[ Giải Đáp] Rau mồng tơi chữa bệnh trĩ có an toàn và triệt để ?
Rau mồng tơi chữa bệnh trĩ có an toàn và triệt để là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra. Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Thảo dược tự nhiên này còn có khả năng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh trĩ.
Lợi ích rau mồng tơi trong điều trị bệnh trĩ
Những lợi ích của rau mồng tơi chữa bệnh trĩ là gì? Mồng tơi được sử dụng phổ biến làm rau ăn, dễ gieo trồng quanh năm (gieo bằng hạt). Hạt mồng tơi khi chín có màu tím đậm, dùng làm xôi, làm bánh thay các loại màu thực phẩm.
Hạt mồng tơi giá thành rẻ, tự trồng tại nhà dễ dàng và mang lại lợi ích tuyệt vời về kinh tế cũng như sức khỏe.
Không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Mọi người còn truyền tai nhau về việc dùng mồng tơi làm thuốc chữa bệnh viêm nhiễm trùng, trong đó có bệnh trĩ. Mồng tơi trị bệnh trĩ vừa tiết kiệm chi phí, vừa an toàn, lành tính vì thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên.
Rau mồng tơi có tính mát, vị ngọt và hơi chua. Có tác dụng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể. Bên cạnh đó, loại rau này còn kháng viêm cực tốt, sát khuẩn, giảm sưng, nhanh lành vết thương.
Các thành phần dinh dưỡng trong rau mồng tơi chữa bệnh trĩ là:
- Mồng tơi có hàm lượng chất xơ lớn, ngăn ngừa táo bón
- Hàm lượng chất sắt trong rau mồng tơi cũng khá cao, cần thiết cho bệnh nhân trĩ. Bởi triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là đại tiện ra máu. Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt rất tốt trong việc tái tạo máu.
- Mồng tơi còn chứa vitamin B3, ngăn ngừa lở loét, sưng viêm, ổn định búi trĩ
Triệu chứng bệnh trĩ như ngứa, đau rát hậu môn, chảy máu khi đại tiện,… người bệnh có thể sử dụng lá mồng tơi làm thuốc. Giúp giảm cảm giác khó chịu, đại tiện dễ dàng hơn.
Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân trĩ có thể sử dụng lá mồng tơi hàng ngày. Vì loại rau này không độc hại, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, với trường hợp trĩ nặng, búi trĩ sa ra ngoài, cần có biện pháp can thiệp ngoại khoa kịp thời.
3 bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau mồng tơi
Có thể thấy, rau mồng tơi chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian phổ biến được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau sử dụng. Tuy nhiên, bài thuốc từ thiên nhiên này chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng trong trường hợp bệnh trĩ nhẹ, giai đoạn đầu.
1. Uống nước rau mồng tơi trị bệnh trĩ
Cách làm này có khả năng khắc phục triệu chứng bệnh từ bên trong cơ thể. Nhờ tác động của dưỡng chất (chất xơ, vitamin B3) đào thải được nguyên nhân gây bệnh.
Đồng thời, ngăn ngừa táo bón, nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể nhanh chóng khỏe mạnh.
Nguyên liệu:
- 20g lá mồng tơi
- Muối hạt
Cách thực hiện rau mồng tơi chữa bệnh trĩ như sau:
- Lá mồng tơi rửa sạch
- Sau đó pha chút muối với nước và ngâm rau mồng tơi trong đó khoảng 15 phút.
- Vớt lá mồng tơi ra ngoài, rửa lại với nước
- Cho lá mồng tơi vào cối, giã nát
- Thêm vào cối khoảng 100ml nước lọc, trộn đều
- Dùng vải chắt lấy nước thuốc
- Uống ngay để tránh nước thuốc thiu
- Phần bã mồng tơi cho vào miếng gạc, đắp lên hậu môn đang sưng đau
Bệnh nhân kiên trì thực hiện bài thuốc này 1 lần/ngày, liên tục trong 3 – 5 ngày để triệu chứng thuyên giảm.
2. Đắp rau mồng tơi trị bệnh trĩ
Bài thuốc rau mồng tơi chữa bệnh trĩ bằng cách đắp có khả năng tác động trực tiếp vào hậu môn đang sưng tấy, viêm nhiễm. Từ đó, rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Đồng thời cầm máu, cải thiện triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra như đau rát, ngứa, kích thích hậu môn,…
Nguyên liệu:
- 10g lá mồng tơi
- Muối hạt
Cách thực hiện:
- Lá mồng tơi rửa sạch
- Ngâm lá mồng tơi trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ tạp chất bám trên lá
- Vớt lá mồng tơi ra ngoài, rửa sạch với nước, để ráo
- Cho mồng tơi vào cối, giã nát
- Thêm ít muối vào trộn đều. Thêm muối tăng tác dụng diệt khuẩn
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi đắp thuốc lên hậu môn
- Dùng băng gạc cố định và để thuốc qua đêm.
