[ Review ] 10+ Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em hiệu quả và an toàn
Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khác nhau thế nhưng để phân biệt được đâu là loại thuốc tốt và cách sử dụng như thế nào hiệu quả nhất thì không phải ai cũng biết. Để giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn này, các chuyên gia có một vài chia sẻ qua bài viết dưới đây như sau mời bạn đọc cùng quan tâm theo dõi.
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là bệnh gì?
Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em là những loại thuốc được sử dụng bôi lên vùng da tại hậu môn nhằm cải thiện tình trạng nứt/rách niêm mạc ống hậu môn . Nứt hậu môn khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu và gặp phải tình trạng chảy máu khi đại tiện.
Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh nứt kẽ hậu môn là trẻ đó chính là táo bón. Táo bón kéo dài, táo bón khiến phân khô, cứng, to làm quá trình đi đại tiện ở trẻ gặp nhiều khó khăn. Táo bón trẻ phải rặn mạnh để tống phân ra ngoài gây áp lực lớn tới niêm mạc hậu môn, lớp niêm mạc hậu môn giãn ra cọ xát với phân cứng từ đó hình thành nên các vết nứt.
Ngoài táo bón, nứt kẽ hậu môn ở trẻ cũng có thể là do một số những nguyên nhân như:
- Tiêu chảy thường xuyên, đại tiện ra phân lỏng
- Dị tật cơ thắt hậu môn ở trẻ
- Hậu môn bị nhiễm khuẩn hay có khối u hậu môn
Một số loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em
Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em là một trong những loại thuốc đang được khá nhiều cha mẹ quan tâm đến hiện nay. Có thể nhận thấy tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ ngày càng phổ biến hơn, nhiều cha mẹ thường chủ quan không đi thăm khám thay vào đó tự ý sử dụng một số loại thuốc bôi hậu môn giúp làm lành vết nứt, giảm đau cho trẻ trong mỗi lần đại tiện và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Một số những loại thuốc trị nứt kẽ hậu môn có thể kể tới như:
- Tetracycline: đây là loại thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng chứa thành phần chính Tetracycline hydrochloride. Loại thuốc bôi này có khả năng làm giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy hậu môn đồng thời ngăn các vết nứt sâu và rộng hơn. Thuốc không sử dụng cho trẻ bị dị ứng với thành phần trong thuốc, liều khuyến cáo bôi từ 3 – 4 lần/ ngày
- Anusol – HC: đây là loại thuốc được đánh giá mang lại hiệu quả đối với bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ. Trong loại thuốc này có chứa thành phần oxit kẽm, pramoxine, dầu khoáng vậy nên khi dùng để bôi vùng hậu môn sẽ giúp làm giảm tình trạng đau đớn và thúc đẩy nhanh làm lành vết thương.
- Nitroglycerin: là loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn có khả năng làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu tới hậu môn, giảm áp lực lên vết nứt từ đó có thể làm giảm đau và hỗ trợ nhanh lành vết thương.
- Protolog: nhắc đến thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ nhỏ chúng ta không thể không kể đến Proctolog. Loại thuốc này có khả năng giảm tình trạng viêm nhiễm, giảm đau, ngăn ngừa chảy máu khi đại tiện.
Với những loại thuốc được chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để có thể nắm rõ được loại thuốc nào phù hợp nhất, hiệu quả nhất, cách chữa nào tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ tới thăm khám ở cơ sở y tế uy tín.
Thay vì dùng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em, nhiều người cũng có thắc mắc có nên điều trị ngoại khoa cho trẻ hay không. Tuy nhiên theo như các chuyên gia khuyến cáo, việc phẫu thuật không được khuyến khích thực hiện ở trẻ nhỏ để hỗ trợ điều trị bệnh lý này cha mẹ nên kết hợp giữa dùng thuốc và chăm sóc trẻ tốt hơn.
Việc chỉ định phẫu thuật chỉ diễn ra trong một số trường hợp nhất định. Tốt nhất, cha mẹ khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn nên cho trẻ đi thăm khám ở những cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Ngoài sử dụng thuốc bôi cho trẻ khi bị nứt kẽ hậu môn cha mẹ có thể tham khảo tới một số mẹo chữa dân gian như:
- Dùng dầu dừa để phục hồi vết nứt tại hậu môn cho trẻ: bằng lượng lớn acid béo trong dầu dừa có thể giúp lớp niêm mạc hậu môn được dưỡng ẩm và làm dịu hiệu quả. Cách chữa này thường phù hợp với những trẻ bị nứt kẽ hậu môn do da khô. Ngoài công dụng làm dịu và dưỡng ẩm, dầu dừa cũng có khả năng ức chế sự phát triển của một loại vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng.
- Dùng nước lá kinh giới để xông rửa: theo như một số kinh nghiệm dân gian thì lá kinh giới có công dụng làm giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn khá tốt. Dùng lá kinh giới đun lấy nước xông rửa vùng kín có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu tại hậu môn cho trẻ đồng thời hỗ trợ các vết nứt nhanh phục hồi hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em
Sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em tuy rằng được đánh giá là cách chữa đơn giản tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc, cha mẹ vẫn cần lưu ý đến một số những vấn đề sau đây:
- Chỉ dùng thuốc sau khi đã thăm khám và được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Dùng thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ đã hướng dẫn và kê đơn. Tuyệt đối không bôi thuốc bừa bãi hay tự ý thay đổi loại thuốc bác sĩ đã kê đơn, không tăng hay giảm liều lượng thuốc.
- Trước khi bôi thuốc cần vệ sinh tay sạch sẽ, vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lau khô để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nên bôi thuốc vào các thời điểm sáng, tối hay khi bị đau rát hậu môn
- Trẻ có thể gặp phải những tác dụng phụ của thuốc, các phản ứng ngứa da, mẩn đỏ,…cha mẹ cần theo dõi trẻ và cho trẻ đi khám khi không thấy tình trạng thuyên giảm
- Trong quá trình dùng thuốc nếu xảy ra bất cứ phản ứng bất thường nào nên tái khám lại ngay.
Xem thêm : [ Review ] 3 cách điều trị nứt kẽ hậu môn mãn tính hiệu quả và an toàn hiện nay
Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị nứt kẽ hậu môn
Ngoài việc dùng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em, để nâng cao hiệu quả chữa bệnh thì trong cách chăm sóc trẻ cha mẹ sẽ cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Nứt kẽ hậu môn ở trẻ được cho là xuất phát từ tình trạng táo bón, tiêu chảy gây ra vậy nên cha mẹ nên chú ý thay đổi và cân bằng lại chế độ ăn uống cho trẻ đảm bảo cơ thể được cung cấp lượng chất xơ cần thiết. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, sữa, sinh tố,…
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng,…
- Bên cạnh dùng thuốc bôi hậu môn, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm men vi sinh có thể làm mềm phân và đại tiện dễ dàng hơn.
- Đối với những trẻ nhỏ còn dùng tã bỉm cần chú ý thay tã bỉm thường xuyên, vệ sinh hậu môn cho trẻ đảm bảo sạch sẽ.
- Cho trẻ vận động và tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
- Ngâm hậu môn cho trẻ bằng nước muối để kháng viêm, kháng khuẩn, sát trùng, giảm đau và giảm ngứa hiệu quả
Hy vọng rằng qua những chia sẻ bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về một số loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em. Ngoài những chia sẻ trên đây, nếu vẫn còn những thắc mắc chưa rõ cần trao đổi thêm vui lòng liên hệ qua hotline 0243.9656.999 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.