Đi ngoài ra máu tươi hay đại tiện ra máu tươi là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Đa số người bệnh gặp phải tình trạng này đều cảm thấy lo lắng, sợ hãi nhưng lại không dám đi khám và điều trị. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, nhất là xuất huyết đường tiêu hóa hoặc ung thư trực tràng. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo người bệnh khi thấy dấu hiệu này cần sớm thăm khám và điều trị các bác sĩ chuyên khoa uy tín càng sớm càng tốt.
Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì
Đi ngoài ra máu tươi là tình trạng trong phân có lẫn máu hoặc sau khi đi đại tiện thấy có máu lẫn ở cuối bãi. Tình trạng đi đại tiện ra máu tươi thường máu sẽ có màu đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc máu có màu thâm đen. Tùy từng nguyên nhân mà lượng máu khác nhau, có thể máu chỉ thấm vào giấy vệ sinh nhưng cũng có thể chảy thành giọt hoặc thành tia.
Tình trạng đi ngoài ra máu có thể thấy ở mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ. Trong đó đối tượng dễ mắc bệnh nhất là phụ nữ nữ mang thai và trẻ em. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể là do người bệnh mắc các bệnh lý ở hậu môn, trực tràng.
1. Đi cầu ra máu tươi do bệnh trĩ
Có thể nói đi ngoài ra máu là triệu chứng rất điển hình của bệnh trĩ. Theo thống kê hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 35 đến 50% dân số, trong đó 61% là nữ giới. Nguyên nhân khiến người bệnh bị mắc trĩ có thể là do sự suy giãn và phình đại tĩnh mạch ở hậu môn khiến người bệnh phải rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện.
Người bệnh khi mắc bệnh trĩ sẽ thấy có các triệu chứng kèm theo như:
- Đi đại tiện ra máu, máu có thể lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh
- Nếu bệnh nặng, máu sẽ thường trực ở hậu môn thậm chí phun thành tia
- Đau nhức ở hậu môn nhất là mỗi lần đi đại tiện
- Có cục thịt lòi ra ở ngoài hậu môn gây vướng víu
- Rát hậu môn
Bệnh trĩ nếu không được chữa trị có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là hoại tử hậu môn, viêm nhiễm hậu môn kéo dài, mất máu, suy nhược cơ thể.
2. Đi ngoài ra máu tươi là bệnh polyp trực tràng
Nguyên nhân gây bệnh polyp trực tràng là do sự tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc ruột kết hình thành. Khi bị bệnh polyp hậu môn người bệnh sẽ thấy có các khối u lành tính khi soi đại tràng trực tràng.
Triệu chứng kèm theo:
- Chảy máu trực tràng, máu có thể dính ở trên quần lót hoặc thấm ở vệ sinh sau mỗi lần đi đại tiện
- Thói quen đi đại tiện bị thay đổi, có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
- Trong phân có lẫn máu, tạo thành từng vệt đỏ hoặc có màu đen. Tuy nhiên tình trạng đi ngoài ra máu có thể là do các loại thực phẩm hoặc các loại thuốc men.
- Buồn nôn hoặc nôn mặc dù triệu chứng này thường hiếm gặp
- Chóng mặt, mệt mỏi, khó thở do thiếu máu.
Bệnh polyp trực tràng nếu không sớm được điều trị có chuyển biến thành ung thư, thậm chí đe dọa tính mạng.
3. Đi ngoài ra máu tươi là do nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân là do bị táo bón gây nên khiến phân cứng, khô nên không thể đi đại tiện bình thường mà phải rặn mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
Triệu chứng kèm theo:
- Bị sưng, phù nề ở hậu môn
- Đi ngoài ra máu tươi thành từng giọt, máu có màu đỏ mọng
- Lở loét hoặc bội nhiễm ở vùng hậu môn
Bệnh nứt kẽ hậu môn đa số có thể tự khỏi nếu bệnh nhẹ, nhưng nếu bệnh nặng không được chữa trị sớm cũng có thể gây viêm nhiễm, bội nhiễm, mất máu kéo dài.
3. Đi ngoài ra máu tươi là do viêm loét đại tràng, trực tràng
Đại tràng là bộ phận ở phần cuối gần rất gần hậu môn. Khi đại tràng, trực tràng bị viêm nhiễm có thể làm tổn thương niêm mạc đại trực tràng. Người bệnh có thể bị viêm loét đại tràng, trực tràng ở nhiều mức độ khác nhau.
Triệu chứng kèm theo:
- Đau bụng âm ỉ kéo dài
- Đi tiểu nhiều lần
- Đi đại tiện ra máu, đi ngoài ra máu tươi, máu chảy từ trực tràng
- Giảm cân ngoài ý muốn
Ngoài ra người bệnh còn thấy có các triệu chứng kèm theo như nhịp tim đập nhanh hoặc không đều, sốt cao, khó thở.
4. Đi ngoài ra máu tươi là bệnh viêm túi thừa
Viêm túi thừa là tình trạng xuất hiện túi nhỏ phồng lên đẩy ra ngoài từ thành ruột kết. Bệnh viêm túi thừa thường gặp ở những người có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, ăn ít chất xơ.
Triệu chứng kèm theo:
- Túi thừa bị chảy máu nhưng tình trạng này có thể tự ngưng hoặc gián đoạn sau đó lại tiếp tục diễn ra
- Đau âm ỉ ở vùng hố chậu bên phải
- Buồn nôn, nôn, có thể sốt nhẹ, đầy hơi, chán ăn
- Rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy
- Trong phân có máu hoặc đi ngoài ra máu tươi
- Sốt cao trên 39 độ, đau vùng hố chậu bên phải.