Áp dụng bài thuốc này 1 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau 5 ngày, triệu chứng thuyên giảm: Giảm viêm, giảm sưng đau, giảm chảy máu,…
3. Chữa bệnh trĩ bằng món ăn từ rau mồng tơi
Có thể nói, rau mồng tơi chữa bệnh trĩ thông qua món ăn được áp dụng nhiều nhất. Nhờ tính mát và thành phần dưỡng chất có lợi, nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng chữa bệnh trĩ từ rau mồng tơi ra đời.
Nguyên liệu:
- 1 bó rau mồng tơi
- 300g tôm tươi
- Hành lá
- Hành củ
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Nhặt bỏ lá hư và sâu, cắt mồng tơi thành từng đoạn rồi rửa sạch
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ
- Tôm tươi bóc vỏ, rửa sạch rồi giã dập
- Hành củ bóc vỏ, thái nhỏ, cho vào nồi với ít dầu ăn
- Phi hành cho thơm, cho tôm vào đảo đều cho đến khi thịt tôm gần chín
- Rót 700ml nước lọc vào nồi, đun thật sôi, vớt bỏ váng và bọt để nước canh được trong
- Cho lá mồng tơi vào nồi
- Nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp
- Thêm hành lá lên bề mặt canh
- Cho canh vào tô lớn, ăn cùng cơm trắng
- Ăn khi còn nóng có tác dụng chữa trĩ cao hơn
Ngoài món rau mồng tơi với tôm chữa bệnh trĩ. Bệnh nhân có thể ăn rau mồng tơi luộc, rau mồng tơi xào, thực hiện món canh từ rau mồng tơi với thịt,… giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng khả năng chữa khỏi bệnh.
Ưu nhược điểm khi chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi
Rau mồng tơi chữa bệnh trĩ là mẹo dân gian có khả năng hỗ trợ khắc phục bệnh lý, ngăn ngừa triệu chứng táo bón. Đặc biệt, dưỡng chất trong lá mồng tơi giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏe lại, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Dưới đây là các ưu nhược điểm của phương pháp này.
Ưu điểm:
- Nguyên liệu dễ tìm kiếm xung quanh vườn nhà, có thể mua với giá thành rẻ
- Rau mồng tơi chứa nhiều hoạt chất có lợi, khắc phục triệu chứng khó chịu đi kèm
- Mồng tơi là loại rau không độc, độ an toàn cao, không tác dụng phụ khi sử dụng dài ngày
Nhược điểm:
- Tương tự bài thuốc dân gian khác, rau mồng tơi chữa bệnh trĩ phát huy tác dụng chậm. Đòi hỏi người bệnh kiên trì thời gian dài.
- Phương pháp chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, trĩ mới nhú. Trường hợp nặng, hầu như không có bất kỳ tác dụng nào
- Cho đến nay, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của bài thuốc dân gian này.
Vì vậy, cách tốt nhất bệnh nhân hãy đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để thăm khám, kiểm tra mức độ phát triển bệnh. Sau đó bác sĩ đưa ra phác đồ chữa trị thích hợp.
Tìm hiểu phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả
Trường hợp sử dụng rau mồng tơi chữa bệnh trĩ không mang lại hiệu quả, thậm chí khiến triệu chứng nặng thêm. Giải pháp tốt nhất là người bệnh đi thăm khám bác sĩ.
Nếu đang ở Hà Nội, bệnh nhân hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín, chất lượng, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía bệnh.
Đối với bệnh trĩ, phòng khám chỉ định phương pháp: Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Ưu điểm:
- Hạn chế đau đớn và chảy máu
- Thời gian thực hiện thủ thuật nhanh chóng
- Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên vết thương nhỏ, thời gian phục hồi vết thương nhanh chóng, không để lại sẹo xấu sau thủ thuật
- Hạn chế nguy cơ biến chứng và tái phát
- Đặc biệt, thuốc đông y có tác dụng thanh lọc cơ thể, thải độc gan, tiêu viêm, nhuận tràng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,…
Bệnh nhân nên nhớ, sau quá trình điều trị, cần chú ý những vấn đề sau:
- Tránh ngồi quá lâu một chỗ, tăng cường vận động, đi lại nhẹ nhàng. Ngồi lâu vô tình tác động và tạo áp lực lên hậu môn bị bệnh. Khiến tĩnh mạch trĩ và búi trĩ căng phồng.
- Thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin B3,…
- Uống nhiều nước lọc mỗi ngày. Nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ngày.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết rau mồng tơi chữa bệnh trĩ có hiệu quả không. Tốt nhất, bệnh nhân chủ động liên hệ bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng mẹo dân gian này. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.