Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Khi nào cần khám bác sĩ

March 31, 2020
Hậu môn - trực tràng
Mục lục chính [Ẩn]

    Đi ngoài ra máu là tình trạng phổ biến mà rất nhiều người có thể gặp phải do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu không chữa trị hiệu quả sẽ gây ra tình trạng mất máu và thiếu máu nghiêm trọng kèm theo các bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy, đại tiện ra máu phải làm sao? Đâu là giải pháp an toàn cho người bị đi ngoài ra máu? Những chia sẻ của các chuyên gia trong bài viết dưới đây sẽ giúp ích và mang lại hiệu quả tốt nhất cho mọi người.

    Nguyên nhân bị đi ngoài ra máu phổ biến nhất

    Đi ngoài ra máu là hiện tượng hậu môn bị chảy máu sau phân dính trên giấy vệ sinh hoặc trong phân có lẫn máu.

     Máu khi đại tiện có thể có đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc đen tùy vào tình trạng mắc bệnh, lượng máu và thời gian máu đọng.

    Có rất nhiều các nguyên nhân gây tình trạng đi đại tiện ra máu ở nhiều người. Việc nắm bắt các nguyên nhân gây bệnh là cách giúp mọi người có thể phòng tránh cũng như chữa trị bệnh hiệu quả.

    Các chuyên gia chuyên khoa về hậu môn trực tràng cho biết: Thông thường, đi ngoài ra máu là do bị tổn thương ở phần dưới hệ tiêu hóa  như đại tràng, trực tràng, hậu môn...gây nên. Lý do dẫn tới các tổn hại này bao gồm nhóm nguyên nhân bệnh lý và không phải do bệnh lý gây nên.

    Ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay, nóng sẽ làm khô phân, thậm chí gây kích thích lỗ hậu môn khiến cho bạn gây ra tình trạng táo bón. Lúc đi cầu sẽ thấy có máu tươi đi kèm theo cảm giác hơi nóng vùng hậu.

    Đại tiện ra máu có thể không kèm theo triệu chứng nào khác khiến người bệnh chủ quan cho rằng nóng trong hoặc bốc hỏa thông thường. Tuy nhiên, người bệnh bị đại tiện ra máu cũng có thể kèm theo triệu chứng đau bụng, buồn nôn, khó thở, tiêu chảy, tim đập nhanh, ngất xỉu hoặc giảm cân nhanh. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng mà người bệnh sẽ có những triệu chứng biểu  hiện khác nhau.

    Nếu thường xuyên đi ngoài ra máu tươi không rõ nguyên nhân có thể là do các bệnh lý nguy hiểm ở  hậu môn trực tràng như:

    Ung thư hậu môn - trực tràng :

    Đây là chứng bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

    các triệu chứng biểu hiện của bệnh là táo bón, rối loạn đường tiêu hóa, đi cầu không ổn định, thay đổi thói quen tiểu tiện, đại tiện ra máu (màu máu đỏ tươi hay bắt gặp phân đen l) gây chứng thiếu máu.

    Viêm nhiễm loét đại trực tràng :

    Dấu hiệu viêm loét kéo dài khiến niêm mạc trực tràng bị hoại tử dẫn đến đau bụng, chảy máu trực tràng đi ngoài ra máu và tiêu chảy.

    Bệnh trĩ nội :

    Đi ỉa ra máu là biểu hiện điển hình nhất của bệnh trĩ nội do sự hình thành của búi trĩ bên trong ống hậu môn gây cọ xát khi đào thải phân dẫn đến chảy máu, kèm theo tình trạng sa búi trĩ. Ban đầu, máu thường ra với lượng ít, chỉ dính trên giấy vệ sinh. Đến bệnh đã ở mức độ nặng và có dấu hiệu biến tướng nguy hiểm sẽ chảy máu ồ ạt, người bệnh dễ bị mất máu và ngất xỉu.

    Viêm loét đại trực tràng :

    Đau dữ dội bụng, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng và có lẫn máu tươi dạng sợi kèm theo dịch nhầy, đi ngoài ra máu chính là các biểu hiện của bệnh viêm loét đại trực tràng. Khi bệnh chuyển nặng, bệnh nhân sẽ bị đại tiện ra máu nhiều hơn, hậu môn đau rát và ẩm ướt do tiết dịch và đi đại tiện nhiều lần, vi khuẩn phát triển. nhanh gây viêm nhiễm, nhiễm trùng.

