Nguyên nhân gây áp xe hậu môn là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, muốn biết khi tỉ lệ người mắc chứng áp xe hậu môn đang không ngừng tăng cao nhưng lại không biết nguyên nhân gây bệnh là do đâu dẫn đến gặp khó khăn trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Đây là một trong những bệnh lý phức tạp xảy ra ở hậu môn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mọi người hãy theo dõi bài viết dưới đây do các chuyên gia hậu môn trực tràng chia sẻ.
Nhận biết nguyên nhân gây áp xe hậu môn là gì?
Để tìm ra nguyên nhân gây áp xe hậu môn trước hết người bệnh cần biết áp xe hậu môn là gì? Chuyên gia hậu môn trực tràng TS.Bác sĩ CKII Trịnh Tùng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Áp xe hậu môn là ổ nhiễm khuẩn mưng mủ ở ngay cạnh lỗ hậu môn trực tràng hình thành do viêm nhiễm, phổ biến nhất là áp xe quanh hậu môn.
Áp xe quanh hậu môn là sự xuất hiện của các khoang lỗ nhỏ có chứa mủ bên trong trực tràng, nơi dự trữ phân và chất thải cơ thể trước khi được đưa ra ngoài qua ống hậu môn và hậu môn.
Khi bị áp xe quanh hậu môn, người bệnh sẽ có triệu chứng biểu hiện sưng đau và mưng mủ khu vực gần hậu môn, vùng da này sưng đỏ và nóng, cảm giác cứng, chạm nhẹ tay vào có thể gây đau đớn khó chịu.
Các nguyên nhân gây áp xe hậu môn chủ yếu là do:
1. Viêm nhiễm hậu môn kéo dài
Vệ sinh không sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh, mặc quần lót quá chật và bó sát khiến hậu môn bí bách, ẩm ướt khó thoát mồ hôi, viêm nang lông, nứt kẽ hậu môn…là những nguyên nhân khiến các loại vi khuẩn có hại tại hậu môn sinh sôi phát triển và gây viêm nhiễm kéo dài.
Nếu không được chữa trị và khắc phục hiệu quả sẽ chuyển sang viêm nhiễm mãn tính hình thành các ổ áp xe chứa mủ.
Xem thêm: Áp xe hậu môn : Nguyên nhân, triệu chứng và 3 câu hỏi thường gặp
2. Thực hiện một số tiểu phẫu tại hậu môn trực tràng
Người bệnh thực hiện một số tiểu phẫu hay phẫu thuật tại hậu môn nhưng tiến hành tại cơ sở y tế kém chất lượng, việc khử trùng và vệ sinh không đảm bảo, tay nghề bác sĩ không tốt, phương pháp chữa bệnh lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật không đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nhiễm trùng, người bệnh sẽ phải đối mặt với các nguy cơ viêm nhiễm áp xe hậu môn trực tràng.
Bên cạnh đó, một số tổn thương tại hậu môn như nứt kẽ hậu môn do táo bón, viêm đại tràng, dị vật, bị trĩ …cũng là nguyên nhân hình thành áp xe ở nhiều người.
3. Hệ miễn dịch kém
Ở một số đối tượng như người già hoặc trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém, hậu môn phát triển chưa hoàn thiện hoặc có dấu hiệu bị lão hóa sẽ có khả năng dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phát sinh tại hậu môn là nguyên nhân gây áp xe hậu môn ở người già hoặc trẻ nhỏ.
Đây chính là một trong những nguyên nhân gây áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh và nguyên nhân áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ phổ biến nhất. Trẻ em dưới 14 tuổi và người già là những đối tượng có nguy cơ bị áp xe hậu môn cao nhất.
