Đại tiện ra máu là hiện tượng nguy hiểm phổ biến mà rất nhiều người thường hay mắc phải nhưng lại không biết nguyên nhân do đâu dẫn đến gặp khó khăn trong việc điều trị. Đại tiện ra máu nếu để lâu và kéo dài sẽ dẫn đến mất máu và phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác đe dọa sức khỏe người bệnh. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây đại tiện ra máu là gì sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng tránh và chữa trị bệnh tốt hơn.
Đại tiện ra máu là bị làm sao [ Chuyên gia giải đáp ]
Các chuyên gia ngoại tiêu hóa cho biết: Đại tiện ra máu là triệu chứng bất thường xảy ra tại cơ quan tiêu hóa do rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ bệnh lý thông thường đến tình trạng ung thư gây nên. Hiện tượng đi ngoài ra máu đôi khi xuất hiện đơn lẻ và không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác khiến người bệnh chủ quan lơ là bỏ qua cơ hội chữa bệnh thông qua các dấu hiệu sớm của bệnh.
Việc tìm hiểu nguyên do xuất hiện tình trạng đi đại tiện ra máu là cách giúp mọi người có thể nhận biết và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Đi ngoài ra máu là tình trạng máu kèm theo phân hoặc dính trên giấy vệ sinh hoặc ra máu cuối bãi phân. Máu có thể màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc màu đen tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà người bệnh đang mắc phải, lượng máu chảy và thời gian đọng máu.
Trên thực tế, hầu hết các trường hợp đại tiện ra máu chủ yếu là do:
1. Đau khi đi đại tiện ra máu do bệnh trĩ
Đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng biểu hiện sớm nhất của bệnh trĩ do các tĩnh mạch trong ống hậu môn khi căng phồng lên có sự cọ xát với phân sẽ dẫn đến bị tổn thương gay gây chảy máu.
Máu có thể dính trên giấy vệ sinh hoặc ra kèm theo phân và thường có màu đỏ tươi. Một số trường hợp bị bệnh trĩ nặng còn có biểu hiện chảy máu khi ngồi xổm.
2. Đi ngoài ra máu do bệnh đường tiêu hóa
Chảy máu đại trực tràng hay chảy máu dạ dày là nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng đại tiện ra máu màu đen hoặc đỏ thẫm.
3. Đi đại tiện ra máu do polyp hậu môn trực tràng
Hiện tượng polyp hậu môn trực tràng xuất hiện là do sự tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc ruột kết. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu các polyp trực tràng phát triển to và nhiều sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư, đồng thời gây chảy máu hậu môn, đi đại tiện ra máu nhưng không đau do lớp lót trực tràng bị kích ứng gây viêm nhiễm, máu thường phủ bên ngoài mặt phân và không trộn lẫn vào phân.
4. Ung thư dạ dày gây đại tiện ra máu
Đau dạ dày đại tiện ra máu là hiện tượng đi ngoài ra máu màu đen có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư dạ dày, thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh khi khối u bị vỡ và hoại tử.
5. Ung thư đại trực tràng đại tiện ra máu không đau
Đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau là biểu hiện cảnh báo sớm của bệnh ung thư đại trực tràng, máu có thể xuất hiện với một lượng ít ẩn trong phân hoặc ra ở cuối bãi phân.
Ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ việc hình thành và phát triển của các polyp trong lòng đại tràng, trực tràng. Đây là bệnh lý ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất tại nước ta đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
6. Đau rát hậu môn, đại tiện ra máu do bệnh nứt kẽ hậu môn
Vệ sinh không sạch sẽ dẫn đế viêm nhiễm, táo bón, quan hệ tình dục qua đường hậu môn…là những nguyên nhân phổ biến gây nứt kẽ hậu môn. Ống hậu môn bị tổn thương, phù nề và chảy máu khi đi đại tiện, máu có thể không nhiều và thường có màu đỏ nhạt, người bệnh có biểu hiện đi đại tiện ra máu và rát hậu môn.
7. Bệnh táo bón kinh niên đại tiện ra máu không đau
Chế độ ăn uống không khoa học và đúng cách, thói quen uống ít nước, nhu động ruột hoạt động kém là những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón khiến phân khô cứng tích tụ lâu ngày, cơ thể không đào thải độc tố gây mệt mỏi và các bệnh lý khác như nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, bệnh trĩ…làm xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu.
8. Đại tiện ra máu sau cắt trĩ
Đại tiện ra máu sau cắt trĩ là hiện tượng phổ biến mà rất nhiều người bệnh có thể gặp phải do sau khi cắt trĩ vết thương bị rách ra, quá trình chăm sóc và kiêng khem không tốt, vận động mạnh, đặc biệt là tình trạng táo bón qauy trở lại nên khi đi vệ sinh người bệnh phải dùng sức rặn mạnh khiến vết thương bị rách và gây chảy máu.
Do đó, đi đại tiện ra máu và rát hậu môn là triệu chứng điển hình của tình trạng đại tiện ra máu sau cắt trĩ.
9. Bệnh viêm đại tràng đại tiện ra máu
Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến mà rất nhiều người có thể mắc phải do nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thực phẩm, các bệnh lý về đường ruột hoặc tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh.
Khi bị viêm đại tràng người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, đại tiện thất thường, táo bón hoặc tiêu chảy có mùi hôi tanh kèm theo máu lẫn trong phân.
Đại tiện ra máu tươi không đau là bệnh gì?
