Nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu là tình trạng chấn thương sâu ở vùng hậu môn trong đó chủ yếu là ở ống hậu môn. Tình trạng này cần sớm được thăm khám và chữa trị tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây mệt mỏi, chóng mặt, ngã ở tư thế đứng... ngoài ra còn khiến vùng hậu môn bị gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, bội nhiễm, ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn...
Nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu là như thế nào?
Nứt kẽ hậu môn là một trong những căn bệnh khá phổ biến trong số những bệnh ở hậu môn – trực tràng. Đây là tình trạng xuất hiện các vết rạch ở niêm mạc hậu môn do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó thường là do bị táo bón. Nứt kẽ hậu môn được chia thành các cấp độ cấp tính và mãn tính. Trong đó tình trạng nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu là giai đoạn nặng và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng.
Quá trình phát triển nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu nhanh chóng nếu không có phương án can thiệp và chữa trị phù hợp. Đầu tiên chỉ là những vết nứt hình thành những tổn thương viêm nề khối da thừa. Nếu các khối da thừa bị nhiễm trùng sẽ gây nhiễm trùng, viêm nề và gây đau.
Các khối viêm nề xơ hóa và hình thành nên những mảnh da thừa xơ hóa. Nếu sau nhiều tháng không lành sẽ hình thành các vết loét sâu, xơ hóa, kích thích gây co thắt cơ thắt trong và làm người bệnh thấy đau rát, khó chịu kèm theo chảy máu.
Thông thường người bị nứt kẽ hậu môn lượng máu chảy ra không nhiều, chỉ dính vào giấy vệ sinh sau mỗi lần đi đại tiện. Nhưng nếu các vết nứt sâu lớn hơn 1 cm thì sẽ gây chảy máu mỗi lần đi ngoài phải rặn mạnh.
Tình trạng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ, do đó nếu nghi ngờ nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu bạn có thể tư vấn các bác sĩ, chuyên khoa uy tín.
Nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu khi nào cần khám bác sĩ
Bản thân tình trạng nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu là triệu chứng nguy hiểm, do đó nếu thấy triệu chứng này bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Đặc biệt nếu thấy kèm thêm những triệu chứng dưới đây:
- Đau rát hậu môn mỗi lần đi đại tiện và kéo dài sau 1 thời gian, có thể sau đó sẽ đỡ hơn nhưng nếu đi đại tiện sẽ tiếp tục đau
- Mỗi lần phân đi qua hậu môn, nhất là khi phân rắn sẽ khiến hậu môn đau nhói như có vết cắt hoặc bị rách hậu môn mỗi khi phân đi qua
- Nóng rát hậu môn kéo dài sau mỗi lần đi đại tiện xong
- Chảy máu ở hậu môn, máu chảy ra nhiều hoặc ít tùy thuộc vào tình trạng, máu có màu đỏ nhạt
- Chảy dịch dính vào quần lót ở mỗi vết nứt
- Hậu môn ngứa ngáy do dịch tiết của hậu môn xuất hiện
Ngoài triệu chứng này tình trạng nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu còn có thể gây kích thích hệ tiết niệu, ảnh hưởng đến bàng quang, khiến chị em bị đi tiểu buốt, tiểu rắt.
Nứt kẽ hậu môn chảy máu có nguy hiểm không?
Tình trạng nứt kẽ hậu môn chảy máu là khi bệnh đã chuyển biến nặng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng bệnh nứt kẽ hậu môn giai đoạn này có thể kể đến như:
Gây thiếu máu
Tình trạng chảy máu khi bị nứt kẽ hậu môn có thể xuất hiện mỗi lần đi ngoài. Các vết nứt càng to thì tình trạng nứt hậu môn càng nặng, máu chảy càng nhiều. Nếu bị chảy máu và mất máu nhiều sẽ khiến người bệnh chóng mặt, đau đầu, choáng váng, hạ huyết áp... thậm chí không cấp cứu kịp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguy cơ nhiễm trùng hậu môn
Khi bị nứt kẽ hậu môn thì khu vực này rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn tập trung đường ruột và ống hậu môn sẽ tấn công vào ống hậu môn và gây viêm nhiễm. Nguy hiểm hơn khi các vi khuẩn xâm nhập vào các thành tĩnh mạch bị vỡ sẽ gây nhiễm trùng máu.
Nguy cơ bệnh vùng hậu môn trực tràng
Nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu nếu không sớm điều trị có thể gây biến chứng áp xe hậu môn thậm chí rò hậu môn. Đây là những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa triệt để, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nữ giới mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Nứt kẽ hậu môn chảy máu, chảy dịch nếu không vệ sinh sạch sẽ gây kích thích vùng da hậu môn. Điều này sẽ gây nên viêm nhiễm lan rộng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vùng kín, chị em dễ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu là tình trạng phức tạp, nguy hiểm dễ bị nhiễm trùng hậu môn. Do đó bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Phương pháp chữa nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu
Nứt kẽ hậu môn giai đoạn nhẹ có thể tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt mà không mang lại hiệu quả sau 2 đến 3 tuần kèm theo nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu thì nên đi khám các bác sĩ ngay.
Các phương pháp chữa trị tình trạng này bao gồm:
Dùng thuốc tại chỗ
Bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc mỡ hoặc thuốc bôi tại chỗ các loại thuốc này sẽ giúp làm giảm đau tại chỗ, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương
Ngoài những loại thuốc này, bạn có thể dùng thêm các loại thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng giúp hạn chế tình trạng táo bón, phân cứng làm tổn thương hậu môn.
Để hỗ trợ quá trình làm lành vết thương bạn cũng nên ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm pha với thuốc tím hoặc iod povidon. Nên ngâm ít nhất 2 lần mỗi ngày để làm giảm đau tạm thời.
Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp HCPT
Nếu bị nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu gây nên tình trạng đau rát, co thắt hậu môn ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thì cần tiến hành phẫu thuật. Hiện nay phương pháp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn nặng là HCPT.
Đây là phương pháp chữa nứt kẽ hậu môn bằng công nghệ cao, sử dụng kĩ thuật xâm lấn tối thiểu bằng sóng điện cao tần để sản sinh ra nhiệt. Nhiệt độ sinh ra do quá trình trao đổi ion sẽ tác động trực tiếp lên các vết nứt giúp tái tạo tế bào mô mới, vết thương mau lành miệng, cầm máu hiệu quả.
Khi áp dụng chữa nứt kẽ bằng phương pháp HCPT sẽ có ưu điểm:
- Độ chính xác cao vì hoàn bộ quy trình được xử lý bằng máy tính
- Quá trình phẫu thuật được kiểm soát chặt chẽ bởi các loại máy móc hiện đại
- Thời gian điều trị chỉ từ 15 đến 20 phút nên người bệnh không cần phải nằm viện.
- Ít đau, ít chảy máu vì nhiệt độ của sóng cao tần sản sinh nhiệt tư bên trong nên hạn chế xâm lấn, không gây đau đớn cho người bệnh.
- Tính thẩm mỹ cao vì phương pháp này ít xâm lấn, vùng tác động nhỏ nên không để lại sẹo
Bên cạnh quá trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý chăm sóc sạch sẽ vùng hậu môn, hạn chế ăn nhiều chất béo, nên bổ sung chất xơ cho cơ thể, tăng cường vận động cơ thể để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu cần sớm được kiểm soát và chữa trị. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý chữa trị tại nhà hoặc mua thuốc về uống. Mọi quy trình thăm khám, chữa trị phải có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu muốn được các bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng của mình bạn có thể đặt câu hỏi ở phần chát phía dưới.