Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không, nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi... những lo lắng này được rất nhiều người bệnh gửi tới các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn – trực tràng của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Để lý giải điều này các bác sĩ chuyên khoa cho biết tỉ lệ người bệnh bị nứt kẽ hậu môn tự khỏi là rất thấp nhưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy cụ thể đó là những yếu tố nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?
Để biết bệnh nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi được không bạn nên biết bệnh nứt kẽ hậu môn là bệnh gì? Nứt kẽ hậu môn là tình trạng ống hậu môn bị tổn thương và giãn nứt. Lúc này tại ống hậu môn và rìa hậu môn sẽ xuất hiện những vết nứt khoảng 0.5 đến 1cm.
Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố gây bệnh nứt kẽ hậu môn nhưng phổ biến nhất là do nguyên nhân táo bón, chế độ dinh dưỡng không ổn định và mất cân đối. Cụ thể các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn có thể kể đến như:
- Hậu môn là nơi đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài do đó tập trung nhiều vi khuẩn, vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
- Người bệnh gặp những vấn đề bất ổn khi đi đại tiện nhất là bệnh táo bón. Mỗi lần đi đại tiện sẽ phải rặn mạnh, dùng nhiều sức để đẩy phân ra bên ngoài khiến các vết nứt càng trở nên sâu và nghiêm trọng hơn.
- Người bệnh bị các căn bệnh ở hậu môn đặc biệt là bệnh sa búi trĩ
- Chị em phụ nữ sinh con bằng đường âm đạo
- Quan hệ bằng đường hậu môn khiến cho các vết rách ở niêm mạc hậu môn tăng cao.
Nếu không sớm có biện pháp khắc phục sẽ khiến tình trạng bệnh nứt kẽ hậu môn nặng hơn, nguy cơ bị biến chứng cao hơn.
Khi bị bệnh nứt kẽ hậu môn đa phần người bệnh đều cảm thấy khó chịu, đau rát hậu môn, chảy máu sau mỗi lần đi đại tiện, quan sát hậu môn sẽ thấy có những vết nứt.
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Bệnh nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không theo các bác sĩ, chuyên gia hậu môn – trực tràng của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì bệnh nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi được nhưng tỉ lệ không nhiều. Hơn nữa, để bệnh tự khỏi người bệnh cũng cần tuân thủ và thực hiện theo một số những nguyên tắc.
Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, các vết nứt chưa sâu. Với những trường hợp này các vết nứt sẽ biến mất sau khoảng 1 tuần, nếu uống thuốc và chăm sóc đúng cách thời gian khỏi sẽ được rút ngắn.
Bệnh nứt kẽ hậu môn khó có thể tự khỏi với những trường hợp mắc bệnh nặng, các vết nứt sâu. Với trường hợp này có thể mất tới 2 tới 8 tuần bệnh mới có thể khỏi với các phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên gia.
Như vậy có thể thấy nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Thời gian đầu các vết nứt nhỏ, hệ thống miễn dịch tốt có thể đào thải được vi khuẩn ra bên ngoài, làm lành vết thương. Với vết nứt hậu môn lớn khó có thể tự lành được nên các vi khuẩn trở nên mạnh hơn, vùng tổn thương sẽ sâu hơn.
Đặc biệt, một số trường hợp bị nứt kẽ hậu môn do táo bón, phân cứng gây nên thì cần chú ý đến thói quen sinh hoạt. Nếu người bệnh bị nứt kẽ hậu môn giai đoạn nhẹ, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế được tình trạng táo bón thì bệnh sẽ nhanh khỏi hơn, khả năng tự khỏi sẽ cao hơn.
Cảnh báo nguy hiểm khi để bệnh nứt kẽ hậu môn tự khỏi
Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi được không, câu trả lời là Có với những trường hợp bệnh nhẹ, Không với những trường hợp bệnh nặng. Đặc biệt với những trường hợp bị nứt kẽ hậu môn nặng nếu cứ để bệnh tự khỏi mà không chữa trị hoặc thăm khám các chuyên gia sớm còn đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở vùng hậu môn vì ở hậu môn có chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, khi các vết tổn thương xuất hiện chúng sẽ có cơ hội tấn công và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Nguy cơ bị thiếu máu do nứt kẽ hậu môn sẽ kèm theo những triệu chứng chảy máu, đau rát hậu môn. Nếu để lâu tình trạng các vết nứt sẽ sâu hơn, người bệnh có thể sẽ bị chảy máu nhiều hơn thậm chí dẫn đến mất máu, mệt mỏi...
- Ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn vì khi bị nứt kẽ hậu môn sẽ làm xuất hiện những mảng da thừa. Nếu để bệnh tự khỏi các vết nứt này sẽ lan rộng, ăn sâu và ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn, thậm chí làm mất khả năng co thắt.
- Ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần vì những triệu chứng đau rát, khó chịu, chảy máu... do bệnh nứt kẽ hậu môn gây nên sẽ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, cơ thể suy nhược...
Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh nứt kẽ hậu môn giai đoạn nặng như nêu trên, tốt nhất người bệnh không nên để bệnh tự khỏi mà nên có những biện pháp chữa trị và can thiệp kịp thời.
Nên làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn
Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể gây nên những ảnh hưởng nếu không được chữa trị sớm và kịp thời. Chính vì vậy, thay vì thắc mắc nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không bạn nên sớm có những biện pháp phòng tránh, tư vấn chuyên gia các cách chữa trị hiệu quả.
Với trường hợp nứt kẽ hậu môn nhẹ, có thể tự khỏi cần lưu ý:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hạn chế nguy cơ bị táo bón
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để hạn chế áp lực lên vùng hậu môn
- Không nên thức khuya, tránh căng thẳng mệt mỏi
- Hạn chế mang vác vật dụng nặng làm tăng áp lực lên vùng hậu môn
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Nếu sau 1 tuần các triệu chứng không thuyên giảm cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa sớm
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, các loại đồ uống có cồn, chất kích thích
Với trường hợp nứt kẽ hậu môn nặng, không thể tự khỏi cần lưu ý:
- Không nên chủ quan, cần sớm thăm khám các bác sĩ, chuyên gia hậu môn – trực tràng
- Điều trị theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ
- Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng
- Nếu bệnh nặng, không thể tự lành hoặc tự khỏi được thì cần tiến hành can thiệp bằng ngoại khoa sớm
- Vẫn nên duy trì các phương pháp chăm sóc với những trường hợp bị bệnh nứt kẽ hậu môn nhẹ
Một số thông tin giải đáp trên đây về triệu chứng nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu cần được giải đáp, tư vấn thêm về bệnh nứt kẽ hậu môn bạn có thể liên hệ với các bác sĩ, chuyên khoa của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.