4. Do tác dụng của thuốc chữa bệnh
Một số loại thuốc điều trị nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ không có lợi đối với các chức năng của hậu môn, gây ảnh hưởng và kích thích tới tế bào niêm mạc biểu mô của hậu môn trực tràng. Người bệnh dễ gặp phải nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng hậu môn, áp xe quanh hậu môn
5. Do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Nếu người bệnh bị mắc một số bệnh lây qua đường tình dục, bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh dục…bệnh sẽ lây lan từ vùng kín sang khu vực xung quanh hậu môn và gây viêm nhiễm, nhiễm trùng, là một trong những nguyên nhân gây áp xe hậu môn khá phổ biến ở nhiều người.
6. Nhiễm trùng từ các vết nứt hậu môn
Vết nứt hậu môn chính là vết thương hở hay vết rạn trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập, sinh sôi phát triển gây viêm nhiễm và nhiễm trùng, mưng mủ, tạo thành các khối áp xe, là nguyên nhân gây ra áp xe hậu môn.
Ngoài các nguyên nhân gây áp xe hậu môn còn có các yếu tố nguy cơ gây nguyên nhân bị áp xe hậu môn như:
- Viêm đại tràng, viêm loét đại tràng
- Viêm ruột, viêm túi thừa
- Tiểu đường
- Viêm vùng chậu
- Quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn
Việc nắm được nguyên nhân dẫn đến áp xe hậu môn là cách tốt nhất giúp mọi người có thể phòng tránh và chữa trị bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân gây áp xe hậu môn cần làm gì?
Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: nguyên nhân gây áp xe hậu môn ban đầu là triệu chứng viêm loét trên da và hố chậu quanh hậu môn, sau một thời gian áp xe bị vỡ và chảy dịch mủ có nguy cơ gây kích ứng và viêm nhiễm vùng da xung quanh tạo thành các ổ áp xe mới hoặc thậm chí có thể gây biến chứng rò hậu môn hay lây lan sang cơ quan sinh dục dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa.
Như vậy, nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn sẽ không thể tự khỏi được mà cần phải có sự can thiệp và điều trị kịp thời. nếu không bệnh có thể gây ra một số biến chứng khác như:
- Gây rò hậu môn, đại tiện không tự chủ
- Hẹp ống hậu môn, quá trình đại tiện của người bệnh gặp nhiều khó khăn
- Gây viêm lỗ nang lông quanh hậu môn
- Nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, chảy mủ
Nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn dù là do đâu cũng không thể khiến bệnh tự khỏi được, thậm chí còn có thể biến chứng thành một số bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, các chuyên gia hậu môn trực tràng khuyến cáo bệnh nhân khi có dấu hiệu bị viêm nhiễm áp xe hậu môn thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện thăm khám kiểm tra và chữa trị.
Xem thêm: Áp xe hậu môn có tự khỏi không [ Muốn khỏi xem ngay cách này ]
Điều trị áp xe hậu môn như thế nào để mang lại hiệu quả?
Hầu hết các trường hợp bị áp xe hậu môn đều xuất phát từ tình trạng nguyên nhân viêm nhiễm, nhiễm trùng xảy ra tại hậu môn. Khi bị áp xe hậu môn, người bệnh thường có một số triệu chứng biểu hiện như:
- Xuất hiện các khối cứng và đỏ xung quanh hậu môn
- Khối áp xe sưng đau và chảy dịch mủ
- Hậu môn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu
- Cơ thể sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe suy giảm
Đối với hầu hết các trường hợp bị áp xe hậu môn thì biện pháp chữa trị phổ biến nhất là phẫu thuật hoặc dẫn lưu mủ áp xe. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân
Nếu người bệnh bị áp xe hậu môn nhưng ổ áp xe nhỏ thì bác sĩ có thể chọc dẫn lưu mủ bằng ống mềm để lấy mủ ra ngoài một cách an toàn. Việc dẫn lưu mủ áp xe không gây nhiều tổn thương, vết thương nhỏ nên không cần khâu chỉ. Nếu người bệnh có dấu hiệu bị nhiễm trùng thì sẽ được sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh.