5. Đi ngoài ra máu tươi là do ung thư đại tràng – trực tràng
Đây là căn bệnh phổ biến nhất trong số những căn bệnh ung thư ở nước ta. Khi mắc người bệnh sẽ thấy có các biểu hiện và triệu chứng ung thư điển hình như:
- Đau bụng, táo bón
- Buồn nôn, mệt mỏi
- Phân bị thay đổi hình dạng lỏng và dẹt hơn
- Đi tiểu buốt
- Táo bón, sút cân đột ngột
Bệnh ung thư đại tràng – trực tràng là căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ biến chứng thành ung thư ác tính. Do đó khi thấy có triệu chứng cần sớm khám và điều trị ngay.
Ngoài những nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi trên đây thì tình trạng này còn do một số những nguyên nhân khác như: táo bón, kiết lỵ, sa trực tràng, rò ống tiêu hóa, nhồi máu ruột non do tắc mạch treo...
Đi ngoài ra máu tươi khi nào cần khám bác sĩ
Đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng nguy hiểm cần sớm được xác định nguyên nhân đồng thời đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Đi đại tiện ra máu nếu không sớm được chữa trị có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, nguy cơ bị mắc bệnh ung thư cao và thiếu máu. Do đó khi thấy triệu chứng kèm theo dưới đây bạn nên khám bác sĩ ngay.
- Thời gian đi đại tiện kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí từ 2 đến 3 tuần vẫn chưa hết.
- Người bệnh thấy có triệu chứng bị sưng bụng bất thường, thấy có các cục cứng nổi lên ở trong bụng, thậm chí sờ được những cục cứng này.
- Cơ thể bị mệt mỏi, buồn nôn, nôn và sốt cao
- Sức khỏe bị suy giảm, sụt cân không rõ vì sao
- Đi ngoài phân có lẫn máu hoặc có màu sẫm, chảy máu ở trực tràng
- Đi đại tiện mất kiểm soát, hình dáng phân có sự thay đổi, phân có thể dài hơn, dẹt hơn và mềm hơn bình thường
Vì vậy nếu thấy xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu kèm theo dấu hiệu bất thường hoặc không thì bạn vẫn nên thăm khám, không nên chủ quan, xem thường, lên kế hoạch điều trị càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phương pháp chẩn đoán đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?
Để xác định nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì bạn cần đi khám các bác sĩ chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị. Bệnh nếu ở giai đoạn đầu thường khó xác định bệnh thông qua triệu chứng. Do đó các bác sĩ có thể sẽ tiến hành xét nghiệm, thăm khám cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân bệnh.
Đây là phương pháp kiểm tra, đánh giá hiệu quả lên đến khoảng 80%. Thông thường để tìm nguyên nhân gây bệnh các bác sĩ có thể chỉ định làm một số các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân có phải do nhiễm trùng hay không
- Nội soi nhằm phát hiện các tổn thương đồng thời nhận biết hình dạng, vị trí, kích thước của các khối u
- Siêu âm nhằm phát hiện các khối u ở hạch và ở bụng, ngoài ra còn giúp phát hiện, đánh giá tình trạng các khối u
- Chụp khung đại tràng: nhằm phát hiện các tổn thương nhỏ đặc biệt là tình trạng polyp trực tràng
- Chụp cắt lớp cộng hưởng từ nhằm chẩn đoán hình ảnh để đánh giá tình trạng bệnh chuyên sâu
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán phù hợp và yêu cầu người bệnh thực hiện. Có thể bạn sẽ không phải làm đầy đủ các xét nghiệm và thăm khám này.
Phương pháp điều trị đi ngoài ra máu tươi hiệu quả
Sau khi chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây đi ngoài ra máu các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp. Bạn có thể sẽ phải dùng thuốc hoặc tiến hành can thiệp ngoại khoa.
Một số các loại thuốc hiệu quả thường được chỉ định như: thuốc uống, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc một số loại thuốc bôi. Những loại thuốc này thường sẽ có các hoạt chất như: Hydrocortisone, Cephalosporins, Titan dioxide...
Nếu trong trường hợp người bị bệnh nặng, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống thậm chí biến chứng nặng, các bác sĩ có thể sẽ cần chỉ định làm phẫu thuật.
Người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp truyền thống và sử dụng thủ thuật ngoại khoa để can thiệp vào như: Chích xơ, đốt tia laser, đốt điện búi trĩ, chiếu tia huỳnh quang, kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH hoặc HCPT bằng sóng điện cao tần để loại bỏ hoàn toàn những tác nhân dẫn đến đi ngoài ra máu.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sẽ phải thực hiện thêm một số các biện pháp hỗ trợ điều trị như: tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, vận động đi lại nhẹ nhàng, không nên để tâm trạng bồn chồn, xây dựng chế độ khoa học, bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế chất kích thích và uống nhiều nước mỗi ngày.
Đi ngoài ra máu là tình trạng nguy hiểm, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên do đó bạn nên chủ động thăm khám và tiến hành điều trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về các triệu chứng kèm theo khi đại tiện kèm máu bạn có thể liên hệ với các chuyên gia theo số điện thoại: 0243.9656.999