    Polyp đại trực tràng:

    Bệnh lý này có rất ít các biểu hiện lâm sàng, ngoài việc mót đại tiện và đi ngoài bị ra máu tươi nhiều lần với lượng máu nhiều, thì những người mắc bệnh lần đầu hầu như không hề thấy các triệu chứng bất thường nào.

    Ngoài ra, tình trạng đi ngoài ra máu nhiều lần cần chú ý đến các khả năng khác, như bệnh ung thư đại trực tràng, bệnh nhóm không ổn định tụ máu,…

    Táo bón :

    Tình trạng táo bón làm cơ thể gặp khó  khăn khi đi đại tiện, phân bị khô cứng làm cho hậu môn bị tổn thương, trầy xước và chảy máu. Khi phải ngồi lâu và dùng sức rặn mạnh mỗi lần đi vệ sinh làm cho các đám tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị căng giãn quá mức dẫn tới xung huyết và chảy máu.

    Tình trạng táo bón có khả năng dẫn tới vô số căn bệnh khác như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, nhiễm trùng hậu môn,...nếu không điều trị kịp thời.

    Nứt kẽ hậu môn:

    Đây được coi như là dấu hiệu rất bình thường, lành tính và có thể chữa trị ngay khi bệnh ở giai đoạn đầu. Nứt kẽ hậu môn có biểu hiện ngứa rát hậu môn, đi ngoài ra máu với một lượng máu ít và có màu đỏ sậm. Nếu không chữa trị có khả năng dẫn đến bệnh trĩ, nhiễm trùng hậu môn.

    Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo :

    Đây là dạng bệnh lý cấp tính khiến người bệnh có triệu chứng đau bụng dữ dội, và đại tiện ra máu đen hoặc máu tươi.

    Xuất huyết đường tiêu hóa :

    Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm khuẩn ký sinh trùng tại đường tiêu hóa... là những nguyên nhân gây đại tiện ra máu, thường là phân đen và có mùi đặc trưng.

    Hầu hết các trường hợp đại tiện ra máu tươi là triệu chứng biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sức khỏe người bệnh nên cần được thăm khám sớm và điều trị kịp thời đúng cách.

    Tác hại đi ngoài ra máu không nên chủ quan

    Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Hiện tượng đi ngoài ra máu là dấu hiệu bất thường xảy ra cơ thể, cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ bị tử vong nếu do mất máu quá nhiều và không cấp cứu kịp thời.

    Nếu bị đi đại tiện ra máu do nóng trong thì hiện tượng này sẽ tự khỏi và chấm dứt trong 1-2 ngày, không kéo dài lâu. Các hiện tượng đi ngoài ra máu đỏ tươi đều nhẹ và tự dừng lại.

    Bệnh nhân bị chảy máu khi đi cầu với lượng máu ồ ạt có thể nhanh chóng gây mất máu nghiêm trọng dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, ngất xỉu, huyết áp giảm. Bệnh nhân thường phải được nhập viện cấp cứu và truyền máu.

    Đi ngoài ra máu tuy không gây nguy hiểm trước mắt nhưng về lâu về dài tình trạng này có thể đe dọa đến sức khỏe bệnh. Càng về sau máu chảy càng nhiều, khó kiểm soát gây thiếu máu trầm trọng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị bệnh hiệu quả.

    Thiếu máu do mất máu: Nếu bị thiếu máu nhẹ bạn có thể bị say xẩm mặt mày, hoặc bị chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, dễ bị rét lạnh. Nếu trường hợp thiếu máu nặng hơn sẽ thấy da bị tái xanh, nhịp tim đập nhanh, đi tiểu ít, bàn tay, bàn chân tê lạnh. Thiếu máu nặng có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất ý thức, tụt huyết áp, tim đập nhanh, ngất xỉu.

    Bệnh đi ngoài ra máu thường dễ bị gây nhầm lẫn giữa bệnh trĩ với các bệnh về đường tiêu hóa dẫn đến việc chữa trị sai cách .

    Biến chứng đi đại tiện ra máu do bệnh trĩ gây ra thường thấy là áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng hậu môn…

    Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh lý viêm loét đại trực tràng là chảy máu, thủng đại trực tràng hoặc nguy hiểm hơn là ung thư đại trực tràng.

    Theo các chuyên gia y tế, tình trạng đi ngoài ra máu tươi cần phải thận trọng do mất máu trong thời gian dài sẽ dễ gây thiếu máu, mất tập trung, người xanh xao, cơ thể suy nhược, sức đề kháng suy giảm…dẫn đến dễ mắc các bệnh nguy hiểm khác.

    Một số trường hợp bị đi đại tiện ra máu tươi là biểu hiện bệnh nặng như: Viêm loét đại trực tràng, polyp hậu môn trực tràng, bệnh trĩ nặng…

    Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng đi ngoài ra máu người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị. Đồng thời, kết hợp bổ sung thêm các loại thảo dược như: Diếp cá, Đương quy, Rutin chiết xuất từ hoa hòe, tinh bột nghệ …

    Nên làm gì khi có hiện tượng đi ngoài ra máu

    TS. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng cho biết: Đi ngoài ra máu không phải là một bệnh lý cụ thể mà là biểu hiện của rất nhiều các bệnh lý nguy hiểm khác nhau liên quan đến hệ tiêu hóa và vùng hậu môn trực tràng trên cơ thể. Vì vậy, khi bị đại tiện ra máu, việc cần thiết và quan trọng nhất là người bệnh cần thăm khám, kiểm tra để chữa trị kịp thời.

    Việc điều trị bệnh muốn đạt hiệu quả còn cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Thông qua sự đánh giá của bác sĩ sau khi thăm khám lâm sàng và thực hiện một số các xét nghiệm khác như nội soi đại trực tràng, xét nghiệm máu, X – quang… để đưa ra biện pháp chữa trị thích hợp.

    Tiêm thuốc cầm máu, điều trị chỗ chảy máu bằng dòng điện cao tần hoặc chiếu tia laser hoặc áp dụng một vòng cao su để đóng mạch máu, áp dụng cho người bị mắc bệnh trĩ.

    Nếu nội soi không kiểm soát được tình trạng chảy máu, bác sĩ sẽ sử dụng chụp X Quang động mạch, tiêm thuốc vào mạch máu để kiểm soát sự chảy máu.

    Đi ngoài ra máu nên uống gì? Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc bộ phận đại tràng bị tổn thương do ung thư, cắt bỏ búi trĩ để chấm dứt tình trạng chảy máu.

    Ngoài ra, việc điều trị đi ngoài ra máu còn có thể thực hiện ngay tại nhà bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học, bổ sung nhiều chất xơ để giảm táo bón, giảm nguy cơ bị trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn.

    Đi ngoài ra máu làm sao cho hết? Hiện tượng đi đại tiện ra máu có thể được kiểm soát tốt ngay tại nhà. Nhưng trong một vài trường hợp nguy hiểm cần phải có được can thiệp và điều trị y tế, nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

    Đi ngoài ra máu nên ăn gì để cải thiện bệnh nhanh chóng?

    Giải pháp cần thiết và quan trọng để đối phó với tình trạng đi ngoài ra máu được các chuyên gia khuyến nghị với người bệnh là:

    Tránh ăn những thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, đồ uống có chất kích thích (rượu, bia, cafe,…).

    Nên bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như các loại rau xanh, hoa quả tươi, những thực phẩm giúp nhuận tràng như bí đỏ, khoai lang, mồng tơi, mướp, rau đay…

    Khi bị đi ngoài ra máu không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, không nên dùng sức rặn mạnh khi đi đại tiện sẽ gây chảy máu nhiều hơn.

    Cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm sau đó lau khô bằng khăn bông. Không nên dùng giấy thô cứng, có chất tạo mùi, không sử dụng dung dịch vệ sinh có nhiều hóa chất để vệ sinh hậu môn… cần tập thói quen đại tiện đều đặn vào mỗi sáng, tránh nhịn đại tiện quá lâu sẽ dễ gây táo bón và chảy máu hậu môn khi đi ngoài.

    Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, kích thích quá trình lưu thông máu xuống hậu môn – trực tràng, tránh ngồi, hoặc đứng quá lâu,…

    Không nên có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục thô bạo sẽ khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương, xung huyết và chảy máu nhiều hơn.

    Đi ngoài ra máu cách điều trị bằng các biện pháp thực hiện này chỉ có khả năng giúp giảm nhẹ các triệu chứng đối với các trường hợp đại tiện ra máu không do bệnh lý và không phải là phương pháp đặc trị.

    Nếu người bệnh bị đi đại tiện ra máu liên quan đến các nguyên nhân bệnh lý hậu môn trực tràng hay hệ tiêu hóa thì cần phải thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

    Đi ngoài ra máu tươi nên khám ở đâu Hà Nội uy tín nhất

    Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết: Khi bị đi ngoài ra máu bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị khắc phục bệnh hiệu quả thì việc lựa chọn chữa đi đại tiện ra máu ở đâu uy tín và chất lượng cũng là điều cần thiết và quan trọng đối với người bệnh vì một địa chỉ chữa bệnh uy tín có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh có được chữa khỏi dứt điểm và an toàn không.

    Để có thể dễ dàng đưa ra quyết định đi ngoài ra máu tươi nên khám ở đâu tốt nhất hiện nay, người bệnh có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:

    • Cơ sở y tế được cấp giấy phép hoạt động công khai và minh bạch.
    • Đội  ngũ y bác sĩ là những người có trình độ kỹ thuật cao, nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm nhiệt tình đối với bệnh nhân.
    • Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, đầy đủ các khoa phòng chức năng và tiện nghi.
    • Mọi phí đi khám chữa trị bệnh phải được niêm yết công khai theo quy định của Sở y tế.
    • Nhận được nhiều phản hồi tích cực của người bệnh.

    Nếu người bệnh còn chưa biết đi ngoài ra máu khám ở đâu Hà Nội uy tín, hiệu quả thì có thể lựa chọn một số cơ sở y tế phòng khám dưới đây

    1. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng Hà Nội là một địa chỉ chữa đi ngoài ra máu, chuyên khám chữa bệnh về hậu môn trực tràng uy tín, thỏa mãn các tiêu chí về phòng khám quốc tế đáng tin cậy mà người bệnh có thể yên tâm lựa chọn.

    2. Khoa phẫu thuật Tiêu hóa - Bệnh viện Việt Đức, tầng 7 nhà D - Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Địa chỉ chữa bệnh đi ngoài ra máu tại Bệnh viện Việt Đức là cơ sở y tế hàng đầu cả nước về điều trị bằng can thiệp phẫu thuật được người dân tin tưởng và lựa chọn.

    3. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội là một trong số các bệnh viện tuyến TW trên cả nước có khả năng chữa trị bệnh và đảm bảo an toàn cho người bệnh

    4. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội, là đơn vị đầu ngành về Y học cổ truyền - Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam chữa đi ngoài ra máu mà người bệnh có thể tin cậy khi khám tại đây

    5. Khoa ngoại tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Tầng 5 nhà P – 78 Đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

    Trên đây là những thông tin về vấn đề đi ngoài ra máu. Hi vọng qua những chia sẻ này, mọi người có thể trang bị được cho mình những kiến thức quan trọng để biết cách trị đại tiện ngoài ra máu hiệu quả nhất và có thể lựa chọn cho địa chỉ phù hợp khi mắc bệnh.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Trịnh Tùng

    Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần. Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng có gần 20 năm công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn, 8 năm công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương.

    Hiện tại TS. Bác sĩ Trịnh Tùng đang phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (ở 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    Tại phòng khám, bác sĩ Trịnh Tùng đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng về thăm khám, tư vấn, chữa bệnh:

    • Tư vấn các bệnh lý về tiêu hóa, hậu môn trực tràng, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị hiệu quả, cách phòng ngừa và tái phát.
    • Thăm khám lâm sàng trực tiếp cho người bệnh và chỉ định các xét nghiệm, nội soi hậu môn nhằm đưa ra kết luận chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
    • Trực tiếp điều trị và phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Bệnh Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…
    • Chăm sóc hỗ trợ người bệnh sau điều trị

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status