Các triệu chứng và biểu hiện bệnh lý của đại tiện ra máu và đại tiện ra máu tươi không đau rất giống nhau. Ngoài các bệnh lý nêu trên thì tình trạng đại tiện ra máu không đau còn là biểu hiện của một số bệnh lý khác như:
1. Đau dạ dày đại tiện ra máu
Đau dạ dày hay viêm dạ dày hoặc chảy máu dạ dày đều dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu không đau nhưng ở trường hợp này máu lẫn trong phân thường có màu đen hoặc đỏ thẫm chứ không có màu đỏ tươi do máu từ dạ dày xuống cơ quan tiêu hóa có thời gian đông máu nên có sự thay đổi về màu sắc, người bệnh cần chú ý.
2. Do bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một dạng bệnh lý về viêm đường ruột do sự suy giảm miễn dịch của cơ thể, chế độ ăn uống không tốt và một phần là do di truyền.
Bệnh Crohn gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, giảm cân nhanh.
Bệnh Crohn nếu không điều trị hiệu quả sẽ gây tổn thương trên từng đoạn, từng vùng của đại tràng và để lại biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa… đi ngoài ra máu không đau.
Đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Bên cạnh việc đại tiện ra máu là dấu hiệu biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như bệnh trĩ, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư đại tràng, rối loạn xuất huyết tiêu hóa, polyp hậu môn, nứt ống hậu môn…thì tình trạng đại tiện ra máu nếu để lâu kéo dài còn có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm khác như:
Gây thiếu máu trầm trọng :
Tình trạng đại tiện ra máu dù nhiều hay ít nhưng nếu để kéo dài lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị mất máu dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, sức khỏe suy giảm, hoa mắt chóng mặt, giảm huyết áp, thậm chí là ngất xỉu và suy giảm trí nhớ.
Gây tử vong do mất máu :
Hiện tượng đi ngoài ra máu kéo dài, đặc biệt là trong các trường hợp mắc bệnh nguy hiểm như ung thư hay bệnh trĩ nặng máu chảy nhiều, ồ ạt dẫn đến mất máu, tim đập nhanh, chân tay tê lạnh, huyết áp giảm. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong, đặc biệt nguy hiểm đối với những người đang tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao.
Dấu hiệu cảnh báo các bệnh ung thư :
Đại tiện ra máu không chỉ gây phiền toái và bất tiện đối với cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư hậu môn… có thể gây tử vong, đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm khác :
Tình trạng đại tiện ra máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, nếu để lâu kéo dài sẽ gây viêm nhiễm, nhiễm trùng hậu môn, suy giảm sức đề kháng, người bệnh dễ bị mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như HIV, giang mai, lậu, sùi mào gà…
Ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người bệnh :
Khi gặp phải tình trạng đại tiện ra máu, người bệnh luôn cảm thấy lo lắng và bất an không biết bản thân bị mắc bệnh gì. Các biến chứng của đại tiện ra máu khiến người bệnh sống trong hoảng sợ, chất lượng cuộc sống và công việc suy giảm.
Những tác hại nguy hiểm mà đại tiện ra máu gây ra đối với sức khỏe người bệnh là không thể lường hết được. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan với các dấu hiệu sớm của bệnh và chần chừ trong việc thăm khám khiến bệnh chuyển nặng, việc điều trị sẽ càng khó khăn và tốn kém hơn.
Khi có dấu hiệu đại tiện ra máu, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Đại tiện ra máu khám ở đâu uy tín an toàn và hiệu quả?
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân, khi bị đại tiện ra máu hay đại tiện ra máu tươi không đau, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng uy tín như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện TW quân đội 108, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viên quân y 103…
Nếu người bệnh lo lắng trong việc phải xếp hàng chờ đợi để thăm khám hoặc các thủ tục hành chính rườm rà, tình trạng quá tải tại các bệnh viện lớn thì có thể lựa chọn khám đại tiện ra máu tại một số cơ sở phòng khám tư uy tín chất lượng như phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, phòng khám tư nhân của TS bác sĩ CKII Trịnh Tùng…
Tại đây, các bác sĩ đã và đang áp dụng phương pháp điều trị đại tiện ra máu bằng phương pháp nội khoa chất lượng cao hoặc can thiệp ngoại khoa hiện đại kết hợp giữa Đông y và Tây y nhằm mang lại hiệu quả điều trị ccao nhất cho người bệnh.
Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.
Đi đại tiện ra máu nên ăn gì ?
Để việc điều trị đại tiện ra máu đạt hiệu quả tốt nhất, bên cạnh việc chữa trị tích cực, người bệnh nên chú ý nhiều hơn đến các thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của bản thân, bằng cách:
- Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể
- Ăn nhiều sữa chua và các sản phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa
- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều magie như rau đay, khoai lang, ngọn rau lang, mồng tơi…
- Thực phẩm chứa nhiều sắt để bổ sung cho lượng máu bị mất đi của cơ thể bằng việc lựa chọn như gan động vật, thịt bò, bí đỏ, cà rốt…
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý thêm:
- Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đại tiện đúng giờ
- Tăng cường hoạt động thể dục thể thao
- Thăm khám, nội soi hậu môn trực tràng, tầm soát máu ẩn trong phân và khám sức khỏe theo định kỳ.
Hy vọng những thông tin chia sẻ về tình trạng đại tiện ra máu trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ tác hại nguy hiểm của bệnh lý này để có biện pháp phòng tránh và chữa trị bệnh hiệu quả, bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân.