nghiêm trọng, đầy hơi, chướng bụng, hình dạng phân thay đổi, sau nhiều ngày lượng chất nhầy không thuyên giảm... thì cần khám bác sĩ ngay. 

    Hiện nay vẫn chưa có biện pháp xét nghiệm cụ thể nhằm xác định chính xác tình trạng đi ngoài ra chất nhầy bất thường. Do đó, khi đi khám các bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất, khai thác tiền sử bệnh và tiến hành xét nghiệm phân. Mẫu phân có thể được nuôi cấy ở phòng thí nghiệm. 

    Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác như: xét nghiệm máu, nội soi đại tràng, soi đại tràng sigma, chụp X-quang, MRI… Tùy thuộc tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Người bệnh cũng không cần quá lo lắng vì đa số các phương pháp chẩn đoán đều cho kết quả đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục nhanh chóng. 

    Sau khi có kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp với từng nguyên nhân. Khi thấy chất nhầy trong phân người bệnh cần tăng lượng chất lỏng mỗi ngày, bổ sung men vi sinh cho đường ruột, sử dụng một số các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm, xây dựng thói quen ăn uống, lành mạnh. 

    Nếu người bệnh bị nhiễm trùng hoặc do các bệnh lý liên quan khác sẽ có thể dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định các loại thuốc theo toa. Thậm chí nếu bị trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại tràng có thể sẽ cần tiến hành phẫu thuật. 

    Nếu người bệnh bị tiêu chảy, táo bón, rối loạn nhu động ruột có thể được chỉ định dùng các chế phẩm từ sinh hoạt để cải thiện triệu chứng. 

    Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, tùy tình trạng, nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Người bệnh cần chú ý theo dõi triệu chứng của mình và tư vấn, thăm khám sớm. Nếu còn thắc mắc có thể liên hệ các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để được giải đáp miễn phí. 


    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    CKI Đỗ Quang Thế

    Chuyên khoa: Ngoại tổng hợp

    Chức vụ:

    • Bác sĩ chuyên khoa I Ngoại tổng hợp tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    Quá trình học tập:

    • 1971 – 1977: Học Đa khoa tại Đại học Y Hà Nội.
    • 1988: Bổ túc chứng chỉ chuyên khoa 1 ngoại khoa.

    Quá trình công tác:

    • Hơn 43 năm trong nghề (Sinh năm 5/2/1953)
    • 1977 - 1980: Công tác tại ban Bảo vệ,chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
    • 1980 – 2013: Công tác chuyên khoa ngoại tổng hợp tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô 
    • 1988:  Bác sĩ chuyên khoa I Ngoại tổng hợp tại Bệnh viện Hữu Nghị.

    Sở trường chuyên môn:

    • Thăm khám và điều trị các bệnh lý nam khoa - tiết niệu.
    • Tư vấn và điều trị các bệnh lý ở bao quy đầu, thực hiện cắt bao quy đầu theo phương pháp hiện đại.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status