Ngứa hậu môn là hiện tượng phổ biến mà rất nhiều người thường hay gặp phải nhưng không biết nguyên nhân do đâu. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh đang mắc phải. Vậy, ngứa ở hậu môn có nguy hiểm không? Tìm hiểu về vấn đề này là cách tốt nhất giúp mọi người có thể phòng ngừa và chữa trị bệnh an toàn hiệu quả.
Ngứa hậu môn là bị làm sao?
Thông thường, ngứa hậu môn không phải là tình trạng bệnh lý mà chỉ là hiện tượng sinh lý phổ biến phát sinh tại hậu môn khiến chúng ta có cảm giác phiền toái và khó chịu gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống.
Nếu là hiện tượng sinh lý bình thường thì ngứa hậu môn chỉ xảy ra trong thời gian ngắn sau đó sẽ tự khỏi khi chúng ta chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ, khô thoáng. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa ở hậu môn kéo dài kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác thì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý xảy ra ở hậu môn trực tràng mà người bệnh đang mắc phải.
Ngứa hậu môn là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở nhiều người trong mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính hay công việc.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng ngứa hậu môn?
Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, nguyên nhân gây ngứa hậu môn sẽ bao gồm các nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Mọi người nên nắm được các nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
1. Ngứa hậu môn do nguyên nhân sinh lý
Nếu ngứa hậu môn do nguyên nhân sinh lý thường không nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, những nguyên nhân này nếu không dừng lại hoặc sớm khắc phục có thể là yếu tố tác động đến bệnh lý nguy hiểm.
Vệ sinh không sạch sẽ: Vệ sinh hậu môn là điều rất quan trọng vì đây là cơ quan đưa chất thải ra khỏi cơ thể nên chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu chúng ta không vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là tại thời điểm sau khi đi đại tiện sẽ khiến cho các loại vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng tích tụ tại hậu môn sinh sôi phát triển và gây viêm nhiễm, dẫn đến kích ứng và gây ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
Dị ứng hóa chất: Việc lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh, xà phòng tắm có chất tẩy rửa cao sẽ khiến vùng da hậu môn bị kích ứng và ngứa ngáy khó chịu.
Dị ứng với thực phẩm: Một số loại thực phẩm như đồ ăn cay nóng, bia rượu, cà phê, đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, hải sản, đồ tanh, nước ngọt,… nếu ăn nhiều có thể gây dị ứng, kích thích dẫn đến ngứa lỗ hậu môn.
Đồ lót: Nếu chúng ta thường xuyên mặc đồ lót bó sát hoặc làm bằng chất liệu vải tổng hợp sẽ khiến vùng kín bí bách khó thoát mồ hôi và luôn trong tình trạng ẩm ướt là nguyên nhân gây ngứa hậu môn. Mọi người cần chú ý không mặc đồ lót còn ẩm hay quá chật để tránh gây ngứa ngáy hậu môn.
Do tiêu hóa: Nếu chúng ta bị mắc chứng táo bón hoặc tiêu chảy nhiều ngày cũng sẽ dẫn đến tình trạng bị ngứa trong và ngoài hậu môn.
Việc lau rửa quá nhiều hoặc thường xuyên tiếp xúc hậu môn với nước cũng có thể gây kích ứng và bị ngứa.
Đối với các nguyên nhân sinh lý gây ngứa hậu môn để khắc phục tình trạng này thì mọi người nên chú ý thay đổi các thói sinh hoạt không tốt theo hướng lành mạnh, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì tình trạng ngứa ngáy hậu môn sẽ được cải thiện.
2. Ngứa hậu môn là dấu hiệu bệnh gì?
Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý nêu trên thì tình trạng ngứa hậu môn kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải như:
2.1. Bệnh trĩ
Đây là bệnh lý phổ biến hình thành ở vùng hậu môn trực tràng do sự căng giãn của các tĩnh mạch trong ống hậu môn. Sự xuất hiện của các búi trĩ khiến người bệnh có triệu chứng ngứa ngáy hậu môn, đau rát khi đi đại tiện thậm chí chảy máu hậu môn, đại tiện ra máu.
Ngoài ra, người bệnh có thể bị ngứa hậu môn sau mổ trĩ do sau khi cắt trĩ, vết thương trong thời gian hồi phục và ăn da non, các tế bào mới đang hình thành nên người bệnh có cảm giác ngứa ở hậu môn là vì thế.
2.2. Nứt kẽ hậu môn
Sự xuất hiện của các vết nứt hoặc rách nhỏ ở trên da hoặc niêm mạc hậu môn do viêm nhiễm hay táo bón kéo dài thường khiến người bệnh có cảm giác đau rát và ngứa ở hậu môn, chảy máu hậu môn khi đi đại tiện.
2.3. Rò hậu môn
Hiện tượng nhiễm trùng ở các tuyến hậu môn kéo dài dẫn đến sự hình thành các lỗ rò và phá miệng ra vùng da xung quanh hậu môn khiến chất lỏng dịch nhầy và phân rò rỉ ra ngoài gây đau đớn, kích ứng da và ngứa ngáy khó chịu.
Nếu người bệnh bị mắc ung thư, chấn thương hậu môn, bệnh Crohn hoặc nhiễm phóng xạ sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và hình thành các lỗ rò hậu môn.
2.4. Nhiễm trùng hậu môn
Hậu môn bị nấm, trùng roi, kí sinh trùng, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn xâm nhập tấn công và gây viêm nhiễm sẽ gây hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ và ngứa xung quanh hậu môn.
2.5. Mụn cóc sinh dục
Vi khuẩn HPV là thủ phạm trực tiếp gây ra bệnh mụn rộp sinh dục hay còn gọi là sùi mào gà, bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Sự xuất hiện của mụn cóc sinh dục ở trong và ngoài hậu môn sau đó có thể lan sang bộ phận sinh dục khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, gây ngứa hậu môn sau khi quan hệ. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư hậu môn.
2.6. Do giun kim
Giun kim là một loại kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau, trong đó chủ yếu là do thực phẩm bẩn không an toàn có chứa trứng giun hoặc trẻ em có thói quen cho tay vào miệng.
Hiện tượng giun kim thường phổ biến ở trẻ em nhiều hơn người lớn, gây ngứa hậu môn ở trẻ và hiện tượng ngứa hậu môn ban đêm khi giun cái xuống hậu môn đẻ trứng.
2.7. Bệnh ghẻ
Ghẻ là bệnh lý ngoài da phổ biến do một loại kí sinh trùng trên da gây nên. Chúng sống kí sinh tại lớp sừng thượng bì, đào hang ban đêm và đẻ trứng vào ban ngày. Bệnh ghẻ thường lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua da kề da, ngủ chung, sử dụng chung quần áo chăn màn,…
2.8. Các bệnh về da
Viêm da cơ địa, vảy nến, eczema, chàm, á sừng…khiến da bị khô, tiết bã nhờn có thể gây ngứa trên da
2.9. Phụ nữ bị ngứa hậu môn sau sinh
Ngứa hậu môn sau sinh là tình trạng phổ biến mà rất nhiều chị em phụ nữ có thể gặp phải do rất nhiều nguyên nhân như: Sự thay đổi nội tiết tố; Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ; Lạm dụng dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa gây kích ứng da hậu môn gây ngứa ngáy nóng rát hậu môn.
Sau khi sinh con xong, chị em phụ nữ rất dễ bị mắc các bệnh nứt kẽ hậu môn, viêm nhiễm hậu môn, bệnh trĩ, nấm hậu môn, áp xe hậu môn…nên chị em cần chú ý đến các vấn đề này.
Như vậy, mọi người đã biết ngứa hậu môn là bị làm sao. Bên cạnh các dấu hiệu bệnh lý nêu trên như bệnh trĩ, mụn cóc sinh dục, nhiễm trùng hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn…thì tình trạng ngứa hậu môn còn có thể là do người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh trong thời gian dài khiến các lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt gây mất cân bằng vi sinh dẫn đến tiêu chảy, nhiễm nấm.
Ngoài ra, người bệnh mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường type II, bệnh bạch cầu, ung thư hạch, suy thận, suy giảm chức năng gan, cường giáp, thiếu máu…tâm trạng lo lắng căng thẳng cũng là đối tượng có nguy cơ bị ngứa hậu môn rất cao.
Ngứa hậu môn có nguy hiểm không? Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết: Nếu tình trạng ngứa hậu môn kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống:
- Khiến người bệnh phải chịu nhiều áp lực về tâm lý và tinh thần, cảm giác khó chịu do ngứa ở hậu môn gây ra người bệnh dễ nổi cáu.
- Gây ra các bệnh lý về hậu môn, trực tràng như nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn…
- Vi khuẩn gây viêm nhiễm hậu môn dễ dàng tấn công và xâm nhập sâu vào bên trong gây nhiễm trùng máu, rối loạn tiêu hóa, bội nhiễm.
- Gây biến chứng nặng nề có thể bị hoại tử phải cắt bỏ hậu môn
- Tình trạng ngứa ngáy hậu môn khiến người bệnh mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy giảm…
Ngứa hậu môn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau, nếu thấy kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường khác như chảy máu hậu môn, đại tiện ra máu thì người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và kiếm tra. Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Người bệnh bị ngứa hậu môn làm thế nào cho hết ngứa?
Theo các chuyên gia, để khắc phục tình trạng ngứa hậu môn, khi thấy biểu hiện của bệnh, người bệnh không nên lơ là chủ quan mà cần chủ động thăm khám bác sĩ ngay.
Nếu bị ngứa tại hậu môn do nguyên nhân sinh lý thì người bệnh cần thay đổi các thói quen sinh hoạt, vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tăng cường bổ sung rau xanh và chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày.
Ngâm hậu môn bằng nước muối ấm mỗi ngày, mỗi lần ngâm khoảng 15-20 phút sau đó dùng khăn sạch thấm và lau khô hậu môn, cách làm này sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả và nhanh chóng.
Dùng lá nha đam tươi rửa sạch, cắt phần gel thịt bên trong rồi đắp lên hậu môn, trước khi thực hiện cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, duy trì nha đam tại hậu môn trong 20 phút sau đó lấy ra và rửa sạch lại bằng nước ấm.
Ngoài ra người bệnh có thể dùng vài tép tỏi giã nhuyễn rồi chắt lấy nươc cốt, dùng bông chấm vào hậu môn, giúp kháng viêm và giảm ngứa nhanh chóng.
Khi bị ngứa hậu môn không nên dùng tay gãi tránh gây trầy xước và tổn thương vùng da hậu môn.
Nên hạn chế đồ ăn cay nóng, không sử dụng quá nhiều bia, rượu, thuốc lá, cà phê.
Ngứa hậu môn dùng thuốc gì nhanh chóng và hiệu quả nhất?
Bên cạnh một số cách chăm sóc hậu môn hiệu quả tại nhà thì khi bị ngứa hậu môn, người bệnh nên kết hợp với việc sử dụng một số loại thuốc bôi trị ngứa có thành phần hydrocortisone.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thuốc bôi có tác dụng sát khuẩn như: Phenylmercuric nitrate, Oxyquinlone, Boric acid, Neomycin...
Một số loại thuốc đặt hậu môn có tác dụng sát khuẩn chống viêm, tiêu sưng, giảm đau ngứa hiệu quả.
Lưu ý: Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc trị ngứa hậu môn, nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Khi có dấu hiệu bị ngứa hậu môn, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị hoặc gọi đến số 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.