Nếu người bệnh có ổ áp xe lớn bên trong chứa nhiều mủ thì buộc bá sĩ phải tiến hành phẫu thuật để lấy hết mủ ra đồng thời loại bỏ các tế bào chết, làm sạch vết thương nhanh chóng.
Mổ áp xe hậu môn bao lâu thì khỏi?
Sau khi mổ áp xe hậu môn, người bệnh có thể sẽ bị đau khoảng 2-3 ngày, sau đó sẽ giảm dần, người bệnh cần phải sử dụng thuốc kháng sinh trong 5-7 ngày.
Thời gian mổ áp xe hậu môn bao lâu thì lành còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng ổ áp xe, sức khỏe người bệnh, phương pháp điều trị của bác sĩ và cơ sở y tế thực hiện.
Nếu người bệnh có sức khỏe và sức đề kháng tốt thì thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn người có sức khỏe kém. Đồng thời, tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ cũng có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến vấn đề này.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế chữa bệnh uy tín an toàn. Bên cạnh việc chữa bệnh thì người bệnh cũng cần chú ý kiêng một số loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như đồ ăn cay nóng, thực phẩm tanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia thuốc lá.
Áp xe hậu môn uống thuốc gì tốt nhất và nhanh khỏi?
Hầu hết các trường hợp người bệnh khi bị mắc áp xe hậu môn đều muốn được sử dụng thuốc để không phải làm phẫu thuật. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng không phải trường hợp người bệnh nào cũng có thể dùng thuốc chữa áp xe hậu môn được. Tùy từng nguyên nhân gây áp xe hậu môn sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp.
Sau khi thăm khám tùy vào tình trạng bệnh tình cụ thể bác sĩ mới có thể đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp. Việc chữa bệnh áp xe hậu môn bằng thuốc chỉ áp dụng được cho các trường hợp bệnh nhẹ. Vì vậy nếu muốn uống thuốc để chữa áp xe hậu môn thì người bệnh cần phải thăm khám sớm ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, tránh tình trạng để lâu kéo dài, khiến bệnh chuyển nặng và gây ra biến chứng.
Đối với thuốc chữa áp xe hậu môn chủ yếu là thuốc kháng sinh có tác dụng sát khuẩn kháng viêm, chống nhiễm trùng do áp xe gây ra. Đồng thời, người bệnh còn có thể được sử dụng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau đớn do áp xe gây ra.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, nhuận tràng, tiêu sưng giảm viêm, giúp nhanh lành vết thương.
Cụ thể là:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 20g ý dĩ, 30g xa tiền thảo, 12g tỳ giải, 10g đan bì, 12g xích linh, 10g trạch tả, 10g xích thược, 10g hoàng bá
Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang, đều đặn trong một tuần sẽ cho kết quả tốt.
Nếu người bệnh muốn sử dụng thuốc nam chữa áp xe hậu môn thì cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn vì nếu không cẩn thận, việc chữa trị bằng thuốc nam không những không khỏi mà còn có thể dẫn đến nhiễm trùng hoại tử áp xe hậu môn, rất nguy hiểm.
Một số biện pháp phòng tránh kiểm soát nguyên nhân gây áp xe hậu môn
Để có thể phòng ngừa các nguyên nhân gây áp xe hậu môn, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:
- Vệ sinh hậu môn cũng như cơ thể sạch sẽ
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát
- Chú ý chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật.
- Thường xuyên luyện tập thể thao tăng sức dẻo dai cho cơ thể
- Nên lựa chọn thăm khám và chữa bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín
Việc nắm được các nguyên nhân gây áp xe hậu môn là cách tốt nhất giúp mọi người có thể phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả, bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân. Nếu còn thắc mắc gì về nguyên nhân dẫn đến bệnh áp xe hậu môn hay các bệnh lý hậu môn trực tràng khác, mọi người hãy gọi ngay đến số 0243.9656.999 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí.